Trường ĐH Mỏ-Địa chất: Mở 19 ngành trong 2 năm, có ngành tuyển vượt hơn 200%

20/10/2023 06:34
Mạnh Đoàn
0:00 / 0:00
0:00

GDVN- Trong năm học 2021-2022 và năm học 2022-2023, Trường Đại học - Mỏ Địa chất mở thêm 19 ngành đào tạo và có ngành tuyển vượt hơn 200%.

Theo tìm hiểu của phóng viên, từ năm 2021 đến năm 2022, Trường Đại học Mỏ - Địa chất (HUMG) đã mở thêm 19 ngành đào tạo (riêng năm 2022 mở thêm 12 ngành, nâng tổng số ngành đào tạo của toàn trường lên 41). Trong đó, có những ngành khác với thế mạnh đào tạo truyền thống của nhà trường như Kỹ thuật cơ điện tử, Kỹ thuật ô tô....

Cụ thể, 12 ngành mới được mở năm 2022 như sau:

về lĩnh vực Khoa học tự nhiên, nhà trường mở thêm 1 ngành là Quản lý và phân tích dữ liệu khoa học trái đất;

Về lĩnh vực Công nghệ kỹ thuật, nhà trường mở thêm 1 ngành Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử;

Về lĩnh vực Kỹ thuật, trong nhóm ngành kỹ thuật dầu khí có thêm 2 ngành mới là Kỹ thuật khí thiên nhiên; Công nghệ số trong thăm dò và Khai thác tài nguyên thiên nhiên.

Cũng trong lĩnh vực kỹ thuật, ở nhóm ngành Địa chất, Trắc địa, Mỏ và Môi trường, nhà trường mở thêm 1 ngành là Đá quý đá mỹ nghệ.

Nhóm ngành Cơ khí, nhà trường mở thêm 1 ngành là Kỹ thuật ô tô.

Nhóm ngành kỹ thuật điện và tự động hoá được mở thêm 1 ngành là Kỹ thuật Robot và Trí tuệ nhân tạo.

Trong lĩnh vực Kiến trúc và xây dựng, nhà trường mở thêm 3 ngành là Kỹ thuật Tài nguyên nước; Quản lý phát triển đô thị và bất động sản và Quản lý xây dựng.

Về lĩnh vực Hoá học, nhà trường mở thêm ngành Hoá dược.

Về lĩnh vực Môi trường và bảo vệ môi trường, nhà trường mở thêm ngành An toàn vệ sinh lao động.

Số ngành đào tạo tăng tuy nhiên tổng quy mô đào tạo và số lượng giảng viên cơ hữu của nhà trường lại có xu hướng giảm.

Cụ thể, tính đến 31/12/2021, nhà trường đào tạo 1.354 học viên sau đại học (98 nghiên cứu sinh và 1.256 học viên thạc sĩ) và 15.405 sinh viên đại học (trong đó có 14.537 sinh viên hệ chính quy).

Đến ngày 31/12/2022, nhà trường đào tạo 1.124 học viên sau đại học (97 nghiên cứu sinh và 1.027 học viên thạc sĩ) và 14.965 sinh viên đại học (trong đó có 13.911 sinh viên hệ chính quy).

Theo đề án tuyển sinh năm 2022, Trường Đại học Mỏ-Địa chất có 549 giảng viên cơ hữu, 88 giảng viên thỉnh giảng nhưng tại đề án tuyển sinh năm 2023, nhà trường thống kê chỉ còn 537 giảng viên cơ hữu (giảm 12 giảng viên), 68 giảng viên thỉnh giảng (giảm 20 giảng viên).

Cũng theo đề án tuyển sinh cho thấy, tổng diện tích đất của trường tăng từ 9.1804 ha (năm 2022) lên 9.7991 ha (năm 2023) nên diện tích sàn xây dựng trực tiếp phục vụ đào tạo thuộc sở hữu của trường tính trên 1 sinh viên cũng tăng từ 2,89 m2 lên thành 3,23 m2.

