Chùm ảnh: Điểm danh những loài động vật quý hiếm bên bờ tuyệt chủng

24/07/2012 13:24
H.T (tổng hợp)
(GDVN) -Sự thay đổi môi trường sống và sự săn bắt của con người cho mục đích thương mại đã khiến khỉ Titi Colombia, Tê giác Java, khỉ mũi hếch Myanmar… và nhiều loài động vật quý hiếm khác đang ngấp nghé bên bờ tuyệt chủng.
Khỉ Titi Caquetá được phát hiện vào năm 2010 tại vùng rừng nhiệt đới Amazon, Colombia. Đây là loài có nguy cơ tuyệt chủng cao do mất môi trường sống và phân bố nhỏ lẻ. Chuyên gia nghiên cứu hành vi động vật Martin Moynihan lần đầu tiên đã nhìn thoáng qua loài khỉ Callicebus caquetensis trong thập niên 1960. Nhưng do những xung đột chính trị tại tỉnh Caquetá, miền nam Columbia nên đã lưu giữ phát hiện đó mãi cho tới khi các nhà khoa học thực hiện chuyến thám hiểm cuối cùng vào năm 2008 đã xác nhận loài khỉ Titi trên là một loài mới, được đặt tên là Caquetá titi (Callicebus caquetensis). Callicebus caquetensis có kích cỡ như một con mèo, có lông màu nâu xám nhưng không có viền trắng trước trán như các họ hàng khỉ Titi khác. Ảnh: Thomas Defler/Nationalgeographic.
Khỉ Titi Caquetá được phát hiện vào năm 2010 tại vùng rừng nhiệt đới Amazon, Colombia. Đây là loài có nguy cơ tuyệt chủng cao do mất môi trường sống và phân bố nhỏ lẻ. Chuyên gia nghiên cứu hành vi động vật Martin Moynihan lần đầu tiên đã nhìn thoáng qua loài khỉ Callicebus caquetensis trong thập niên 1960. Nhưng do những xung đột chính trị tại tỉnh Caquetá, miền nam Columbia nên đã lưu giữ phát hiện đó mãi cho tới khi các nhà khoa học thực hiện chuyến thám hiểm cuối cùng vào năm 2008 đã xác nhận loài khỉ Titi trên là một loài mới, được đặt tên là Caquetá titi (Callicebus caquetensis).
Callicebus caquetensis có kích cỡ như một con mèo, có lông màu nâu xám nhưng không có viền trắng trước trán như các họ hàng khỉ Titi khác. Ảnh: Thomas Defler/Nationalgeographic.
Chim Regent Honeyeater. Đây là loài chim đặc hữu ở miền Đông Nam Australia. Số lượng loài này đang giảm nhanh chóng trong vài thập niên qua do mất rừng, hạn hán và ngành nông nghiệp lấn chiếm. Loài này lần đầu tiên được mô tả với nhà sinh học George Shaw năm 1794. Ảnh: AP.
Chim Regent Honeyeater. Đây là loài chim đặc hữu ở miền Đông Nam Australia. Số lượng loài này đang giảm nhanh chóng trong vài thập niên qua do mất rừng, hạn hán và ngành nông nghiệp lấn chiếm. Loài này lần đầu tiên được mô tả với nhà sinh học George Shaw năm 1794. Ảnh: AP.
Khỉ mũi hếch Myanmar (Rhinopithecus strykeri). Chúng đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng do nạn săn bắn lấy xương, lông thú, hộp sọ, bộ não cho y học. Khỉ mũi hếch Myanmar có chiều cao khoảng 60 cm và đuôi dài hơn thân. Chúng không có sống mũi song lại có cặp môi rất dày. Do thiếu sống mũi nên hai lỗ mũi của khỉ hướng lên phía trên khiến nước mưa rất dễ lọt vào và gây hiện tượng hắt hơi. Những cánh rừng mà khỉ mũi hếch Myanmar sinh sống có độ cao tới 3.000 m. Vào những ngày có mưa, chúng thường úp mặt vào đầu gối để nước không lọt vào mũi. Người dân nhận thấy khỉ hắt hơi rất nhiều khi trời mưa. Ảnh: PRCF.
Khỉ mũi hếch Myanmar (Rhinopithecus strykeri). Chúng đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng do nạn săn bắn lấy xương, lông thú, hộp sọ, bộ não cho y học.
Khỉ mũi hếch Myanmar có chiều cao khoảng 60 cm và đuôi dài hơn thân. Chúng không có sống mũi song lại có cặp môi rất dày. Do thiếu sống mũi nên hai lỗ mũi của khỉ hướng lên phía trên khiến nước mưa rất dễ lọt vào và gây hiện tượng hắt hơi. Những cánh rừng mà khỉ mũi hếch Myanmar sinh sống có độ cao tới 3.000 m. Vào những ngày có mưa, chúng thường úp mặt vào đầu gối để nước không lọt vào mũi. Người dân nhận thấy khỉ hắt hơi rất nhiều khi trời mưa. Ảnh: PRCF.
