Tờ Want China Times tại Đài Loan gần đây đăng tải bài viết của tác giả Tseng Fu-sheng – hiện đang công tác tại “Qũy chính sách quốc gia” của đảo Đài Loan bàn về chiến lược của Bắc Kinh đang và sẽ tiến hành để chống lại các kế hoạch của Mỹ và Nhật Bản trên không gian ngoài Trái Đất.
Chặn máy bay Mỹ trên Biển Đông, TQ đã dính đòn gậy ông đập lưng ông?
(GDVN) - Mỹ cũng buộc phải sử dụng hình thức luật pháp sơ khai có từ thời cổ đại là “án lệ” với Trung Quốc… theo kiểu “anh sao thì tôi vậy”.Tseng Fu-sheng cho biết trong tháng 4 vừa qua – Tập Cận Bình, Chủ tịch nước Trung Quốc đã tuyên bố rằng Trung Quốc có khả năng đáp trả hoạt động quân sự hóa ngoài không gian đang được Mỹ và các nước khác tiến hành.
Tập Cận Bình được cho là lãnh đạo đã cam kết bổ sung ngân sách nhiều hơn để quân đội của Bắc Kinh có thể tiến hành các bước đi trong việc ứng phó với những gì TQ gọi là “mối đe dọa” từ vũ trụ được các cường quốc khác đang tiến hành.
Báo cáo chiến lược năm 2013 của Trung Quốc đã chỉ ra rằng “những mối đe dọa đến từ việc triển khai và phát triển các công nghệ vũ khí, quân sự ngoài không gian trong đó có các phương tiện vệ tinh trinh sát, cảnh báo đã khiến cho các hoạt động khai tác tự do trong không gian bị giới hạn và đe dọa, đáng quan ngại nhất là khả năng tấn công từ vũ trụ xuống Trái Đất đã được hình thành”.
Tseng Fu-sheng cho rằng hiện nay Mỹ và Nhật Bản là hai nước tích cực mở rộng hoạt động trong không gian nhất thế giới với mục đích hình thành nên một hệ thống chiến đấu có thể phát động các đòn tấn công các mục tiêu trên Trái Đất từ các bệ phóng tên lửa bố trí trên không gian trong thời gian thực.
Tseng Fu-sheng nhận định rằng thực tế này khiến Trung Quốc lo lắng và thúc giục giới hoạch định quân sự chiến lược của Bắc Kinh tiến hành các biện pháp ứng phó để xây dựng khả năng bảo vệ các mục tiêu kinh tế, chính trị và quân sự trọng yếu của mình.
Hiện nay Trung Quốc và Nga đã ký kết với nhau một văn kiện ghi nhớ về việc phối hợp hoạt động trong lĩnh vực định vị vệ tinh. Cả Bắc Kinh và Moscow cũng đã có kế hoặc xây dựng và sử dụng dữ liệu từ hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu GLONASS (Nga) và hệ thống định vị vệ tinh Beidou trên lãnh thổ của nhau.
Cơ quan không gian liên bang của Nga cách đây không lâu đã đề nghị phía Mỹ cho phép xây dựng và lắp đặt 8 trạm kết nối trên lãnh thổ Mỹ để khai thác dịch vụ nhưng đã bị giới chức Washington từ chối với lý do có thể gây đe dọa cho an ninh quốc gia.
Trớ trêu thay là trên lãnh thổ Nga người Mỹ cũng đã được phép xây dựng hơn 10 trạm kết nối để khai thác dịch vụ từ hệ thống định vị toàn cầu GPS.
Tháng 5 vừa qua, chính quyền Nga đã tuyên bố rằng các cơ quan chức năng của nước này sẽ dừng, treo các tính hiệu quân sự được chuyển đến các trạm khai thác của hệ thống GPS Mỹ trên lãnh thổ Nga kể từ ngày 1/6/2014, đồng thời tuyên bố có kế hoạch đóng cửa hoàn toàn các trạm này kể từ 1/9/2014 nếu hai nước không thống nhất được một thỏa thuận mà hai bên cùng có lợi.
Trong khi đó, Nga và Trung Quốc đã đồng ý hợp tác với nhau trong một số lĩnh vực liên quan như phát triển, trang bị các thiết bị nhận tín hiệu định vị toàn cầu trên mặt đất cũng như lắp đặt, xây dựng cơ sở hạ tầng.
Trong lĩnh vực quân sự, hợp tác giữa Nga và Trung Quốc sẽ giúp cho cả hai nước này có được khả năng khai thác và ứng dụng vào các loại vũ khí điều khiển chính xác tầm xa như tên lửa đạn đạo cũng như mục tiêu chung lâu dài là phá hủy thế độc quyền cũng như cơ sở hạ tầng của các loại vũ khí điều khiển chính xác của quân đội Mỹ.
Tseng Fu-sheng cho rằng không có gì có thể hoài nghi về khả năng xảy ra đối đầu trong không gian giữa các hệ thống vũ khí của Nga – Trung và Mỹ - Nhật Bản.
Để đối phó với Nga và Trung Quốc trong lĩnh vực quân sự hóa không gian, Nhật Bản đã tiến hành cởi bỏ những hạn chế về rào cản pháp lý – những nội dung đã từng hạn chế khả năng phát triển không gian của nước này vì mục đich hòa bình vào năm 2012.
Hiện nay Nhật Bản hợp tác rất mạnh và chủ động với Mỹ cũng như đồng minh của Washington ở châu Âu là Vương Quốc Anh để cùng nhau phát triển, ứng dụng công nghệ không gian.
Tính cho tới thời điểm này, Nhật Bản đã chế tạo và phóng tổng cộng 9 vệ tinh trinh sát hàng hải để bảo vệ các tàu thuyền thương mại và quân sự của chính mình khi hoạt động trên các vùng biển.
Lực lượng phòng vệ không gian của Nhật Bản cũng đang đàm phán mua các loại radar, kính viễn vọng hiện đại nhất thế giới để phối hợp làm việc với Cơ quan khám phá không gian của nước này và mục đích là thu thập, chia sẻ và sử dụng các thông tin có được với Anh và Mỹ.
Hiện Nhật Bản cũng hợp tác chặt chẽ với Mỹ để giám sát các loại tàu thuyền của Trung Quốc đang hoạt động trên biển thông qua các hệ thống vệ tinh tình báo.
Trong bối cảnh cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc ở các lĩnh vực chiến lược đang diễn ra trên quy mô toàn cầu, quan hệ giữa Moscow và Washington đang xấu đi nghiêm trọng trong khi đó, quan hệ giữa Trung Quốc và Nhật Bản đang diễn ra thực tế đối đầu gay gắt cũng cho ta thấy phần nào hậu quả của nó trong tương lai, đặc biệt là trong lĩnh vực vũ trang hóa không gian.