Điểm lại các di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam qua ảnh (Phần 2)

24/02/2012 05:00
Phạm Hải (Tổng hợp từ Internet)
(GDVN) - Ngày 1/10/2009, ca trù của Việt Nam được UNESCO ghi danh vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp....

Hát ca trù hay hát ả đào là một bộ môn nghệ thuật truyền thống ở phía Bắc Việt Nam kết hợp hát cùng một số nhạc cụ dân tộc. Ca trù thịnh hành từ thế kỷ 15, từng là một loại ca trong cung đình và được giới quý tộc và học giả yêu thích (Ảnh: Internet).
Hát ca trù hay hát ả đào là một bộ môn nghệ thuật truyền thống ở phía Bắc Việt Nam kết hợp hát cùng một số nhạc cụ dân tộc. Ca trù thịnh hành từ thế kỷ 15, từng là một loại ca trong cung đình và được giới quý tộc và học giả yêu thích (Ảnh: Internet).
Hát “ả đào,” hát “cô đầu” đều là tên gọi cho nghệ thuật ca trù. Ngày xưa, hát ở cửa đền có lệ hát thẻ. Thẻ gọi là trù, làm bằng mảnh tre ghi chữ, đánh dấu, dùng để thưởng ả đào thay cho tiền mặt. Khi hát, quan viên thị lễ ngồi hai bên, một bên đánh chiêng và một bên đánh trống. Chỗ nào ả đào hát hay, bên trống thưởng một tiếng chát, bên kia đánh một tiếng chiêng rồi thưởng luôn cho một cái trù. Sau buổi hát, đào kép cứ theo trù thưởng mà lĩnh tiền (Ảnh: Internet).
Hát “ả đào,” hát “cô đầu” đều là tên gọi cho nghệ thuật ca trù. Ngày xưa, hát ở cửa đền có lệ hát thẻ. Thẻ gọi là trù, làm bằng mảnh tre ghi chữ, đánh dấu, dùng để thưởng ả đào thay cho tiền mặt. Khi hát, quan viên thị lễ ngồi hai bên, một bên đánh chiêng và một bên đánh trống. Chỗ nào ả đào hát hay, bên trống thưởng một tiếng chát, bên kia đánh một tiếng chiêng rồi thưởng luôn cho một cái trù. Sau buổi hát, đào kép cứ theo trù thưởng mà lĩnh tiền (Ảnh: Internet).
Ca trù ban đầu vốn là một loại hình nghệ thuật của dân gian, được cung đình tiếp nhận dùng làm trò diễn xướng, gọi là hát cửa quyền, rồi lại trở về với dân gian gọi là hát cửa đình, hát ả đào, hát cô đầu, hát nhà trò, hát nhà tơ. Ngày nay, ca trù trở thành một nghệ thuật độc đáo, một loại hình ca nhạc vừa dân gian, vừa bác học (Ảnh: Internet).
Ca trù ban đầu vốn là một loại hình nghệ thuật của dân gian, được cung đình tiếp nhận dùng làm trò diễn xướng, gọi là hát cửa quyền, rồi lại trở về với dân gian gọi là hát cửa đình, hát ả đào, hát cô đầu, hát nhà trò, hát nhà tơ. Ngày nay, ca trù trở thành một nghệ thuật độc đáo, một loại hình ca nhạc vừa dân gian, vừa bác học (Ảnh: Internet).
Ngày 1/10/2009, tại kỳ họp lần thứ 4 của Ủy ban liên chính phủ Công ước UNESCO Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể (từ ngày 28 tháng 9 tới ngày 2 tháng 10 năm 2009), ca trù đã được công nhận là di sản phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp (Ảnh: Internet).
Ngày 1/10/2009, tại kỳ họp lần thứ 4 của Ủy ban liên chính phủ Công ước UNESCO Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể (từ ngày 28 tháng 9 tới ngày 2 tháng 10 năm 2009), ca trù đã được công nhận là di sản phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp (Ảnh: Internet).
Nhiều nhà văn hóa đã nghiên cứu và đánh giá hát ca trù là di sản văn hóa thế giới có vùng ảnh hưởng lớn nhất Việt Nam, có phạm vi tới 15 tỉnh, thành phố phía Bắc. Hồ sơ đề cử Ca trù là di sản văn hóa thế giới với không gian văn hóa Ca trù trải dài khắp 15 tỉnh phía Bắc gồm: Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình (Ảnh: Internet).
Nhiều nhà văn hóa đã nghiên cứu và đánh giá hát ca trù là di sản văn hóa thế giới có vùng ảnh hưởng lớn nhất Việt Nam, có phạm vi tới 15 tỉnh, thành phố phía Bắc. Hồ sơ đề cử Ca trù là di sản văn hóa thế giới với không gian văn hóa Ca trù trải dài khắp 15 tỉnh phía Bắc gồm: Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình (Ảnh: Internet).
