Thủ tướng Nga Medvedev thị sát phòng làm việc của Đài truyền hình "Nước Nga ngày nay" |
Ngày 9 tháng 12, Tổng thống Nga Putin ký lệnh xóa bỏ 2 cơ quan truyền thông cũ đã có lịch sử hơn nửa thế kỷ - đó là hãng tin RIA Novosti và đài phát thanh "Tiếng nói nước Nga", tổ chức chúng lại thành hãng tin quốc tế "Nước Nga ngày nay".
Đây là cuộc cải tổ lớn nhất của Nga đối với truyền thông nhà nước cho đến nay. Mặc dù dư luận bên ngoài có rất nhiều suy đoán về những vấn đề ở đằng sau, nhưng các nhà phân tích phổ biến cho rằng, đây là động thái tăng cường quản lý, kiểm soát truyền thông, tranh lấy quyền phát ngôn quốc tế của ông Putin.
Evseev, chủ nhiệm Trung tâm nghiên cứu chính trị xã hội Nga nói với tờ "Thời báo Hoàn Cầu" rằng: "Tổ chức lại truyền thông nhà nước phần nào là kết quả của cuộc chiến tranh giành mặt trận dư luận của Điện Kremli với phe đối lập và các nước phương Tây, cũng là thắng lợi của phe bảo thủ".
Đối với Tổng thống Putin, người tìm cách đoạt lấy quyền phát ngôn từ truyền thông phương Tây, điều này chắc chắn là một cuộc chiến lâu dài, mà lần cải tổ này là một điểm khởi đầu.
"Sào huyệt chống truyền thông Nga bị xóa sổ"
Tổng thống Nga Vladimir Putin |
Ông Putin cải tổ lớn truyền thông nhà nước gây ra phỏng đoán ở trong và ngoài nước Nga. Ngày 9 tháng 12, trang mạng Rusnews dẫn lời Sergei Ivanov, Chủ nhiệm Văn phòng Điện Kremlin cho rằng, ra lệnh tổ chức lại "nhằm đạt được 2 mục tiêu chính.
Thứ nhất, sử dụng hợp lý hơn nguồn vốn ngân sách của nhà nước dành cho truyền thông quốc gia. Thứ hai, nâng cao hiệu suất làm việc của truyền thông quốc tế".
Ivanov nói: "Nga thúc đẩy chính sách độc lập, kiên quyết bảo vệ lợi ích quốc gia, giải thích điều này với thế giới hoàn toàn không dễ dàng, nhưng có thể làm thì cũng cần phải làm như vậy".
Tuy nhiên, không ít phân tích cho rằng, lần cải tổ này có liên quan đến đấu tranh nội bộ. Theo một tờ báo Nga ngày 9 tháng 12, hãng tin RIA Novosti có quy mô lớn, trình độ phát triển cao, nhưng lần này cải tổ là RIA Novosti, chứ không phải hãng Itar-Tass, khiến người ta không thể tưởng tượng nổi.
Đài phát thanh "Tiếng vang Moscow" cho rằng, RIA Novosti thường xuyên vượt qua giới hạn có thể chấp nhận của điện Kremlin, đưa một số thông tin về biểu tình chống Putin, đồng thời phát sóng trực tiếp quá trình xét xử nhà lãnh đạo phe đối lập.
Có nguồn tin cho rằng, Giám đốc RIA Novosti Mironiuc đã sớm bị gây sức ép. Người chủ trì chương trình truyền hình ủng hộ Putin là M. Shevchenko trong một trang mạng xã hội cá nhân đã nói thẳng rằng: "Sào huyệt của truyền thông chống Nga đã bị xóa bỏ".
Tổng thống Nga Vladimir Putin thị sát Đài truyền hình "Nước Nga ngày nay" |
Tờ "Kommersant" Nga ngày 10 tháng 12 dẫn lời nhà chính trị Alexei Makarkin cho rằng, khi thúc đẩy hiện đại hóa tư tưởng, tái khởi động quan hệ Nga-Mỹ, Nga bước vào trào lưu xã hội chính của thế giới, cần có RIA Novosti – một pháo đài chủ nghĩa tự do của chính phủ, nhưng hiện nay đã không cần nữa.
Hãng Reuters Anh dẫn lời nhà phân tích chính trị Pavel Salin cho rằng: "Quyết định cải tổ có thể có liên quan đến tranh chấp phe phái của Điện Kremli, Giám đốc Mironiuc của hãng tin RIA Novosti mang màu sắc chủ nghĩa tự do trở thành vật hy sinh của cuộc đấu đá".
