Chiều qua (21/5), Quốc hội thảo luận tại đoàn sau khi nghe báo cáo của Chính phủ về việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan 981 trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Sau thảo luận, Quốc hội đã ra thông cáo về Biển Đông khẳng định việc làm của Trung Quốc là vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam; vi phạm luật pháp quốc tế nhất là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982; vi phạm Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC); trái với thỏa thuận cấp cao giữa hai Đảng, Nhà nước Việt Nam – Trung Quốc. Tình hình biển Đông căng thẳng. Hòa bình và an ninh đang bị đe dọa.
Quốc hội cùng với toàn thể đồng bào, chiến sĩ cả nước và đồng bào ta ở nước ngoài bày tỏ sự lo ngại và kiên quyết phản đối những vi phạm, sai trái của phía Trung Quốc, yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương 981 ra khỏi vùng biển của Việt Nam. Quốc hội cũng bày tỏ lòng biết ơn đối với các tổ chức, cá nhân, dư luận quốc tế đã đồng tình, ủng hộ Việt Nam.
Quốc hội ra thông cáo phản đối hành vi của Trung Quốc đặt giàn khoan 981 tại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. |
Thông cáo cũng nói rõ: “Diễn biến tình hình trên Biển Đông còn phức tạp và khó lường. Quốc hội đề nghị Chính phủ, các ngành, các cấp cùng đồng bào cả nước đoàn kết, thống nhất và đặc biệt quan tâm giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội, tạo môi trường thuận lợi để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng an ninh, đối ngoại của đất nước”.
Bên lề kỳ họp, ĐBQH Đỗ Văn Đương (đoàn TP.HCM) - Ủy viên thường trực Ủy ban Tư pháp của Quốc hội nhận định, hành động leo thang của Trung Quốc là cực kỳ nguy hiểm.
“Câu chuyện không chỉ là chiếc giàn khoan mà còn là vấn đề lâu dài
Ông Trần Văn Hằng – Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội: “Đối với vụ việc lần này, đù đã có khoảng 20 buổi làm việc giữa Việt Nam và Trung Quốc, song thái độ của họ vẫn ngông cuồng bất chấp.
Riêng về sự kiện giàn khoan 981 thì Quốc hội Trung Quốc im lặng. Họ chủ trương không muốn gặp phía ta, ngay cả lãnh đạo cấp cao của mình đề xuất điện đàm mà họ vẫn từ chối.
trong mưu đồ lấn chiếm đường lưỡi bò. Nó không chỉ vi phạm nghiêm trọng chủ quyền vùng biển Việt Nam mà còn ảnh hưởng tự do thương mại, tự do hàng hải quốc tế và đe dọa an ninh nước ta và an ninh khu vực, quốc tế. Đặc biệt là gây khó khăn cho an ninh kinh tế”, ông Đương nhấn mạnh.
Theo ông Đương, chắc chắn Việt nam sẽ dụng mọi biện pháp để phòng ngừa, trước hết là yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan và không được lấn tới.
“Chúng ta phải rất chủ động đề cao cảnh giác, nhìn nhận vấn đề bảo vệ chủ quyền đất nước là phải có tầm chiến lược. Chủ động đối phó trong mọi tình huống, căn cứ vào thế lực của đất nước và yêu cầu công tác. Chúng ta không được mắc lừa âm mưu của chủ nghĩa bành trướng lãnh thổ. Đây là hành vi trắng trợn của Trung Quốc và các ĐBQH đều rất bức xúc”, ông Đương nói.
ĐBQH Đỗ Văn Đương: Các ĐBQH rất bức xúc trước hành vi trắng trợn của Trung Quốc. |
Trước câu hỏi: Tại kỳ họp này, Quốc hội có cần ra một Nghị quyết về vấn đề Biển Đông phản đối hành vi của Trung Quốc? Ông Đỗ Văn Đương cho rằng: “Việc ra nghị quyết hay tuyên bố chỉ là hình thức thể hiện. Quốc hội phải có ý chí thể hiện bằng hành động cụ thể, tuyên bố trước nhân dân là Quốc hội sẽ làm gì trong thời gian tới. Ví dụ như tôi nói đề xuất đưa Luật Biểu tình vào chương trình xây dựng Luật, pháp lệnh của Quốc hội kỳ này cũng là hành động cụ thể của Quốc hội. Để cho người dân biểu tình có nơi, có trốn, có thời gian, có chủ đề, phải có chỗ cho người dân thể hiện lòng yêu nước và lòng yêu nước của người dân đó chính là sức mạnh vô địch để chống lại bất cứ thế lực xâm lược nào”.
Cũng theo ông Đương, từ vụ việc này, Việt Nam phải có các biện pháp ngăn chặn khi Trung Quốc cắm giàn khoan ở một địa điểm khác. Trong trường hợp chúng ta nhẫn nhịn mà Trung Quốc vẫn lấn tới thì buộc phải kiện ra tòa án quốc tế.
“Chắc chắn quốc tế sẽ đánh giá khách quan và công bằng vì đây không chỉ là vấn đề của Việt Nam mà còn liên quan tới an ninh, an toàn hàng hải quốc tế”, ông Đương chia sẻ.