Một chầu hát cần có ba thành phần chính: Một nữ ca sĩ (gọi là "đào" hay "ca nương") sử dụng bộ phách gõ lấy nhịp; Một nhạc công nam giới (gọi là "kép") chơi đàn đáy phụ họa theo tiếng hát; Người thưởng ngoạn (gọi là "quan viên", thường là tác giả bài hát) đánh trống chầu chấm câu và biểu lộ chỗ đắc ý bằng tiếng trống (Ảnh: Internet).
Một chầu hát cần có ba thành phần chính: Một nữ ca sĩ (gọi là "đào" hay "ca nương") sử dụng bộ phách gõ lấy nhịp; Một nhạc công nam giới (gọi là "kép") chơi đàn đáy phụ họa theo tiếng hát; Người thưởng ngoạn (gọi là "quan viên", thường là tác giả bài hát) đánh trống chầu chấm câu và biểu lộ chỗ đắc ý bằng tiếng trống (Ảnh: Internet).
Vì là nghệ thuật âm nhạc thính phòng, không gian trình diễn ca trù có phạm vi tương đối nhỏ. Đào hát ngồi trên chiếu ở giữa. Kép và quan viên ngồi chếch sang hai bên. Khi bài hát được sáng tác và trình diễn ngay tại chỗ thì gọi là "tức tịch," nghĩa là "ngay ở chiếu" (Ảnh: Internet).
Vì là nghệ thuật âm nhạc thính phòng, không gian trình diễn ca trù có phạm vi tương đối nhỏ. Đào hát ngồi trên chiếu ở giữa. Kép và quan viên ngồi chếch sang hai bên. Khi bài hát được sáng tác và trình diễn ngay tại chỗ thì gọi là "tức tịch," nghĩa là "ngay ở chiếu" (Ảnh: Internet).
Theo thống kê của các nhà nghiên cứu, năm 2010 có 63 câu lạc bộ ở 15 tỉnh, thành phố trên cả Việt Nam có hoạt động thường xuyên và có kế hoạch luyện tập truyền nghề ca trù (Ảnh: Internet).
Theo thống kê của các nhà nghiên cứu, năm 2010 có 63 câu lạc bộ ở 15 tỉnh, thành phố trên cả Việt Nam có hoạt động thường xuyên và có kế hoạch luyện tập truyền nghề ca trù (Ảnh: Internet).
Các nhà nghiên cứu về sự ra đời của ca trù, đều thống nhất khẳng định loại hình diễn xướng này có từ thời Lý, phát triển hưng thịnh ở đời nhà Lê. Theo “Việt sử tiêu án” của Ngô Thì Sĩ, đời vua Lý Thái Tổ (1010-1028) có ca nhi là Đào Thị hát rất hay, từng được vua ban thưởng. Sau này, người ta mộ danh Đào Thị nên ca nhi được gọi là đào nương. Đến đời Lê, có một danh ca là Bạch Hoa cùng chồng là Đinh Lễ sáng tạo ra chiếc đàn đáy, chế ra âm luật, làm rạng rỡ cho giáo phường, thu nhận nhiều đệ tử; khi qua đời được giới ca nhi suy tôn là Tổ cô đầu (Ảnh: Internet).
Các nhà nghiên cứu về sự ra đời của ca trù, đều thống nhất khẳng định loại hình diễn xướng này có từ thời Lý, phát triển hưng thịnh ở đời nhà Lê. Theo “Việt sử tiêu án” của Ngô Thì Sĩ, đời vua Lý Thái Tổ (1010-1028) có ca nhi là Đào Thị hát rất hay, từng được vua ban thưởng. Sau này, người ta mộ danh Đào Thị nên ca nhi được gọi là đào nương. Đến đời Lê, có một danh ca là Bạch Hoa cùng chồng là Đinh Lễ sáng tạo ra chiếc đàn đáy, chế ra âm luật, làm rạng rỡ cho giáo phường, thu nhận nhiều đệ tử; khi qua đời được giới ca nhi suy tôn là Tổ cô đầu (Ảnh: Internet).
Hát ca trù phải có đào hát với giọng khỏe, trầm và sang. Nhạc đệm cho người hát gồm có chiếc đàn đáy, chiếc trống con (trống khẩu), gọi là trống chầu và chiếc phách, gọi là cỗ phách do người hát điều khiển. Ngay giọng hát cũng vậy, phải rèn luyện công phu từ nhỏ mới giữ được “hơi trong” và buông được “hơi ngoài” trong nghệ thuật ém, nhấn, nhả. Hát ca trù không giống với các loại hình dân ca khác mà phải hát ngậm miệng nhưng tròn vành rõ chữ, hát như “đổ châu, nhả ngọc.” Người hát ca trù vừa hát vừa gõ phách (Ảnh: Internet).
