Tiêm kích F-2 của không quân Nhật Bản được xếp vào một trong những những loại máy bay chiến đấu hiện đại nhất thế giới hiện nay. F-2 thuộc loại tiêm kích chiến đấu đa năng 1 động cơ. Là kết quả hợp tác giữa tập đoàn công nghiệp nặng Mitsubisi và Tập đoàn chế tạo vũ khí hàng đầu của Mỹ, Lockheed Martin.
Máy bay chiến đấu F-2 của Tokyo có hai phiên bản là F-2A (một chỗ ngồi) và F-2B (hai chỗ ngồi). Cục phòng vệ Nhật Bản trước đây từng lên kế hoạch sản xuất và đưa vào trang bị tổng cộng 130 chiếc tiêm kích không trợ F-2 (trong đó có 83 chiếc F-2A và 17 chiếc F-2B) trước năm 2010. Tuy nhiên, đầu năm 2007 số lượng các chiến đấu cơ F-2 này đã bị rút xuống còn 94.
Tiêm kích F-2 của Không quân Nhật Bản |
Tiêm kích chiến đấu F-2 được phát triển và chế tạo với sự chuyển giao kỹ thuật giữa các tập đoàn chế tạo của Nhật Bản và Mỹ theo một thoả thuận hợp tác ký kết giữa Washington và Tokyo. Phía Nhật bỏ ra 60 % chi phí trong khi đó Mỹ bỏ ra 40 %. Đây cũng là thoả thuận khá hợp lý giữa hai đồng minh chiến lược Nhật - Mỹ.
4 chiếc F-2 mẫu đầu tiên được chế tạo xong và bay thử nghiệm thành công vào năm 1997. Việc chế tạo hàng loạt để đưa vào trang bị cho không quân Nhật Bản được tiến hành 1 năm sau đó tại nhà máy Phương nam Komaki của tập đoàn Mitsubisi. Tháng 3/2005, 62 chiếc tiêm kích chiến đấu hiện đại F-2 đầu tiên đã được bàn giao cho Cục phòng vệ Nhật Bản.
Tháng 6/2007, những chiếc máy bay chiến đấu F-2 mới toanh của không quân Nhật thực hiện chuyến bay đầu tiến đến căn cứ không quân Mỹ Andersen trên đảo Guam. Tại đây các chiến đấu cơ F-2 của Tokyto đã tham gia các cuộc tậo trận chung với lực lượng Mỹ. Đây cũng là lần đầu tiên các tiêm kích F-2 của Nhật Bản thả bom và bắn đạn thật kể từ khi được chế tạo và bàn giao thành công.
Ngoài Mitsubishi, tập đoàn Kawasaki của Nhật Bản cũng góp sức tham gia thực hiện hợp đồng chế tạo tiêm kích cơ F-2 cho không quân Nhật. Kawasaki chịu trách nhiệm sản xuất phần vỏ thân giữa, cửa và động cơ máy bay. Trong khi đó Mitsubishi chịu trách nhiệm chế tạo phần vỏ thân trước, cánh và một số bộ phận khác như hộp cánh dưới, sườn…
Buồng lái của chiến đấu cơ F-2 được trang bị các màn hình đa chức năng, trong đó có loại màn hình tinh thể lỏng của Yokogawa và Shimadzu. Máy bay được trang bị hệ thống tác chiến điện tử hợp nhất, hệ thống ra đa thông minh do Mitsubishi Electric chế tạo.
Mỗi chiếc F-2 được trang bị một súng máy M61A1 Vulcan cỡ nòng 20 mm dưới cánh trái. Trên một chiếc F-2 có tất cả 13 mấu cứng để treo các loại vũ khí. Hệ thống treo giữ, quản lý vũ khí trên F-2 được tập đoàn Lockheed Martin nghiên cứu và cung cấp.
Trên thân của chiến đấu cơ F-2 được trang bị 2 hệ thống phóng ray Frazer Nash do Nippi cung cấp. Vũ khí tấn công của F-2 là tên lửa "không đối không" tầm trung Sparrow Raytheon AIM-7F/M, tên lửa tầm gần Raytheon AIM-9L và tên lửa AAM-3 do Mitsubishi nghiên cứu và chế tạo.
Ngoài ra, các máy bay chiến đấu F-2 được trang bị các loại tên lửa chống tàu ASM-1 và ASM-2. Hai loại tên lửa chống hạm trên đều do Mitsubishi nghiên cứu vào những năm 1980. Loại tên lửa này cũng đã từng được trang bị cho thế hệ chiến đấu cơ trước đó của Nhật Bản là tiêm kích cơ F-1.
F-2 cũng được trang bị các loại bom loại 500 lb, bom chùm CBU-87/B (đã bị cấm). Ngoài ra, mỗi chiếc F-2 khi tác chiến có thể mang theo một thùng dầu phụ với trọng lượng 4.400 kg. Tiêm kích không trợ F-2 sử dụng động cơ burbo quạt thổi F110-GE-129 của General Electric. Tốc độ tối đa có thể đạt được theo quy chuẩn hàng không là Mach 2.0.
Phần quan trọng nhất, có ý nghĩa quyết định đến khả năng tác chiến, phát hiện, lần tránh kẻ thù của F-2 là hệ thống điện tử hàng không do Lockheed Martin cung cấp. Tập đoàn Aviation Electric and Honeywell của Nhật Bản cung cấp hệ thống điều khiển điện tử theo hợp đồng phụ ký kết với Mitsubishi.
{iarelatednews articleid='10907,10842,10834,10829,10823,10789,10689,10688,10584,10152,10269,10181,10069,9980,10020,9982,9256'}
Theo Bình Nguyên/Lê Dũng/VTC News