Tờ “Thời báo Ấn Độ” ngày 26/9 đưa tin, để tranh giành “không gian chiến lược” với Trung Quốc ở Ấn Độ Dương và các vùng biển khác, Ấn Độ hiện đang “chậm rãi nhưng kiên định” xây dựng một lực lượng hải quân cho mình trong tương lai. Bài báo đã nêu ra quy mô hiện có của hạm đội hải quân Ấn Độ.
Hiện nay, Ấn Độ chỉ có 14 tàu ngầm thông thường, trong đó 10 chiếc Kilo 877 và 4 chiếc 209 đã lạc hậu rất lớn về trình độ công nghệ. |
Theo bài báo, muốn xây dựng một lực lượng hải quân mạnh để bảo vệ lợi ích địa-chính trị của Ấn Độ từ eo biển Hormuz tới eo biển Malacca, chi phí cho nó hoàn toàn không phải là nhỏ, cũng không thể hoàn thành một sớm một chiều.
Ngân sách cho thấy, việc mua sắm đang được tiến hành gồm tàu chiến, tàu ngầm và máy bay hàng hải, cộng với các dự án cụ thể trong quá trình vận chuyển sẽ tốn 3.000 tỷ rupee.
Sau khi tàu tiếp tế viễn dương thứ 2 mua của Italia chính thức đi vào hoạt động ngày 24/9, quy mô tàu chiến của hải quân Ấn Độ đã lên đến 132 chiếc, trong đó bao gồm hơn 50 chiếc “tàu chiến chủ yếu” và 14 chiếc tàu ngầm đang ngày càng lão hóa.
Nhưng số lượng này sẽ giảm đi trong vài tháng tới do phải “nghỉ hưu” vì lão hóa. Trong khi đó, Trung Quốc lại sở hữu gần 100 tàu chiến chủ yếu, hơn 60 tàu ngầm.
Tàu sân bay INS Vikramaditya của Ấn Độ |
Mặc dù Ấn Độ không thể hy vọng ngang ngửa với Trung Quốc, nhưng các nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Ấn Độ cho thấy, hải quân Ấn Độ đã đặt mua 46 chiếc tàu chiến ở trong nước, đồng thời còn có tàu sân bay INS Vikramaditya và tàu hộ tống lớp Talwar do Nga chế tạo.
Tin cho biết, các loại vũ khí trang bị gồm 2 tàu sân bay, 6 tàu ngầm, 7 tàu khu trục tên lửa, 4 tàu tuần dương tác chiến săn ngầm, 9 tàu tuần tra xa bờ hải quân và 8 tàu đổ bộ có tổng trị giá trên 1.000 tỷ rupee.
Tàu hộ tống Talwar của Ấn Độ do Nga chế tạo |
Quần đảo Andaman - khu vực có giá trị chiến lược đối với Ấn Độ |