Thời gian vừa qua phía Trung Quốc liên tục có những hành động leo thang xâm phạm vùng biển chủ quyền của Việt Nam ở cả 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Điển hình là tại Trường Sa, bên cạnh các hoạt động tập trận quân sự trái phép, Trung Quốc còn xua 32 tàu cá ra đánh bắt phi pháp, kéo tàu khu trục hải quân, tàu Hải giám và 30 tàu cá xâm nhập trái phép Bãi Cỏ Mây.
Tại Hoàng Sa, ngày 20/5 một tàu cá Việt Nam khi đang trên đường từ quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam đánh bắt trở về bị 18 tàu Trung Quốc bao vây, húc thẳng vào mạn tàu, đe dọa nghiêm trọng an toàn tính mạng của ngư dân Việt Nam.
Không dừng lại ở đây, sau khi Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm 26/5 chính thức gửi công hàm phản đối, yêu cầu nghiêm trị hành động côn đồ của 18 tàu cá Trung Quốc và yêu cầu phía Trung Quốc bồi thường cho tàu cá Việt Nam, hôm qua 28/5 Hồng Lỗi, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã lên tiếng phủ nhận trắng trợn những hành vi phạm pháp của 18 tàu Trung Quốc ngoài vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam hôm 20/5. Hồng Lỗi còn trắng trợn tuyên bố tàu cá Việt Nam “xâm phạm chủ quyền” Trung Quốc ở Hoàng Sa, một tuyên bố hết sức ngông cuồng và phi lý.
Xung quanh động thái leo thang mới của phía Trung Quốc trên Biển Đông, cụ thể là 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, phóng viên báo Giáo dục Việt Nam đã có cuộc trao đổi với TS.LS Hoàng Ngọc Giao, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chính sách và pháp luật trực thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam, nguyên Phó Vụ trưởng Ban Biên giới Chính phủ.
PV: Ông đánh giá như thế nào về những những động thái leo thang của Trung Quốc trên Biển Đông gần đây, đặc biệt là việc 18 tàu Trung Quốc bao vây, uy hiếp 1 tàu cá Việt Nam trên vùng biển chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa hôm 20/5 cũng như việc điều 32 tàu cá xâm phạm, đánh bắt trái phép tại Trường Sa mà báo chí đã phản ánh?
TS.LS Hoàng Ngọc Giao: Trung Quốc đã từng chiếm Hoàng Sa của chúng ta bằng vũ lực năm 1974, sau đó lại tiếp tục dùng vũ lực để đánh chiếm phi pháp một số đảo, bãi đá của ta ở Trường Sa. Hiện nay thực tế các tàu Hải giám, Hải ngư của Trung Quốc hoạt động trái phép ở Hoàng Sa và Trường Sa đều được trang bị vũ khí. Trước đó, Bắc Kinh đã ngang nhiên thành lập trái phép cái gọi là thành phố Tam Sa bao gồm cả 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, in vẽ lại bản đồ “lưỡi bò” phi phá trên hộ chiếu dù cho Việt Nam và các nước phản đối...
Điểm lại một số hoạt động leo thang của Trung Quốc trên Biển Đông suốt thời gian quan để có thể nói thẳng ra Trung Quốc đang sử dụng vũ lực trong quan hệ với các nước láng giềng hòng độc chiếm Biển Đông và đây là một động thái xuyên suốt.
Những vụ việc tàu Trung Quốc rượt đuổi tấn công tàu cá Việt Nam tại Hoàng Sa hôm 20/3 hay 20/5 vừa qua tại Hoàng Sa là một trong nhiều hành vi xâm hại nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này cũng như đe dọa nghiêm trọng an toàn tính mạng, tài sản của ngư dân Việt Nam đánh bắt hợp pháp trên vùng biển chủ quyền của Việt Nam. Việc này cần phải lên án mạnh mẽ, cộng đồng quốc tế không chấp nhận được khi Trung Quốc cậy thế nước lớn để hành sự một cách thô bạo.