Kiselyov là người phụ trách của cơ quan mới “Nước Nga ngày nay”. Tờ “The Christian Science Monitor” Mỹ nói một cách hình dung rằng, “Putin ra lệnh thành lập một hãng tin lớn hoàn toàn mới do người ủng hộ Điện Kremli – cơ quan nổi tiếng bởi căm ghét ngoại quốc - lãnh đạo”.
Tờ “New York Daily News” cho rằng, người phụ cách cơ quan mới là người giới truyền thông bảo thủ, đã nổi tiếng do phản đối khuynh hướng đồng tính luyến ái, người này là người ủng hộ đáng tin cậy của Putin.
Theo trang mạng “Chính trị” Nga ngày 12 tháng 12, trong thời đại Liên Xô, Kiselyov từng tiến hành hợp tác với đài truyền hình của các nước như Đức và Nhật Bản, đài phát thanh của Na Uy và Ba Lan, sau đó chuyển về “trong nước”.
Kiselyov thậm chí được Putin ca ngợi, có quan hệ thân thiết với Sergei Ivanov, ba người cùng là bạn học ở Đại học Leningrad (hiện là Đại học St. Petersburg). Kiselyov nổi tiếng vì công khai phản đối đồng tính luyến ái, phê phán Mỹ và phe đối lập ở Nga.
Dmitry K. Kiselyov, người phụ trách Đài truyền hình "Nước Nga ngày nay" |
Tuy nhiên, theo các nhà phân tích, tất cả đều có thể quy kết là Putin tăng cường kiểm soát truyền thông, mở rộng tuyên truyền đối ngoại, xây dựng hình tượng của Nga ở nước ngoài.
Tờ “The Christian Science Monitor” cho rằng, ra lệnh tổ chức lại truyền thông có thể cho thấy, Điện Kremli quyết định tiếp tục coi trọng nguồn lực truyền thông toàn cầu to lớn của họ, đồng thời làm cho những nguồn lực này phục vụ cho mục tiêu chính sách của đất nước.
Putin chỉnh đốn truyền thông hơn 10 năm
Trịnh Vũ, chủ nhiệm Phòng nghiên cứu quan hệ đối ngoại Nga, Viện Khoa học xã hội Trung Quốc cho rằng, Nga cải tổ truyền thông nhà nước có quan hệ rất lớn với tư tưởng trị quốc của Putin.
Về đối nội, mấy cuộc bầu cử Duma, bầu cử Tổng thống gần đây, tiếng nói của phe đối lớn tăng lên, Putin hy vọng dư luận có thể duy trì thống nhất với Chính phủ; về đối ngoại, Putin hy vọng mở rộng tiếng nói chính thức của Nga, đáp trả ngôn luận phê phán của phương Tây.
Nhà nghiên cứu Kondratieff, Phòng nghiên cứu quan hệ quốc tế và kinh tế thế giới, Viện Khoa học Nga cũng cho rằng: “Ngay từ năm 2000, ông Putin đã xác định ‘xây dựng một hình tượng nước Nga tích cực ở nước ngoài’ là phương hướng ưu tiên của chính sách ngoại giao Nga, chỉnh đốn cơ quan thông tin là biện pháp cần thiết tăng cường xây dựng thực lực mềm, nâng cao thực lực quốc gia tổng hợp”.
Tổng thống Nga Vladimir Putin trả lời phỏng vấn tuần san "Thời đại" Mỹ năm 2007 và được bình chọn là Nhân vật của năm. |
Trên thực tế, ông Putin khi lên cầm quyền đã chỉnh đốn truyền thông. Bắt đầu từ tháng 5 năm 2000, ông Putin áp dụng một loạt biện pháp cưỡng chế, trước sau đã xóa bỏ đế quốc truyền thông của các ông trùm truyền thông nổi tiếng Gusinski và Berezovski. Đồng thời, Chính phủ Nga ra sức thu hồi quyền kiểm soát truyền thông, tập trung nâng đỡ cho truyền thông nhà nước.
Tháng 10 năm 2002, xét thấy Đài tự do Hoa Kỳ luôn kiên trì “thành kiến” và “tính lựa chọn” khi tuyên tuyền cho công dân Nga, ông Putin đã ký lệnh Tổng thống, hủy bỏ lệnh Tổng thống số 93 của thời kỳ Yeltsin – lệnh cung cấp chính sách ưu đãi cho đài này.
1 năm trước, Duma quốc gia Nga thông qua dự thảo “Luật truyền thông đại chúng”, quy định cổ phần nguồn vốn nước ngoài trong cơ quan truyền thông không được vượt 50%.
Ông Putin làm như vậy là có nguyên nhân. Sau khi Liên Xô tan rã, tự do hóa, cổ phần hóa và tư nhân hóa các phương tiện truyền thông một thời làm cho tình hình Nhà nước kiểm soát truyền thông không còn tồn tại ở Nga.
