Chúng ta thừa nhận rằng vệ tinh nhân tạo là một phần thiết yếu trong cuộc sống hàng ngày, như thông tin liên lạc, dẫn đường, dự báo thời tiết và hình ảnh từ xa, định vị dẫn đường GPS.
Những tiện ích mà nó đem lại là rất đáng trân trọng nhưng chi phí cho việc thiết lập quản lý và vận hành vệ tinh nhân tạo trên quỹ đạo là vô cùng tốn kém.
Bài toán đặt ra là cần tìm giải pháp giúp giảm chi phí mà mang lại hiệu quả cao. Ngày 13/11/2011, máy bay siêu nhẹ, không người lái, chạy bằng năng lượng mặt trời có tên là "ELHASPA" được ra mắt lần đầu tiên trước công chúng.
Hình ảnh của chiếc UAV ELHASPA |
ELHASPA được thiết kế và xây dựng bởi Viện công nghệ Robot và Cơ điện tử của Đức, phối hợp cùng với cơ quan hàng không vũ trụ EADS.
Máy bay có sải cánh 23 mét (75.5 feet), chiều dài 10 mét, nặng 100 kg, được trang bị đầy đủ những trang thiết bị điện tử để thực hiện các chức năng cần thiết.
Chiếc máy bay này được thiết kế để phục vụ như một vệ tinh nhân tạo, có thể bay tự chủ theo một chương trình đã được đặt sẵn, ở độ cao trên 15 km (9.3 dặm), liên tục trong nhiều tháng.
Ngoài ra nó cũng có thể được ứng dụng cho trinh thám mặt đất.
Hình ảnh (minh họa) chiếc UAV ELHASPA chụp được ở độ cao 15 km |