Động thái Trung Quốc đưa một đội 32 tàu đánh cá có Hải giám, Ngư chính yểm trợ và cung cấp vật tư…xuống vùng biển Trường Sa của Việt Nam đánh cá, khai thác nguồn lợi kinh tế thì Trung Quốc đang vi phạm nghiêm trọng pháp luật quốc tế về biển. Chỉ nhìn đơn giản về mặt địa lý có thể thấy Trường Sa cách Trung Quốc đến gần 600 hải lý về phía nam, trong khi chỉ cách Việt Nam khoảng 200 hải lý .
Theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) Trung Quốc hoàn toàn không có quyền tuyên bố chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán đối với khu vực quần đảo Trường Sa nên việc Trung Quốc đưa một đội tàu thuyền lớn xuống đánh bắt, khai thác cá tại vùng biển đang thuộc quyền , chủ quyền của Việt Nam là hành động vi phạm trắng trợn luật pháp quốc tế.
- PV: Theo ông đánh giá, những phản ứng của Việt Nam trước các động thái của Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của Việt Nam ở 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đe dọa đến an toàn tính mạng và tài sản của ngư dân Việt Nam đánh bắt hợp pháp trên vùng biển này như thế nào, phản ứng của ta đã đủ mạnh hay chưa?
TS.LS Hoàng Ngọc Giao: Theo tôi trong bối cảnh Trung Quốc liên tục leo thang trên Biển Đông như hiện nay thì phản ứng của Việt Nam còn mờ nhạt, quá nhẹ khiến cho Trung Quốc cứ được đà, chúng ta càng mềm mỏng thì Trung Quốc càng lấn tới.
Những hành vi của Trung Quốc xâm phạm chủ quyền Việt Nam thời gian vừa qua đã quá rõ ràng như báo chí đã đề cập. Trong khi đó về phía chúng ta ngoài phản đối của người phát ngôn Bộ Ngoại giao, tôi cho rằng Việt Nam chưa có động thái đủ mạnh và cần thiết trên diễn đàn công luận quốc tế cũng như trên thực tế để khẳng định quyền và chủ quyền của Việt Nam tại hai khu vực quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa và việc bảo vệ ngư dân đánh bắt hợp pháp tại khu vực 2 quần đảo này.
Trên thực tế mặc dù chúng ta tăng cường trang bị cho Hải quân, tăng cường trang bị cho lực lượng Cảnh sát biển, chúng ta cũng nỗ lực xây dựng lực lượng Kiểm ngư, nhưng cá nhân tôi chưa thấy được hiệu quả hoạt động tác nghiệp của các lực lượng này trên vùng biển chủ quyền của ta tại Hoàng Sa và Trường Sa.
Những vụ tàu cá của ta đánh bắt hợp pháp trên vùng biển chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa bị phía Trung Quốc rượt đuổi, bắn cháy cabin hoặc bao vây, đâm vào mạn tàu như vừa qua chỉ được biết đến sau khi khi ngư dân ta may mắn trở về và thông báo lại những thiệt hại bị tàu Trung Quốc đâm, bị tàu Trung Quốc vây, báo chí phản ánh chúng ta mới biết, các lực lượng chức năng tuần tra trên biển bảo vệ ngư dân của chúng ta mới biết.
Việc thực hiện ngăn chặn tàu Trung Quốc xâm nhập trái phép, rượt đuổi đe dọa ngư dân Việt Nam trên vùng biển chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa là những quyền hoàn toàn chính đáng của chúng ta để bảo vệ chủ quyền cũng như an toàn tính mạng và tài sản cho ngư dân trên lãnh thổ của mình. Điều này các lực lượng chức năng trên Biển Đông của chúng ta thực sự chưa làm tròn trách nhiệm.
Cảnh sát biển theo phân công nhiệm vụ phải tuần tra kiểm soát việc thực thi pháp luật của Việt Nam trên biển, chúng ta hoàn toàn có thể thực hiện kiểm soát, tuần tra ở 2 vùng lớn là lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế nơi ngư dân đang hoạt động một cách hợp pháp với pháp luật Việt Nam, phù hợp với pháp luật quốc tế. Vùng đặc quyền kinh tế theo quy định của luật quốc tế chúng ta hoàn toàn có quyền kiểm soát, tuần tra ngăn chặn tàu nước ngoài đến khai thác nguồn lợi kinh tế.
- PV: Theo ông, ta nên phản ứng ra sao trong những trường hợp này và để ngăn chặn những động thái leo thang tương tự của Trung Quốc ở Trường Sa trong tương lai?