Chim Rio Branco Antbird. Theo các nhà khoa học, chúng có thể biến mất hoàn toàn trong hai thập kỷ tới do sự phát triển của con người. Loài này sống dọc theo lòng sông ở miền bắc Brazil và phía tây Guyana. "Để ngăn chặn sự tuyệt chủng của loài chim này, cần thiết phải bảo vệ môi trường sống của chúng", một quan chức IUCN cho biết trong tuyên bố. Ảnh: Rockjumper Birding.
Chim Rio Branco Antbird. Theo các nhà khoa học, chúng có thể biến mất hoàn toàn trong hai thập kỷ tới do sự phát triển của con người. Loài này sống dọc theo lòng sông ở miền bắc Brazil và phía tây Guyana. "Để ngăn chặn sự tuyệt chủng của loài chim này, cần thiết phải bảo vệ môi trường sống của chúng", một quan chức IUCN cho biết trong tuyên bố. Ảnh: Rockjumper Birding.
Chim Hoary-Throated Spinetail. Chúng được tìm thấy ở Brazil và Guyana. Khoảng năm 2023, môi trường sống của chúng có thể bị mất tới 80%. Ảnh: Arthur Grosset/National Geographic.
Chim Hoary-Throated Spinetail. Chúng được tìm thấy ở Brazil và Guyana. Khoảng năm 2023, môi trường sống của chúng có thể bị mất tới 80%. Ảnh: Arthur Grosset/National Geographic.
Ếch Hula Painted là loài ếch bản địa của thung lũng Hula, Israel. Đây là loài rất hiếm ngay cả trước khi bị tuyên bố tuyệt chủng và có rất ít tài liệu ghi chép về chúng. Trong những năm 1940, xuất hiện ếch cannibal ăn thịt đồng loại đã dẫn đến sự suy giảm nghiêm trọng của Hula Painted. Ảnh: Oz Rittner/ National Geographic.
Ếch Hula Painted là loài ếch bản địa của thung lũng Hula, Israel. Đây là loài rất hiếm ngay cả trước khi bị tuyên bố tuyệt chủng và có rất ít tài liệu ghi chép về chúng. Trong những năm 1940, xuất hiện ếch cannibal ăn thịt đồng loại đã dẫn đến sự suy giảm nghiêm trọng của Hula Painted. Ảnh: Oz Rittner/ National Geographic.
Linh trưởng mắt đỏ. Loài linh trưởng này đang sinh sống tại đảo Siau, Indonesia. Có tới 80% loài này bị tiêu diệt chỉ trong một thập kỷ qua, nguyên nhân chủ yếu do tình trạng săn bắn của con người.
Linh trưởng mắt đỏ. Loài linh trưởng này đang sinh sống tại đảo Siau, Indonesia. Có tới 80% loài này bị tiêu diệt chỉ trong một thập kỷ qua, nguyên nhân chủ yếu do tình trạng săn bắn của con người.
Kỳ nhông lùn là sinh vật lưỡng cư, sống tại Guatemala. Đây là loài cực kỳ quý hiếm nằm trong danh sách đỏ năm 2011. Loài này thường sống trong khu rừng có cây gỗ lớn.
Kỳ nhông lùn là sinh vật lưỡng cư, sống tại Guatemala. Đây là loài cực kỳ quý hiếm nằm trong danh sách đỏ năm 2011. Loài này thường sống trong khu rừng có cây gỗ lớn.
Rùa tý hon. Đây là một trong những loài rùa nhỏ nhất thế giới, thân dài 7,9 đến 11,4cm, sống ở phía Đông nước Mỹ. Loài này đang ngày càng giảm về số lượng.
Rùa tý hon. Đây là một trong những loài rùa nhỏ nhất thế giới, thân dài 7,9 đến 11,4cm, sống ở phía Đông nước Mỹ. Loài này đang ngày càng giảm về số lượng.
Cóc nhiều màu ở Peru. Từ năm 2011, có tới 19 loài ếch, cóc, kỳ nhông được thêm vào sách đỏ, trong đó 8 loài nằm trong danh sách cực kỳ nguy cấp, bao gồm cả loài cóc nhiều màu này. Các cuộc điều tra mới tìm thấy chỉ 2 con cóc nhiều màu năm 2010.
Cóc nhiều màu ở Peru. Từ năm 2011, có tới 19 loài ếch, cóc, kỳ nhông được thêm vào sách đỏ, trong đó 8 loài nằm trong danh sách cực kỳ nguy cấp, bao gồm cả loài cóc nhiều màu này. Các cuộc điều tra mới tìm thấy chỉ 2 con cóc nhiều màu năm 2010.