Đáng nói, qua báo cáo 3 công khai năm học 2020-2021 và năm học 2021-2022 cho thấy, có một số ngành có lượng giảng viên khá thấp. Ví dụ, năm học 2021-2022, ngành Kỹ thuật ô tô chỉ có 2 giảng viên gồm 1 Phó Giáo sư và 1 Tiến sĩ; Ngành Quản lý và phân tích dữ liệu khoa học trái đất gồm 1 Phó Giáo sư và 2 Tiến sĩ…

Ngành Kỹ thuật cơ điện tử, kỹ thuật ô tô chỉ có 2 giảng viên cơ hữu.

Ngành Kỹ thuật cơ điện tử, kỹ thuật ô tô chỉ có 2 giảng viên cơ hữu.

Số lượng giảng viên cơ hữu một số ngành khá thấp. Ảnh cắt từ Đề án tuyển sinh 2023 của Trường Đại học Mỏ - Địa chất.

Số lượng giảng viên cơ hữu một số ngành khá thấp. Ảnh cắt từ Đề án tuyển sinh 2023 của Trường Đại học Mỏ - Địa chất.

Đối với quy mô đào tạo hệ đại học chính quy của năm học 2021-2022 so với năm học 2020-2021 tăng 2.419 chỉ tiêu (tương đương tăng 17,2%); hệ đào tạo đại học vừa học vừa làm cũng tăng 231 chỉ tiêu (tương đương tăng 26,7%).

Theo nội dung báo cáo ba công khai năm học 2020-2021, quy mô đào tạo chính quy của nhà trường là 14.037 (khối ngành V: 9.185; khối ngành IV: 4.467; khối ngành VII: 360; khối ngành V: 25); 865 sinh viên hệ đại học vừa học vừa làm (khối ngành III: 208; khối ngành VI: 657); đào tạo Thạc sĩ: 1.248 (khối ngành V: 626; khối ngành VII: 517 và khối ngành IV: 105); đào tạo Tiến sĩ: 100 (khối ngành V: 83; khối ngành VII: 9 và khối ngành IV: 8).

Năm học 2021-2022 (báo cáo ba công khai), nhà trường đào tạo 16456 sinh viên hệ đại học chính quy (khối ngành V: 10717; khối ngành III: 5042; khối ngành VII: 629; khối ngành IV: 51; khối ngành VI: 17); 1096 sinh viên hệ đại học vừa học vừa làm (khối ngành III: 244; khối ngành V: 852).

Quy mô đào tạo năm học 2021-2022 của Trường Đại học Mỏ - Địa chất cho thấy số liệu không trùng khớp khi số sinh viên tốt nghiệp chỉ là 1.864 trong khi bảng kê của nhà trường lại là 1.893 (Ảnh: cắt màn hình)

Quy mô đào tạo năm học 2021-2022 của Trường Đại học Mỏ - Địa chất cho thấy số liệu không trùng khớp khi số sinh viên tốt nghiệp chỉ là 1.864 trong khi bảng kê của nhà trường lại là 1.893 (Ảnh: cắt màn hình)

Về tỷ lệ sinh viên có việc làm sau một năm tốt nghiệp được thống kê năm học 2020-2021 đạt tỷ lệ tổng thể là 78,14% dựa trên con số thống kê của 1893 sinh viên (khối ngành V: 1287; khối ngành III: 402; khối ngành IV: 107; khối ngành VII: 98).Trong đó số sinh viên xếp loại xuất sắc chỉ có 10 (khối ngành V: 7; khối ngành III-IV-VII có 1 sinh viên); sinh viên tốt nghiệp đạt loại giỏi là 104 (khối ngành V: 63; khối ngành III: 32; khối ngành VII: 6 và khối ngành IV: 3); sinh viên tốt nghiệp loại khá có 1235 (khối ngành V: 807; khối ngành IV: 303; khối ngành VII: 77 và khối ngành IV: 49).