TS.LS Hoàng Ngọc Giao: Tôi nghĩ chúng ta có thể học tập nước láng giềng Philippines, họ đang có đối sách hợp lý trước sự bành trướng của Trung Quốc trên Biển Đông. Một mặt họ vấn sẵn sàng đàm phán với Trung Quốc. Mặt thứ hai khi Trung Quốc ngang ngược đưa tàu vào khai thác trái phép vùng biển họ đang kiểm soát và tuyên bố “chủ quyền”, họ sẵn sàng đưa tàu ra, đưa dân ra nhưng họ cũng cố gắng không đụng độ.
Chỉ cần sự hiện diện của họ ở đó nó cũng thể hiện là anh đang khẳng định vai trò, chủ quyền của anh ở đó. Đối với ta, do công tác truyền thông hay vì lý do nào khác, hiện nay tôi vẫn chưa thấy được sự hiện diện của các lực lượng chức năng của ta ở Hoàng Sa và Trường Sa.
Chúng ta đừng ngại rằng ra đó sẽ xảy ra chiến tranh, mà ngược lại chính sự có mặt của các lực lượng Cảnh sát biển, Kiểm ngư cùng với ngư dân mình trước sự bành trướng của tàu Trung Quốc ở Hoàng Sa và Trường Sa mới thể hiện bản lĩnh của chúng ta. Còn để gây chiến, gây xung đột thì Trung Quốc phải cân nhắc rất kỹ, không dễ gì mà chúng ta cứ ra là Trung Quốc sẽ bắn mình. Bởi nếu bắn mình Trung Quốc cũng phải nhìn ra quốc tế, chúng ta không nên quá lo ngại xung đột dẫn đến chiến tranh, chiến tranh là câu chuyện lớn hơn rất nhiều.
Dẫn chứng điển hình cho nhận định này là Nhật Bản và đối sách của Nhật với Trung Quốc tại Senkaku. Khi tàu Trung Quốc, tàu Đài Loan ngang ngược xâm lấn vùng biển của họ, họ dùng vòi rồng ngăn cản, thậm chí đã đối đầu với nhau nhưng thực tế chưa xảy ra vấn đề gì. Một bên tàu Nhật Bản bắc loa chĩa về phía tàu cá, tàu Hải giám Trung Quốc tuyên bố chủ quyền của Nhật Bản tại cùng biển vùng đảo Senkaku yêu cầu tàu Trung Quốc dừng lại. Ngược lại Trung Quốc cũng bắc loa tuyên bố chủ quyền tại vùng biển đảo này. Cứ như thế hai bên cũng chỉ nói qua nói lại chứ đâu có bắn được nhau.
Qua điều đó thấy được bản lĩnh thể hiện tuyên bố đây là vùng biển chủ quyền của chúng tôi. Còn nếu chúng ta không có bóng dáng ở Hoàng Sa và Trường Sa thì xảy ra hai hệ quả rất nguy hiểm: Một là Trung Quốc cứ lộng quyền lấn tới tại vùng biển chủ quyền của ta ở Hoàng Sa và Trường Sa. Thứ hai về mặt thực tế không loại trừ xảy ra khả năng cộng đồng quốc tế quay sang hoài nghi chủ quyền của Việt Nam ở hai quần đảo này nếu chúng ta không xuất hiện thường xuyên và truyền thông liên tục trong khi tàu Trung Quốc xuất hiện trái phép khắp nơi và đài, báo của họ ra rả suốt ngày.
Những vụ việc tương tự như 32 tàu cá của Trung Quốc xâm phạm Trường Sa hay 18 tàu cá Trung Quốc rượt đuổi, bao vây đe dọa tàu cá Việt Nam tại Hoàng Sa vừa qua, tàu Kiểm ngư, tàu Cảnh sát biển của mình phải ra ngăn chặn, nên học Nhật Bản bắc loa tuyên bố chủ quyền và kịp thời can thiệp. Ta phải ứng xử như thế mới giữ được chủ quyền, mà có ứng xử như thế ngư dân ta cũng tự tin hơn, quyết tâm hơn trong việc bám biển, giữ gìn chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc tại 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
- PV: Xin chân thành cảm ơn ông!
