Còn bao nhiêu "sát thủ" Luyện, Dưỡng đang núp bóng trong chúng ta?

21/02/2012 07:40
Theo độc giả Quý Hà/Vnepress
Phải chăng Nguyễn Hữu Dưỡng không biết Lê Văn Luyện vừa cướp tiệm vàng, và không biết là nếu như hắn đã 18 tuổi thì sẽ bị xử tử? Vậy sao hắn không sợ, vấn làm?
Liên tiếp các tội ác diễn ra với mức độ tàn bạo như một hồi chuông nhức nhối, báo động khẩn cấp về sự tha hóa nhân cách con người trước hấp lực của vật chất. Có thể nói ở nước ta ngày càng có nhiều vụ phạm tội diễn ra mới mức độ rất nghiêm trọng, mất hết tính người. Tội phạm xuất hiện từ nông thôn tới thành thị, từ quan chức cấp cao cho tới nông dân. Từ người hiểu biết có học vấn cao cũng như người không có học thức.
Nguyễn Hữu Dưỡng bị di lý về CQĐT CA Hà Nội.
Nguyễn Hữu Dưỡng bị di lý về CQĐT CA Hà Nội.
PHÁT HOẢNG VỚI NHỮNG HÌNH ẢNH PHẢN CẢM VỀ LÊ VĂN LUYỆNXEM THÊM VỀ VỤ THẢM SÁT CƯỚP TIỆM VÀNG Ở BẮC GIANG Tôi lấy ví dụ như cách đây không lâu xảy ra vụ thầy giáo hiệu trưởng trường PTTH mua dâm học sinh của chính mình và không những thế còn môi giới luôn cho các quan chức cấp tỉnh khác. Còn về án mạng thì có thể nói kinh hoàng nhất là vụ án cướp tiệm vàng Ngọc Bích ở Bắc Giang. Vụ án làm phẫn nộ dư luận cả nước và những ai biết đến vụ án này đều thấy căm phẫn với hành vi đó. Vụ án ở Bắc Giang vừa xử xong, các báo đài đều đưa tin về vụ án đó, ai ai cũng biết. Ấy vậy mà giờ đây, chúng ta lại thấy một vụ án tương tự ở Hà Nội mà hung thủ gây án chỉ hơn tội phạm Lê Văn Luyện chỉ đúng chín tuổi và trước đó cũng có một lý lịch hết sức... trong sạch.
Phải chăng đạo đức xã hội của chúng ta đang tụt dốc? Phải chăng hệ thống giáo dục của chúng ta không có nền móng? Phải chăng gia đình, nhà trường không đủ sức giữ gìn cái gốc trong mỗi con người. Hay là đạo đức trong từng con người chúng ta đang bị đồng tiền dần gặm nhắm nên không thể giáo dục, chỉ bảo cho chính con em mình, cho học trò, cho đồng chí mình? Phải chăng Nguyễn Hữu Dưỡng không biết Lê Văn Luyện vừa cướp tiệm vàng, và không biết là nếu như hắn đã 18 tuổi thì sẽ bị xử tử? Tôi chắc là Dưỡng biết, nhưng sao hắn không sợ, hắn vẫn làm? Vấn đề ở đây là ma lực đồng tiền. Ma lực đồng tiền nó quá ghê gớm, nó đã gặm nhắm hết phần “nhân" của hắn mà không những của hắn, mà là một phần “nhân" của xã hội chúng ta nói chung. Tôi đã thấy nhiều người đã nói: “trong thời buổi ngày nay, cái gì không mua được bằng tiền, thì sẽ mua được bằng rất nhiều tiền". Điều này chứng tỏ rằng nhiều người trong chúng ta quá coi trọng đồng tiền và sẵn sàng bán cả danh dự, nhân cách và cả tính mạng của chính mình, của người khác vì tiền.  Mấu chốt ở đây tôi cho là vẫn ở sự giáo dục từ trong nhà trường và trong mỗi gia đình. Nếu như từ cơ bản chúng ta dạy được trẻ nhỏ luôn ý thức được “lấy bất cứ cái gì của người khác mà không xin phép là có tội", “của người không phải là của mình", “tự lực trong cuộc sống", “không bao giờ được phép gây gổ, đánh nhau"...thì có lẽ xã hội của chúng ta đã trật tự hơn, tốt đẹp hơn và ít bạo lực hơn.
"Sát thủ" Lê Văn Luyện trong phòng xử án
"Sát thủ" Lê Văn Luyện trong phòng xử án
PHÁT HOẢNG VỚI NHỮNG HÌNH ẢNH PHẢN CẢM VỀ LÊ VĂN LUYỆNXEM THÊM VỀ VỤ THẢM SÁT CƯỚP TIỆM VÀNG Ở BẮC GIANG Nhưng hiện tại nhiều người đang chạy theo đồng tiền, sự chênh lệch giàu nghèo ngày càng lớn. Có nhiều những ông bố, bà mẹ cũng chỉ mong chờ lấn chiếm được một ít đất công, mỗi lần cơi nới lấn thêm một ít, bòn rút được ít nào của cơ quan thì bòn rút, của công, của xã hội là của mình, “cha chung không ai khóc"... Thử hỏi một xã hội còn những người như thế, những thế hệ như thế thì làm sao không có nhiều kẻ xấu người gian, thử hỏi làm sao mà con cái họ có thể học hỏi được? Liệu còn bao nhiêu “Lê Văn Luyện, Nguyễn Hữu Dưỡng" nữa đang núp bóng trong chúng ta? Câu trả lời nằm trong chính mỗi nhà trường, mỗi gia đình và trong chính mỗi chúng ta. Đừng để một tâm địa như Lê Văn Luyện thức giấc.

Do mất cân bằng trong xã hội

Khi xã hội có một nhóm người kiếm tiền quá dễ, được hậu thuẫn làm giàu từ bán tài nguyên của đất nước, nhất là tài nguyên đất, hộ vương giả, họ khoe khoang và vô tình đẩy một số người trẻ tuổi đến cùng cực và chịu áp lực, cùng quẫn, khi mà mọi nhu cầu của cuộc sống từ mưu sinh đến tình yêu đều bị đồng tiền chi phối và gây áp lực. Tất yếu sẽ sinh ra bạo lực do mất phương hướng và bột phát do cùng quẫn.

 

Do sự phân cấp giàu nghèo?

Theo tôi có thể xã hội đang phát triển dẫn đến sự phân cấp giàu nghèo quá chênh lệch, sự xuống cấp của các quan chức nhà nước , sự vô cảm của người giàu với người nghèo đã làm cho những con người này trở nên như thế. Khi sự phân cấp giầu nghèo quá rõ thì những người nghèo thấy mình túng quẫn không thể nào thoát khỏi và rồi có nhưng suy nghĩ như thế sách có câu " Đói ăn vụng, túng làm liều "

Dung Pham

Theo độc giả Quý Hà/Vnepress