Chíu Văn Phồng khai nhận đã mua số hóa chất trên với giá 300.000đồng/bao (mỗi bao có trọng lượng 50kg) từ Trung Quốc về để ủ măng bán trên thị trường.
Theo Chíu Văn Phồng, khi dùng loại hóa chất này ủ măng sẽ không phải luộc măng trước khi phơi. Mặt khác, chỉ cần ủ măng với loại hóa chất này trong vòng 4-5 giờ, rồi đem phơi, khi khô măng sẽ vàng và rất đẹp mã, lại không bao giờ bị mốc, rất dễ tiêu thụ trên thị trường.
Các nhà khoa học cho rằng, việc lạm dụng lưu huỳnh chống nấm mốc, làm màu, chất tẩy trắng, làm sạch thực phẩm thối... tuy không gây ảnh hưởng trong ngày một ngày hai song sẽ rất nguy hại nếu sự tích tụ lâu dần chất độc trong cơ thể người dùng.
Trên thị trường đã xuất hiện những trường hợp (như vụ Chíu Văn Phồng bị bắt quả tang) dùng lưu huỳnh để chống mốc và làm màu. Mặc dù, trước khi nấu sẽ phải ngâm măng khô và nấu bỏ nước nhiều lần nhưng cũng không thể hạn chế tác hại của hóa chất này.
Theo các nhà khoa học, lưu huỳnh có thể gây mùi sốc đối với cơ quan hô hấp, nhẹ có thể gây ho, viêm mũi họng, hay nặng hơn là các bệnh về hô hấp, ví như như viêm phổi, thậm chí ở mức độ nặng có thể gây tổn hại hệ thần kinh. Nếu sử dụng lưu huỳnh bừa bãi và quá mức cho phép trong thực phẩm sẽ gây độc suy thận, bệnh phổi, ảnh hưởng đến sự phát triển của não...