TS.LS Hoàng Ngọc Giao, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chính sách và pháp luật (trực thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam) nguyên Phó Vụ trưởng Ban Biên giới Chính phủ. |
Tại Hoàng Sa, ngày 20/5 một tàu cá Việt Nam khi đang trên đường từ quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam đánh bắt trở về bị 18 tàu Trung Quốc bao vây, húc thẳng vào mạn tàu, đe dọa nghiêm trọng an toàn tính mạng của ngư dân Việt Nam.
Không dừng lại ở đây, sau khi Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm 26/5 chính thức gửi công hàm phản đối, yêu cầu nghiêm trị hành động côn đồ của 18 tàu cá Trung Quốc và yêu cầu phía Trung Quốc bồi thường cho tàu cá Việt Nam, hôm qua 28/5 Hồng Lỗi, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã lên tiếng phủ nhận trắng trợn những hành vi phạm pháp của 18 tàu Trung Quốc ngoài vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam hôm 20/5. Hồng Lỗi còn trắng trợn tuyên bố tàu cá Việt Nam “xâm phạm chủ quyền” Trung Quốc ở Hoàng Sa, một tuyên bố hết sức ngông cuồng và phi lý.
Xung quanh động thái leo thang mới của phía Trung Quốc trên Biển Đông, cụ thể là 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, phóng viên báo Giáo dục Việt Nam đã có cuộc trao đổi với TS.LS Hoàng Ngọc Giao, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chính sách và pháp luật trực thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam, nguyên Phó Vụ trưởng Ban Biên giới Chính phủ.
PV: Ông đánh giá như thế nào về những những động thái leo thang của Trung Quốc trên Biển Đông gần đây, đặc biệt là việc 18 tàu Trung Quốc bao vây, uy hiếp 1 tàu cá Việt Nam trên vùng biển chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa hôm 20/5 cũng như việc điều 32 tàu cá xâm phạm, đánh bắt trái phép tại Trường Sa mà báo chí đã phản ánh?
TS.LS Hoàng Ngọc Giao: Trung Quốc đã từng chiếm Hoàng Sa của chúng ta bằng vũ lực năm 1974, sau đó lại tiếp tục dùng vũ lực để đánh chiếm phi pháp một số đảo, bãi đá của ta ở Trường Sa. Hiện nay thực tế các tàu Hải giám, Hải ngư của Trung Quốc hoạt động trái phép ở Hoàng Sa và Trường Sa đều được trang bị vũ khí. Trước đó, Bắc Kinh đã ngang nhiên thành lập trái phép cái gọi là thành phố Tam Sa bao gồm cả 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, in vẽ lại bản đồ “lưỡi bò” phi phá trên hộ chiếu dù cho Việt Nam và các nước phản đối...
32 tàu cá Trung Quốc hoạt động trái phép, lượn lờ ngoài Đá Xu Bi, Đá Chữ Thập, Đá Vành Khăn hiện đang bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam hồi tháng 7 năm ngoái. |
Điểm lại một số hoạt động leo thang của Trung Quốc trên Biển Đông suốt thời gian quan để có thể nói thẳng ra Trung Quốc đang sử dụng vũ lực trong quan hệ với các nước láng giềng hòng độc chiếm Biển Đông và đây là một động thái xuyên suốt.
Những vụ việc tàu Trung Quốc rượt đuổi tấn công tàu cá Việt Nam tại Hoàng Sa hôm 20/3 hay 20/5 vừa qua tại Hoàng Sa là một trong nhiều hành vi xâm hại nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này cũng như đe dọa nghiêm trọng an toàn tính mạng, tài sản của ngư dân Việt Nam đánh bắt hợp pháp trên vùng biển chủ quyền của Việt Nam. Việc này cần phải lên án mạnh mẽ, cộng đồng quốc tế không chấp nhận được khi Trung Quốc cậy thế nước lớn để hành sự một cách thô bạo.
Động thái Trung Quốc đưa một đội 32 tàu đánh cá có Hải giám, Ngư chính yểm trợ và cung cấp vật tư…xuống vùng biển Trường Sa của Việt Nam đánh cá, khai thác nguồn lợi kinh tế thì Trung Quốc đang vi phạm nghiêm trọng pháp luật quốc tế về biển. Chỉ nhìn đơn giản về mặt địa lý có thể thấy Trường Sa cách Trung Quốc đến gần 600 hải lý về phía nam, trong khi chỉ cách Việt Nam khoảng 200 hải lý .
Theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) Trung Quốc hoàn toàn không có quyền tuyên bố chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán đối với khu vực quần đảo Trường Sa nên việc Trung Quốc đưa một đội tàu thuyền lớn xuống đánh bắt, khai thác cá tại vùng biển đang thuộc quyền , chủ quyền của Việt Nam là hành động vi phạm trắng trợn luật pháp quốc tế.
- PV: Theo ông đánh giá, những phản ứng của Việt Nam trước các động thái của Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của Việt Nam ở 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đe dọa đến an toàn tính mạng và tài sản của ngư dân Việt Nam đánh bắt hợp pháp trên vùng biển này như thế nào, phản ứng của ta đã đủ mạnh hay chưa?
TS.LS Hoàng Ngọc Giao: Theo tôi trong bối cảnh Trung Quốc liên tục leo thang trên Biển Đông như hiện nay thì phản ứng của Việt Nam còn mờ nhạt, quá nhẹ khiến cho Trung Quốc cứ được đà, chúng ta càng mềm mỏng thì Trung Quốc càng lấn tới.
Những hành vi của Trung Quốc xâm phạm chủ quyền Việt Nam thời gian vừa qua đã quá rõ ràng như báo chí đã đề cập. Trong khi đó về phía chúng ta ngoài phản đối của người phát ngôn Bộ Ngoại giao, tôi cho rằng Việt Nam chưa có động thái đủ mạnh và cần thiết trên diễn đàn công luận quốc tế cũng như trên thực tế để khẳng định quyền và chủ quyền của Việt Nam tại hai khu vực quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa và việc bảo vệ ngư dân đánh bắt hợp pháp tại khu vực 2 quần đảo này.
Trên thực tế mặc dù chúng ta tăng cường trang bị cho Hải quân, tăng cường trang bị cho lực lượng Cảnh sát biển, chúng ta cũng nỗ lực xây dựng lực lượng Kiểm ngư, nhưng cá nhân tôi chưa thấy được hiệu quả hoạt động tác nghiệp của các lực lượng này trên vùng biển chủ quyền của ta tại Hoàng Sa và Trường Sa.
Những vụ tàu cá của ta đánh bắt hợp pháp trên vùng biển chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa bị phía Trung Quốc rượt đuổi, bắn cháy cabin hoặc bao vây, đâm vào mạn tàu như vừa qua chỉ được biết đến sau khi khi ngư dân ta may mắn trở về và thông báo lại những thiệt hại bị tàu Trung Quốc đâm, bị tàu Trung Quốc vây, báo chí phản ánh chúng ta mới biết, các lực lượng chức năng tuần tra trên biển bảo vệ ngư dân của chúng ta mới biết.
Việc thực hiện ngăn chặn tàu Trung Quốc xâm nhập trái phép, rượt đuổi đe dọa ngư dân Việt Nam trên vùng biển chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa là những quyền hoàn toàn chính đáng của chúng ta để bảo vệ chủ quyền cũng như an toàn tính mạng và tài sản cho ngư dân trên lãnh thổ của mình. Điều này các lực lượng chức năng trên Biển Đông của chúng ta thực sự chưa làm tròn trách nhiệm.
Cảnh sát biển theo phân công nhiệm vụ phải tuần tra kiểm soát việc thực thi pháp luật của Việt Nam trên biển, chúng ta hoàn toàn có thể thực hiện kiểm soát, tuần tra ở 2 vùng lớn là lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế nơi ngư dân đang hoạt động một cách hợp pháp với pháp luật Việt Nam, phù hợp với pháp luật quốc tế. Vùng đặc quyền kinh tế theo quy định của luật quốc tế chúng ta hoàn toàn có quyền kiểm soát, tuần tra ngăn chặn tàu nước ngoài đến khai thác nguồn lợi kinh tế.
- PV: Theo ông, ta nên phản ứng ra sao trong những trường hợp này và để ngăn chặn những động thái leo thang tương tự của Trung Quốc ở Trường Sa trong tương lai?
