Trong bối cảnh quan hệ giữa Mỹ và Nga xấu đi kể từ sau khi bùng nổ cuộc khủng hoảng ở Ukraine, tờ The Huffington Post mới đây đã đăng tải bài viết chỉ ra bốn khía cạnh NATO đã thua trong cuộc đua vũ trang với Moscow.
Tướng Hans-Lothar Domröse. |
Gần đây, NATO đã tăng cường sức mạnh quân sự ở Đông Âu, tiến hành tập trận quy mô lớn nhất trong 13 năm qua để chuẩn bị cho một cuộc xung đột tiềm năng.
Cuộc tập trận được tổ chức nhằm để chứng minh rằng NATO có thể hoạt động trên một quy mô lớn và trên diện rộng dù ở phía nam hay phía đông, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết hôm 4/11.
Tuy nhiên, những hình ảnh từ cuộc tập trận được rò rỉ cho thấy binh sĩ NATO đã không thể thực hiện bài diễn tập đổ bộ thành công. Điều này đã châm ngòi cho những nhận xét châm biếm từ phía Nga rằng: "Nếu đó là sức mạnh của NATO, chúng tôi không cần phải lo lắng".
Những lời nhạo báng đã khiến Đại tướng Hans-Lothar Domröse, Tư lệnh các lực lượng hỗn hợp NATO rất khó chịu.
Nhưng ông đã phải thừa nhận rằng NATO thực sự bất ngờ trước khả năng tái vũ trang của Nga và chỉ ra 4 dấu hiệu cho thấy liên minh này đã thua Moscow trong cuộc chạy đua vũ trang ngay từ lúc này.
Thứ nhất, theo ông, Nga có thể bất ngờ tiến hành các cuộc tập trận quy mô lớn, triển khai hàng vạn binh sĩ đến biên giới Ukraine chỉ trong một vài ngày. Để làm được điều này, NATO cần hai năm chuẩn bị.
Để đạt được khả năng này, Nga đã tiến hành liên tục các cuộc tập trận. Tổng thống Vladimir Putin đã cho tiến hành hàng chục bài tập như vậy trong hai năm qua.
Động thái này không chỉ nhằm để đào tạo quân đội mà còn giúp che giấu hoạt động điều chuyển binh lính trong trường hợp cần chiến đấu thật.
Thứ hai, quân đội Nga đã được trang bị nhiều vũ khí công nghệ cao mới, nổi trội so với lực lượng NATO.
Theo tướng Đức, ví dụ nổi bật nhất về khả năng quân sự của Nga hiện nay có thể thấy thông qua việc Nga sử dụng tên lửa từ tàu chiến ở Caspian bay qua Iran tấn công các mục tiêu khủng bố ở Syria.
Theo nhận xét của ông, đó là một phạm vi "không thể tưởng tượng được" của tên lửa Nga. Nếu chiếc tàu đó của Nga được triển khai ở Địa Trung Hải, tên lửa của họ có thể bắn trúng Berlin.
Yếu tố thứ ba là NATO chia rẽ và không linh hoạt. Hiện nay, lợi ích của các thành viên NATO quá khác nhau. Điều này gây ra sự chia rẽ trong chính nội bộ liên minh khi đối phó với một mối đe dọa chung to lớn.
Liên minh hiện nay không thống nhất trong cách phản ứng với các vấn đề lớn. Một số kêu gọi liên minh cần phải tham gia mạnh mẽ hơn vào cuộc chiến chống khủng bố Hồi giáo ở phía nam, trong khi số khác đòi hỏi phải tăng cường sức mạnh ở phía đông đối phó với chính sách của Nga.
Tờ Deutsche Welle trích dẫn ý kiến của một đại diện giấu tên của NATO thừa nhận rằng sự mất đoàn kết của liên minh là một "bất lợi rất lớn về mặt quân sự."
Thứ tư, phải thừa nhận rằng NATO không còn có thể ngăn cản Nga can thiệp vào một số khu vực.
Theo Đại tướng Domrёze, ở một số khu vực Đông Âu, sự cân bằng quân sự giữa Nga và NATO từ lâu đã không còn. Ở một số vùng, Nga có thể giành được ưu thế lớn hơn và ngăn cản sự gia nhập của NATO.
"Putin có khả năng lớn trong việc dựng lên một bức màn sắt đối với đồng minh của chúng tôi như Moldova, Kaliningrad , Georgia hay Biển Caspian, ông nói./.