Dưới đây là nội dung bài viết thể hiện cuộc trao đổi giữa phóng viên Infonet và TS Trần Công Trục, Nguyên Trưởng ban Ban Biên giới của Chính phủ, người đã từng tham gia vào Ban biên tập hải đồ khu vực quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa…
Bãi Cỏ Mây nhìn từ một phần Bản đồ khu vực quần đảo Trường Sa |
Bãi Cỏ Mây thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam
Trước những câu hỏi của dư luận, của xã hội cần nhìn nhận thế nào về sự kiện bãi Cỏ Mây mà Trung Quốc, Đài Loan đang tìm cách “chiếm đoạt lại” từ Philippines, TS Trần Công Trục cho biết: “Trước khi phân tích sự kiện Trung Quốc đang gây ra trên bãi Cỏ Mây, chúng ta nên biết bãi Cỏ Mây nằm ở đâu? Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên của bãi Cỏ Mây ra sao?...”
TS Trần Công Trục nhấn mạnh: “Như vậy, khác với bãi cạn Scarborough, bãi cạn Scarborough nằm trên thềm lục địa của Philippines, bãi Cỏ Mây là một bãi cạn nằm trong khu vực quần đảo Trường Sa xét trên phương diện vị trí địa lý, cấu tạo địa chất, địa mạo và cả quá trình thực thi chủ quyền của Nhà nước Việt Nam đối với với toàn bộ quần đảo Trường Sa…”
Theo TS Trần Công Trục, giá trị của bãi cạn này hoàn toàn giống như các bãi cạn khác thuộc quần đảo Trường Sa, như bãi Suối Ngà, Trăng Khuyết, Thám Hiểm, Kiệu Ngựa, Vũng Mây, Ba Kè, Chim Biển, Nguyệt Sương, Huyền Trân, Phúc Tần… Việc Trung Quốc gây ra sự kiện bãi Cỏ Mây rõ ràng một lần nữa vi phạm chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam, xét trên phương diện pháp lý thì rõ ràng bản chất của nó không khác gì so với những sự kiện Trung Quốc đã dùng vũ lực để xâm chiếm hoàn toàn quần đảo Hoàng Sa, năm 1974, các bãi cạn phía Tây Bắc quần đảo Trường Sa, năm 1988, bãi cạnh Vành Khăn, năm 1995…
Việt Nam đã chống trả và kịch liệt phản đối những hành động xâm lược, chiếm đóng trái phép đó của Trung Quốc, kể cả những sự chiếm đóng của Philippines, Malaysia đối với một số đảo, đá, bãi cạn nằm trong phạm vi quần đảo Trường Sa của Việt Nam.\
Cận cảnh Bãi Cỏ Mây trên Bản đồ Biển Đông khu vực Trường Sa. |
Trung Quốc xâm phạm bãi Cỏ Mây với những toan tính gì?
Philippines chủ động đánh đắm tàu để cho quân đồn trú (trái phép) tại bãi Cỏ Mây của Việt Nam |
Điều đáng quan tâm là trong tình hình hiện nay, theo TS Trần Công Trục, hành động này của họ còn nhằm vào một mục đích khác nữa, đó có lẽ là họ đang một lần nữa thăm dò phản ứng của Hoa Kỳ, thử độ bền chặt của mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Philippines trong tình thế Philippines đang vừa phải đối mặt với một số thách thức trong quan hệ giữa họ với Đài Loan, có sự cỗ vũ của Trung Quốc…
Mặt khác, cũng theo Ts Trục, Trung Quốc cũng đang thử phản ứng của các nước khác trong khu vực, đặc biệt là những nước có liên quan trực tiếp đối với quần đảo Trường Sa, trong đó có Việt Nam, Malaysia, Brunei. Lựa chọn vị trí bãi cạn Cỏ Mây để gây ra sự kiện là một nước cờ khá tinh vi, nham hiểm mà Trung Quốc áp dụng vào ván bài pháp lý, chính trị, ngoại giao trước khi họ ra tay hoàn thiện giấc mơ bá chủ Biển Đông. Vì vây, có thể thấy rằng đây cũng chính là một thách thức to lớn và phức tạp của sức mạnh đoàn kết vốn đã có những rạn nứt của khu vực và quốc tế trước những tác động của một “Trung Quốc đang trỗi dậy hòa bình”
Nhấn mạnh hơn nữa TS Trần Công Trục cho rằng bãi Cỏ Mây là một sự việc rất nghiêm trọng. Bản chất không khác gì sự kiện Gạc Ma năm 1988 và sự kiện Vành Khăn 1995. Chỉ có điều Trung Quốc đang có những bước đi tinh ranh hơn hơn, dễ dàng che mắt dư luận thế giới về cuộc “xâm lược không tiếng súng”. Điều này họ đã thành công với Scarborough, nếu không có biện pháp hữu hiệu chặn đứng thì mục tiêu của họ có lẽ không chỉ nằm ở bãi Cỏ Mây.