PGS.TS Bùi Đức Dương, Phó Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) đánh giá cao những nỗ lực của tỉnh Yên Bái trong việc tăng cường hoạt động xét nghiệm, chăm sóc điều trị và kết nối các dịch vụ để duy trì tính bền vững của chương trình phòng, chống HIV/AIDS.
Tuy nhiên Yên Bái cần có giải pháp phù hợp đối với những huyện có tình hình dịch cao như huyện Nghĩa Lộ, Văn Chấn và TP Yên Bái.
PGS.TS Bùi Đức Dương, Phó Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS phát biểu chỉ đạo tại hội thảo. |
Sở Y tế tỉnh Yên Bái vừa tổ chức Hội thảo Tăng cường hoạt động xét nghiệm, chăm sóc điều trị và kết nối các dịch vụ để duy trì tính bền vững của chương trình phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh.
Phát biểu chỉ đạo tại hội thảo, PGS. TS. Bùi Đức Dương nhấn mạnh, tỉnh cần khẩn trương mở rộng dịch vụ tại cộng đồng, xây dựng hoạt động cho hệ thống y tế thôn bản để đảm bảo bền vững vì chức năng hệ thống y tế xã phường là nơi chăm sóc sức khỏe ban đầu.
Đồng thời, phải có chiến lược xét nghiệm để đạt hiệu quả cao, với nơi dịch cao cần tập trung xét nghiệm định kỳ, xét nghiệm theo chiến dịch cho đối tượng có hành vi nguy cơ cao, nơi dịch thấp cán bộ y tế phải đi tìm người bệnh;
quan tâm để người nhiễm HIV được điều trị ngay sau khi xét nghiệm vì Yên Bái là tỉnh miền núi; kịp thời các biện pháp cạn thiệp giảm hại để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm HIV tring cộng đồng.
ThS. Phan Duy Tiêu, Giám đốc Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS cho biết, trong thời gian qua, tỉnh Yên Bái đã rất chú trọng công tác tăng cường hoạt động xét nghiệm, chăm sóc điều trị và kết nối các dịch vụ để duy trì tính bền vững của chương trình phòng, chống HIV/AIDS tại tỉnh.
Trên cơ sở kế hoạch hàng năm được Sở Y tế phê duyệt cùng với sự hỗ trợ kinh phí chủ yếu từ Quỹ toàn cầu phòng, chống HIV/AIDS và các hỗ trợ bổ sung từ quỹ CHAI, tỉnh Yên Bái đã triển khai có hiệu quả việc phân cấp dịch vụ xuống tuyến cơ sở, cấp thuốc ARV tại 27 xã phường.
Tất cả các cơ sở điều trị ARV đã sử dụng hiệu quả phần mềm quản lý bệnh án điện tử, tăng cường chất lượng điều trị ARV thông qua việc sớm chuẩn đoán và trả kết quả khẳng định nhiễm HIV, giúp người nhiễm HIV sớm được tiếp cận dịch vụ ARV.
Bên cạnh đó, sử dụng phần mềm hỗ trợ liên kết từ chuẩn đoán đến điều trị (ứng dụng ACIS) làm giảm đáng kể tình trạng mất dấu bệnh nhân.
Tuy nhiên, hiện nay tình trạng nhiễm HIV ở một số khu vực trên địa bàn vẫn còn cao, do địa bàn rộng nên tiếp cận dịch vụ còn gặp nhiều khó khăn.
Tại hội thảo, các đại biểu chia sẻ những kết quả tích cực trong công tác xét nghiệm HIV tại Yên Bái giai đoạn 2013 - 2015. Đó là tỉnh đã giảm thời gian trả kết quả khẳng định giảm từ 37 ngày xuống còn 7 ngày.
Đối với Phụ nữ mang thai kết quả được trả trong ngày. Ngoài ra, tỉnh đã cải thiện đáng kể tỉ lệ chuyển tiếp thành công từ khi test nhanh dương tính làm tại bệnh viện đến cớ sở thực hiện xét nghiệm khẳng định.
Tỉnh Yên Bái cũng đã có phòng xét nghiệm khẳng định tại huyện Nghĩa Lộ, đây cũng là phòng xét nghiệm khẳng định tuyến huyện đầu tiên trên toàn quốc;
Tỉ lệ người nhiễm được điều trị ARV tại Yên Bái tăng từ 10% năm 2009 lên 29% năm 2014, tuy nhiên vẫn còn ở mức thấp…
Trước năm 2014, tỉnh Yên Bái đã không biết tỉ lệ người được đưa vào điều trị trong số người mới được phát hiện nhiễm HIV thì kết quả này năm 2015 là 72,1%.
Bên cạnh đó, tỉnh đã xây dựng và sử dụng hiệu quả Quy trình kết nối giữa chương trình điều trị ARV với chương trình lao và dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, đưa người nhiễm HIV vào điều trị ARV sớm hơn.
Phát biểu chỉ đạo tại hội thảo,. Khẩn trương mở rộng dịch vụ tại cộng đồng, xây dựng hoạt động cho hệ thống y tế thôn bản để đảm bảo bền vững vì chức năng hệ thống y tế xã phường là nơi chăm sóc sức khỏe ban đầu.
Phải có chiến lược xét nghiệm để đạt hiệu quả cao, với nơi dịch cao cần tập trung xét nghiệm định kỳ, xét nghiệm theo chiến dịch cho đối tượng có hành vi nguy cơ cao, nơi dịch thấp cán bộ y tế phải đi tìm người bệnh.
Quan tâm để người nhiễm HIV được điều trị ngay sau khi xét nghiệm vì Yên Bái là tỉnh miền núi. Tại xã nếu phát hiện được cung cấp BKT, BCS ngay.
Kết thúc hội thảo, ông Nguyễn Văn Tuyến tiếp thu các ý kiến chỉ đạo của PGS.TS Bùi Đức Dương và đánh giá cao những hỗ trợ của CHAI.
Thời gian hơn 2 năm với những hoạt động bài bản, hiệu quả là bài học kinh nghiệm tốt cho tỉnh về phương pháp làm việc, tiếp cận và giải quyết vấn đề.