Hàng trăm trẻ đã khỏi bệnh nhờ Anolyt
Kể từ khi Báo Giáo dục Việt Nam đăng bài “Tôi xin đi tù nếu không chữa khỏi bệnh chân tay miệng”, tới thời điểm này, TS. Nguyễn Văn Khải đã nhận được gần 600 cuộc điện thoại và cũng chừng đó email hỏi về cách sử dụng Anolyt để phòng và trị bệnh này. “Tôi xin thông báo cho bà con một tin vui, đó là hiện nay Công ty Thủy sản Cà Mau, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa… và nhiều nơi khác nữa đã cho bà con Anolyt để phòng và chữa bệnh tay chân miệng. Tôi rất buồn khi một số bà mẹ cho hay họ đưa con đi viện tốn hàng chục triệu đồng mà vẫn không khỏi, trong khi họ áp dụng phương pháp mà tôi công bố thì chỉ hết vài chục nghìn đã khỏi rồi”, TS Khải cho hay.
Từ các nguồn tin từ cuộc gọi đến và email ấy, PV Báo Giáo dục Việt Nam đã liên hệ với những người dân đã “cầu cứu” TS.Khải, điều đáng mừng là những ai đã sử dụng Anolyt đều đã thu được kết quả rất tốt. Sau một tuần điều trị bằng Anolyt theo phương pháp mà “Ông già ozon” công bố, có hàng trăm trẻ đã khỏi bệnh.
TS. Khải luôn ghi chép tỉ mỉ, cẩn thận những trường hợp gọi đến và tỏ ra băn khoăn: “Buồn nhất những vùng nông thôn như ở Hòa Bình, Thanh Hóa… người dân sống cách khá xa thành phố, không có điều kiện cập nhật thông tin, trình độ y tế cũng còn chưa tốt nên những gia đình có con em bị bệnh hoặc sống trong vùng đó đều rất lo lắng. Tôi nghe một thầy giáo ở Lương Sơn – Hòa Bình nói là trường tiểu học còn phải cho các cháu nghỉ vì phát hiện có trường hợp bị bệnh, phải cho nghỉ để chống lây nhiễm và làm vệ sinh.
Thầy giáo này hỏi tôi có thể lên giúp trường được không, tôi trả lời là sằn sàng đến ngay khi nào nhà trường chính thức đề nghị, đồng thời hướng dẫn chỗ xin Anolyt và hướng dẫn sử dụng”.
Theo TS. Khải, trong số những người gọi điện nhờ hướng dẫn sử dụng Anolyt có không ít trường hợp con cái đã khỏi nhưng bị tái phát. “Ở chỗ nào bẩn chỗ đó có khả năng gây bệnh, có một thông tin rất mới mà tôi phát hiện ra khi bà con gọi điện tới là có nhiều trẻ đã điều trị khỏi nhưng bị tái phát, điều đó rất nguy hiểm, tôi khuyên các bận cha mẹ phải hết sức giữ gìn vệ sinh cho các con”.
|
Theo TS. Khải, nếu không giữ gìn vệ sinh tốt, trẻ có thể bị tái nhiễm bệnh |
Trao đổi với cộng tác viên của báo Giáo dục Việt Nam tại Liên bang Nga, GS.VS Victorenko - Viện Hàn lâm Y học & Kỹ thuật Nga cho hay: “Tại Thủ đô Moskva, hàng trăm bệnh viện đưa Anolyt vào làm dung dịch khử trùng chủ đạo, nhiều xe cấp cứu của Nga lần đầu tiên trang bị máy sản xuất nước Anolyt tại chỗ để khử trùng cho bệnh nhân.
Hiện đã có 6 triệu người uống nước tiệt trùng bằng Anolyt. Sau 12 năm sử dụng Anolyt trong các bệnh viện Nga, chưa thấy sự biến chủng nào của vi khuẩn hay sự xuất hiện của các chủng vi khuẩn mới, chưa phát hiện ra tính độc hại của Anlolyt với sức khỏe con người”.
Kể từ khi TS. Nguyễn Văn Khải công bố việc sử dụng Anlolyt phòng và chữa bệnh tay chân miệng, không một lãnh đạo nào ở Bộ Y tế liên lạc với ông để làm rõ vấn đề này. Trong khi đó, những thông tin chúng tôi tìm kiếm được trên báo chí Nga, Anh, Hà Quốc… có rất nhiều thông tin sử dụng Anolyt vào ngành y tế. Khi chúng tôi đề cập vấn đề này với TS.Khải và thắc mắc tại sao ở Việt Nam không sử dụng dung dịch này (vừa hiệu quả lại vừa rẻ tiền) trong khi các nước tiên tiến đã dùng mấy chục năm nay, ông tỏ ra không bất ngờ: “Ở Việt Nam có nhiều chuyện lạ lùng vậy đấy, cái đèn LED mà tôi cho học sinh làm thí nghiệm đã đạt kết quả tốt, lúc mang lắp thử ở phòng học, hỏi cô giáo: Có thấy gì khác so với bóng cũ không? Cô giáo hỏi ý kiến hiệu trưởng. Khi hỏi hiệu trưởng thì hiệu trưởng lại bảo: Để em báo cáo cấp trên… Buồn cười vậy đấy, có mỗi cái đèn, sáng hay không mà cũng chẳng dám nói ra thì làm ăn được gì nữa chứ”.