“Kỳ lân” Ả Rập. Có tên khoa học Oryx leucory. Loài này chỉ còn khoảng 6 con sống trong tự nhiên vào năm 1972. Loài động vật quý hiếm này đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng do tình trạng săn bắt quá mức.
“Kỳ lân” Ả Rập. Có tên khoa học Oryx leucory. Loài này chỉ còn khoảng 6 con sống trong tự nhiên vào năm 1972. Loài động vật quý hiếm này đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng do tình trạng săn bắt quá mức.
Tê giác Java ở vườn quốc gia Cát Tiên được phát hiện đã chết với vết đạn bị bắn vào chân và cái sừng biến mất vào tháng 4 năm ngoái. Loài tê giác một sừng Java tuyệt chủng ở Việt Nam. Hiện loài này vẫn còn một số cá thể và đang được bảo tồn ở Indonesia. Ảnh: WWF/AP.
Tê giác Java ở vườn quốc gia Cát Tiên được phát hiện đã chết với vết đạn bị bắn vào chân và cái sừng biến mất vào tháng 4 năm ngoái. Loài tê giác một sừng Java tuyệt chủng ở Việt Nam. Hiện loài này vẫn còn một số cá thể và đang được bảo tồn ở Indonesia. Ảnh: WWF/AP.
Chim gõ kiến mỏ ngà. Loài này sống ở Nam Mỹ. Chúng có thể đã tuyệt chủng do mất môi trường sống. Ảnh: PA.
Chim gõ kiến mỏ ngà. Loài này sống ở Nam Mỹ. Chúng có thể đã tuyệt chủng do mất môi trường sống. Ảnh: PA.
Báo Amur sống trong những khu rừng tuyết ở vùng viễn đông Nga. Các nhà khoa học cho rằng, chúng hiện chỉ còn 40 con do nạn săn trộm và khai thác gỗ. Ảnh: WWF.
Báo Amur sống trong những khu rừng tuyết ở vùng viễn đông Nga. Các nhà khoa học cho rằng, chúng hiện chỉ còn 40 con do nạn săn trộm và khai thác gỗ. Ảnh: WWF.
Còn khoảng 100 con vượn tre lớn sinh sống ở Madagascar. Chúng đang bị đe dọa bởi nạn săn bắt của con người và mất đi môi trường sống. Ảnh: AP.
Còn khoảng 100 con vượn tre lớn sinh sống ở Madagascar. Chúng đang bị đe dọa bởi nạn săn bắt của con người và mất đi môi trường sống. Ảnh: AP.
Chỉ còn khoảng 350 con cá voi lưng thẳng ở biển Atlantic. Ảnh: Alamy
Chỉ còn khoảng 350 con cá voi lưng thẳng ở biển Atlantic. Ảnh: Alamy
Khỉ đột núi. Còn khoảng 700 con vẫn còn sống ở phía đông Trung Phi. Loài này đang trên bờ tuyệt chủng do chính sách bất ổn của chính phủ nước này. Ảnh: AP
Khỉ đột núi. Còn khoảng 700 con vẫn còn sống ở phía đông Trung Phi. Loài này đang trên bờ tuyệt chủng do chính sách bất ổn của chính phủ nước này. Ảnh: AP
Rùa luýt. Số lượng loài rùa lớn nhất thế giới này đang suy giảm ở mức báo động. Nguyên nhân là do con người lấy trứng của chúng đẻ trên bờ biển, còn tổ của chúng bị mất do bờ biển xói mòn. Ảnh:Alamy.
Rùa luýt. Số lượng loài rùa lớn nhất thế giới này đang suy giảm ở mức báo động. Nguyên nhân là do con người lấy trứng của chúng đẻ trên bờ biển, còn tổ của chúng bị mất do bờ biển xói mòn. Ảnh:Alamy.
Kỳ giông khổng lồ ở Trung Quốc. Chúng dài tới 1,8m, đang dần tuyệt chủng do môi trường sống bị ô nhiễm nặng. Ảnh: Alamy.
Kỳ giông khổng lồ ở Trung Quốc. Chúng dài tới 1,8m, đang dần tuyệt chủng do môi trường sống bị ô nhiễm nặng. Ảnh: Alamy.
Hải cẩu Hawaii còn ít hơn 1.000 con. Các nhà khoa học chưa giải thích vì sao số lượng của chúng lại suy giảm. Ảnh: AP.
Hải cẩu Hawaii còn ít hơn 1.000 con. Các nhà khoa học chưa giải thích vì sao số lượng của chúng lại suy giảm. Ảnh: AP.
H.T (tổng hợp)