Về tỷ lệ sinh viên có việc làm sau một năm tốt nghiệp được thống kê trong năm học 2021-2022 có 1.893 sinh viên tốt nghiệp (khối ngành III: 461; khối ngành V: 1.403), trong đó tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp loại xuất sắc khối ngành III là 0,2%; loại giỏi: 11,5%; khá: 77,7%; với khối ngành V, sinh viên tốt nghiệp loại xuất sắc đạt 0,4%; loại giỏi: 7,9% và khá: 64,9%.

Báo cáo ba công khai năm học 2022-2023, phóng viên không thấy có trên trang website của nhà trường.

Có ngành tuyển vượt hơn 200%

Theo Đề án tuyển sinh năm 2023, trường Đại học Mỏ - Địa chất có thông tin về chỉ tiêu tuyển sinh và chỉ tiêu nhập học tại mục điểm trúng tuyển của 2 năm gần nhất (dựa theo kết quả tốt nghiệp trung học phổ thông).

Thống kê của phóng viên nhận thấy, số thí sinh nhập học nhiều ngành vượt so với chỉ tiêu được phê duyệt.

Đề án tuyển sinh năm 2023 thông tin về chỉ tiêu tuyển sinh và số nhập học của hai năm học (-1 là năm 2022 và -2 của năm 2021). Theo đó, có nhiều ngành tuyển vượt chỉ tiêu tuyển sinh (được gạch màu đỏ). (Ảnh chụp từ đề án tuyển sinh năm 2023 của Trường Đại học Mỏ - Địa chất)

Đề án tuyển sinh năm 2023 thông tin về chỉ tiêu tuyển sinh và số nhập học của hai năm học (-1 là năm 2022 và -2 của năm 2021). Theo đó, có nhiều ngành tuyển vượt chỉ tiêu tuyển sinh (được gạch màu đỏ). (Ảnh chụp từ đề án tuyển sinh năm 2023 của Trường Đại học Mỏ - Địa chất)

Tính riêng số liệu tại năm -1 (2022), có những ngành số thí sinh nhập học cao hơn gấp đôi chỉ tiêu như ngành Kế toán – chỉ tiêu là 150 nhưng số thí sinh nhập học là 338 (vượt 125%), thậm chí gấp ba lần ví như ngành Công nghệ thông tin – chỉ tiêu là 230 nhưng số thí sinh nhập học là 752 (vượt 552 chỉ tiêu, tương ứng 226%).

Trong khi đó, những ngành thế mạnh của nhà trường như Công nghệ số trong thăm dò và khai thác tài nguyên thiên nhiên có chỉ tiêu tuyển sinh là 30 nhưng số sinh viên nhập học “èo ọt” chỉ có 3, hay như ngành Kỹ thuật địa vật lý có chỉ tiêu tuyển sinh là 37 nhưng chỉ có 2 sinh viên nhập học.

Tại Đề án tuyển sinh năm 2022 cũng cho thấy nhiều ngành tuyển sinh vượt chỉ tiêu, điển hình như ngành Kế toán, Quản trị kinh doanh, Tài chính - ngân hàng, Công nghệ thông tin... (Ảnh: cắt màn hình)

Tại Đề án tuyển sinh năm 2022 cũng cho thấy nhiều ngành tuyển sinh vượt chỉ tiêu, điển hình như ngành Kế toán, Quản trị kinh doanh, Tài chính - ngân hàng, Công nghệ thông tin... (Ảnh: cắt màn hình)

Liên quan đến các nội dung của đề án tuyển sinh và báo cáo ba công khai, ngày 15/9, phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam đã gửi câu hỏi và giấy giới thiệu đến trường Đại học Mỏ Địa chất Hà Nội. Đồng thời, phóng viên cũng gọi điện, nhắn tin cho Hiệu trưởng nhà trường là Giáo sư, Tiến sĩ Trần Thanh Hải nhưng đến nay không nhận được phản hồi.

Mạnh Đoàn