“Tôi buồn thay cho Bộ Y tế”
TS. Khải chia sẻ: “Tôi buồn thay cho Bộ Y tế, giữa tháng 8 chỉ có hơn 33 nghìn trường hợp nhiễm bệnh, vậy mà 2 tháng sau con số này đã tăng gấp đôi, chứng tỏ công tác tuyên truyền phòng chống, cho tới dập dịch đều quá yếu kém. Nói thực lòng, tôi nghĩ thế nào bên Bộ Y tế cũng sẽ có người gọi cho mình, nhưng rồi tôi nhận ra rằng họ sẽ không làm vậy đâu, vì Bộ cũng có nhiều chuyên gia giỏi.
Mấy hôm vừa rồi, ngoài những người có con bị bệnh thì nhiều bác sĩ cũng hỏi tôi đấy, chứng tỏ là họ cũng phải tìm hiểu về Anolyt và biết được tác dụng của nó “.
|
Hàng trăm người dân gọi cho tôi, còn lãnh đạo Bộ Y tế thì không |
Vấn đề ở đây là chúng ta không thể chờ cho bệnh tự khỏi, mà phải diệt khuẩn trên các nốt mụn, không để chúng lây lan ra khắp cơ thể, càng nhiều mụn thì khả năng bị bội nhiễm càng cao, vì vậy cần phải ngăn chặn ngay từ những nốt đầu tiên. Vào thời gian này, các bậc cha mẹ cần phải quan tâm con cái nhiều hơn, phải kiểm tra thường xuyên xem trẻ có bị mụn nào không và hoàn toàn có thể ngâm Anolyt để diệt khuẩn. Bản chất của Anolyt là nước muối qua điện phân nên không gây hại gì cả, ngay cả lúc chúng ta khỏe mạnh mà rửa tay bằng dung dịch này cũng rất tốt”. Nghiên cứu của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cũng đi đến kết luận: Chế phẩm Anolyt có hiệu lực diệt khuẩn, có tác dụng diệt vi khuẩn Gram dương, Gram âm, trực khuẩn lao, vi khuẩn có nha bào và nấm sau 1 phút, 5 phút, 10 phút tiếp xúc. Không có mùi khó chịu, không gây dị ứng, đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Anolyt được tạo thành trong ngăn anốt của buồng phản ứng điện hóa có màng ngăn từ quá trình điện phân dung dịch muối loãng. Do những tác động lý hóa trong lớp tiếp xúc giữa điện cực và dung dịch, nhiều chất có hoạt tính khử trùng cao được tạo thành, trong đó có Anolyte. Anolyte trung tính với hàm lượng hoạt chất 300-500 mg clo/lít, là chất lỏng, không màu, có mùi clo nhẹ, không gây dị ứng. Một lít dung dịch Anolyte có thể tiệt trùng 1m3 nước sinh hoạt đã được lọc trong có mức nhiễm khuẩn không quá 1.100 vi khuẩn E.Coli. Dung dịch Anolyte với hàm lượng clo hoạt tính 300 mg/l khi được pha trộn vào nước với tỷ lệ 1/1.000 sau thời gian 5 phút sẽ tiêu diệt trên 99,99% số lượng vi khuẩn, virus các chủng loại. Anolyte chống nhiễm khuẩn, lấy chéo trong bệnh viện như khử trùng phòng khám chữa bệnh, các dụng cụ y tế, xử lý bệnh phẩm, rửa tay bác sĩ̃ trước khi mổ, vệ sinh bệnh nhân... Anolyt có khả năng phòng ngừa nguy cơ ""lây chéo"" của nhiều bệnh viện, đặc biệt là bệnh viện tuyến trên. Dung dịch Anolyt dễ sản xuất và giá thành khá rẻ, trong khi các loại hoá chất khử trùng khác đòi hỏi chi phí cao hơn nhiều, nhưng trên thực tế chỉ có một số bệnh viện sử dụng chế phẩm này để diệt khuẩn.
Sau rất nhiều lần cố gắng liên lạc, một lãnh đạo Bộ Y tế nói với PV Báo Giáo dục Việt Nam: “Tôi đã nghe về Anolyt, đây là phát minh của người Nga. Tôi nghĩ là nó phải có tác dụng tốt thì người Nga mới cho ứng dụng vào ngành y tế, nhưng nó có hợp với Việt Nam hay không thì cần có thời gian nghiên cứu thêm”.
Ngọc Quang