Trong thời đại Yeltsin, Nga đã có được cái mác “dân chủ”, nhưng “đói nghèo” cũng đã trở thành một thương hiệu mang tính quốc tế, cộng với truyền thông phương Tây đưa tin phần lớn có sự lựa chọn đối với các vấn đề xây dựng của Nga, hình tượng quốc tế của Nga đầy “dơ bẩn”.
Năm 2007, khi trả lời phỏng vấn tờ “Thời đại”, ông Putin từng nói: “Tôi cho rằng, có người cố tình nhào nặn một ‘hình tượng nước Nga’ nào đó”. Sau khi lên cầm quyền vào năm 2000, Putin tìm cách “phục hưng” nước Nga, nhưng, trong rất nhiều vấn đề quan trọng, như sự kiện tàu ngầm hạt nhân Kursk, chiến tranh Chechnya, truyền thông Nga và dư luận phương Tây đã hô ứng với nhau.
Để phá vỡ quyền phát ngôn của phương Tây, Nga còn tích cực tận dụng truyền thông tiếng Anh xây dựng hình tượng đất nước. Tờ “The Christian Science Monitor” ngày 9 tháng 12 cho rằng, 10 năm qua, Điện Kremli không ngừng tăng cường thế tấn công về “giao tiếp”, xuất bản sách báo tiếng nước ngoài, đưa ra các chương trình truyền thanh nước ngoài mới, đưa tin khác với truyền thông nước ngoài về các sự kiện.
Được biết, tương đối nổi tiếng trên phương diện này là tờ “Thời báo St. Petersburg” tiếng Anh. Trải qua mười mấy năm phát triển, tờ báo này đã trở thành nguồn tin quan trọng để người nước ngoài có được tin tức về nước Nga.
Cùng với truyền thông, Nga sử dụng xuất khẩu năng lượng làm công cụ ngoại giao |
Một ví dụ điển hình hơn là Đài truyền hình “Nước Nga ngày nay” (RT). RT là đài truyền hình tin tức quốc tế do Chính phủ Nga tài trợ hoàn toàn, ngày 10 tháng 12 năm 2005 lần đầu tiên phát sóng chương trình, dùng tiếng Nga, tiếng Anh, tiếng Ả rập và tiếng Tây Ban Nha tiến hành phát sóng liên tục 24/24. Theo lời Margareta Simonyan, tổng biên tập đầu tiên của đài này, mục đích thành lập RT là để tạo dựng một “hình tượng nước Nga không có thành kiến” với thế giới.
Mạng “Quan sát quân sự” Nga ngày 17 tháng 3 cho biết, 8 năm trước, Moscow muốn xây dựng một đài truyền hình quốc tế chống lại BBC và CNN, họ đã thành công.
Đến nay, RT cùng với xuất khẩu năng lượng và thương mại vũ khí đều trở thành những công cụ ngoại giao hiệu quả nhất của Nga. Ngoài ra, báo cơ quan Chính phủ Nga, tờ “Nước Nga” cũng đã tổ chương trình quốc tế “Nước Nga ngoài tin tức tiêu điểm” riêng (RBTH), số đặc biệt phát hành ở Trung Quốc của họ là “RussiaInsight” hợp tác với tờ “Thời báo Hoàn Cầu”.
Đương nhiên, biện pháp tuyên truyền đối ngoại của Nga hoàn toàn không phải đơn nhất. Ngoài xây dựng truyền thông, các nhà lãnh đạo Nga như Medvedev và Putin từng lần lượt có bài phát biểu đăng trên các phương tiện truyền thông chủ yếu của phương Tây như tờ “Thời báo Tài chính” Anh, “Thời báo New York” Mỹ, trình bày lập trường của Nga về một số vấn đề quan trọng.
Xuất khẩu vũ khí là thế mạnh của Nga, thường được truyền thông nhà nước quan tâm. Trong hình là máy bay chiến đấu Su-35 Nga |
Nga còn hợp tác chặt chẽ với các cơ quan quan hệ công chúng nổi tiếng quốc tế như Ketchum Inc Mỹ. Có dư luận cho rằng, năm 2007, Putin được tuần san “Thời đại” đánh giá là nhân vật của năm chính là thành quả của những công ty quan hệ công chúng này.
Ngoài ra, Nga thông qua các phương thức như triển khai giao lưu quốc tế, tổ chức diễn đàn để định hướng các cơ quan nghiên cứu nước ngoài và những người tạo dư luận, “Câu lạc bộ tranh luận quốc tế Valdai” do Nga xây dựng là một tổ chức có tính đại diện nhất.