TS.LS Hoàng Ngọc Giao: Tôi nghĩ chúng ta có thể học tập nước láng giềng Philippines, họ đang có đối sách hợp lý trước sự bành trướng của Trung Quốc trên Biển Đông. Một mặt họ vấn sẵn sàng đàm phán với Trung Quốc. Mặt thứ hai khi Trung Quốc ngang ngược đưa tàu vào khai thác trái phép vùng biển họ đang kiểm soát và tuyên bố “chủ quyền”, họ sẵn sàng đưa tàu ra, đưa dân ra nhưng họ cũng cố gắng không đụng độ.
Chỉ cần sự hiện diện của họ ở đó nó cũng thể hiện là anh đang khẳng định vai trò, chủ quyền của anh ở đó. Đối với ta, do công tác truyền thông hay vì lý do nào khác, hiện nay tôi vẫn chưa thấy được sự hiện diện của các lực lượng chức năng của ta ở Hoàng Sa và Trường Sa.
Chúng ta đừng ngại rằng ra đó sẽ xảy ra chiến tranh, mà ngược lại chính sự có mặt của các lực lượng Cảnh sát biển, Kiểm ngư cùng với ngư dân mình trước sự bành trướng của tàu Trung Quốc ở Hoàng Sa và Trường Sa mới thể hiện bản lĩnh của chúng ta. Còn để gây chiến, gây xung đột thì Trung Quốc phải cân nhắc rất kỹ, không dễ gì mà chúng ta cứ ra là Trung Quốc sẽ bắn mình. Bởi nếu bắn mình Trung Quốc cũng phải nhìn ra quốc tế, chúng ta không nên quá lo ngại xung đột dẫn đến chiến tranh, chiến tranh là câu chuyện lớn hơn rất nhiều.
Dẫn chứng điển hình cho nhận định này là Nhật Bản và đối sách của Nhật với Trung Quốc tại Senkaku. Khi tàu Trung Quốc, tàu Đài Loan ngang ngược xâm lấn vùng biển của họ, họ dùng vòi rồng ngăn cản, thậm chí đã đối đầu với nhau nhưng thực tế chưa xảy ra vấn đề gì. Một bên tàu Nhật Bản bắc loa chĩa về phía tàu cá, tàu Hải giám Trung Quốc tuyên bố chủ quyền của Nhật Bản tại cùng biển vùng đảo Senkaku yêu cầu tàu Trung Quốc dừng lại. Ngược lại Trung Quốc cũng bắc loa tuyên bố chủ quyền tại vùng biển đảo này. Cứ như thế hai bên cũng chỉ nói qua nói lại chứ đâu có bắn được nhau.
Qua điều đó thấy được bản lĩnh thể hiện tuyên bố đây là vùng biển chủ quyền của chúng tôi. Còn nếu chúng ta không có bóng dáng ở Hoàng Sa và Trường Sa thì xảy ra hai hệ quả rất nguy hiểm: Một là Trung Quốc cứ lộng quyền lấn tới tại vùng biển chủ quyền của ta ở Hoàng Sa và Trường Sa. Thứ hai về mặt thực tế không loại trừ xảy ra khả năng cộng đồng quốc tế quay sang hoài nghi chủ quyền của Việt Nam ở hai quần đảo này nếu chúng ta không xuất hiện thường xuyên và truyền thông liên tục trong khi tàu Trung Quốc xuất hiện trái phép khắp nơi và đài, báo của họ ra rả suốt ngày.
Những vụ việc tương tự như 32 tàu cá của Trung Quốc xâm phạm Trường Sa hay 18 tàu cá Trung Quốc rượt đuổi, bao vây đe dọa tàu cá Việt Nam tại Hoàng Sa vừa qua, tàu Kiểm ngư, tàu Cảnh sát biển của mình phải ra ngăn chặn, nên học Nhật Bản bắc loa tuyên bố chủ quyền và kịp thời can thiệp. Ta phải ứng xử như thế mới giữ được chủ quyền, mà có ứng xử như thế ngư dân ta cũng tự tin hơn, quyết tâm hơn trong việc bám biển, giữ gìn chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc tại 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
- PV: Xin chân thành cảm ơn ông!
Hoàng Lực