Hát ca trù phải có đào hát với giọng khỏe, trầm và sang. Nhạc đệm cho người hát gồm có chiếc đàn đáy, chiếc trống con (trống khẩu), gọi là trống chầu và chiếc phách, gọi là cỗ phách do người hát điều khiển. Ngay giọng hát cũng vậy, phải rèn luyện công phu từ nhỏ mới giữ được “hơi trong” và buông được “hơi ngoài” trong nghệ thuật ém, nhấn, nhả. Hát ca trù không giống với các loại hình dân ca khác mà phải hát ngậm miệng nhưng tròn vành rõ chữ, hát như “đổ châu, nhả ngọc.” Người hát ca trù vừa hát vừa gõ phách (Ảnh: Internet).
Nghệ thuật hát ca trù mang sắc thái độc đáo, đặc sắc riêng có ở Việt Nam và của cả nhân loại. Trên thế giới, ít có một bộ môn nghệ thuật nào mà chỉ có ba người cùng với nhạc cụ đàn đáy, cỗ phách, trống chầu phối hợp lại mà thành cả thơ, nhạc, tiết tấu, thể điệu… làm mê hoặc lòng người như ca trù (Ảnh: Internet).
Nghệ thuật hát ca trù mang sắc thái độc đáo, đặc sắc riêng có ở Việt Nam và của cả nhân loại. Trên thế giới, ít có một bộ môn nghệ thuật nào mà chỉ có ba người cùng với nhạc cụ đàn đáy, cỗ phách, trống chầu phối hợp lại mà thành cả thơ, nhạc, tiết tấu, thể điệu… làm mê hoặc lòng người như ca trù (Ảnh: Internet).
Nói đến nghệ thuật ca trù không thể không nói đến nghệ thuật soạn lời thơ. Những bài thơ do các danh sỹ bậc thầy như Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Khuyến, Dương Khuê, Chu Mạnh Trinh, Tú Xương, Cao Bá Quát… với những vần thơ tuyệt tác còn lưu lại cho thấy nghệ thuật viết lời cho nhạc thật mẫu mực (Ảnh: Internet).
Nói đến nghệ thuật ca trù không thể không nói đến nghệ thuật soạn lời thơ. Những bài thơ do các danh sỹ bậc thầy như Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Khuyến, Dương Khuê, Chu Mạnh Trinh, Tú Xương, Cao Bá Quát… với những vần thơ tuyệt tác còn lưu lại cho thấy nghệ thuật viết lời cho nhạc thật mẫu mực (Ảnh: Internet).
Bên cạnh đó, khi nhắc đến nghệ thuật hát ca trù thì chắc không thể không nhắc đến lớp nghệ nhân với những tên tuổi đã trở thành huyền thoại trong lịch sử ca trù Việt Nam như: NSND Quách Thị Hồ, Phạm Thị Mùi, Nguyễn Thị Chúc, Phó Thị Kim Đức, Chu Văn Du, Phó Đình Kỳ,... là những người đã tâm huyết giành trọn cả cuộc đời của mình để gìn giữ và phát triển nghệ thuật hát ca trù (Ảnh: Internet).
Bên cạnh đó, khi nhắc đến nghệ thuật hát ca trù thì chắc không thể không nhắc đến lớp nghệ nhân với những tên tuổi đã trở thành huyền thoại trong lịch sử ca trù Việt Nam như: NSND Quách Thị Hồ, Phạm Thị Mùi, Nguyễn Thị Chúc, Phó Thị Kim Đức, Chu Văn Du, Phó Đình Kỳ,... là những người đã tâm huyết giành trọn cả cuộc đời của mình để gìn giữ và phát triển nghệ thuật hát ca trù (Ảnh: Internet).
Bên cạnh đó, khi nhắc đến nghệ thuật hát ca trù thì chắc không thể không nhắc đến lớp nghệ nhân với những tên tuổi đã trở thành huyền thoại trong lịch sử ca trù Việt Nam như: NSND Quách Thị Hồ, Phạm Thị Mùi, Nguyễn Thị Chúc, Phó Thị Kim Đức, Chu Văn Du, Phó Đình Kỳ,... là những người đã tâm huyết giành trọn cả cuộc đời của mình để gìn giữ và phát triển nghệ thuật hát ca trù (Ảnh: Internet).
Bên cạnh đó, khi nhắc đến nghệ thuật hát ca trù thì chắc không thể không nhắc đến lớp nghệ nhân với những tên tuổi đã trở thành huyền thoại trong lịch sử ca trù Việt Nam như: NSND Quách Thị Hồ, Phạm Thị Mùi, Nguyễn Thị Chúc, Phó Thị Kim Đức, Chu Văn Du, Phó Đình Kỳ,... là những người đã tâm huyết giành trọn cả cuộc đời của mình để gìn giữ và phát triển nghệ thuật hát ca trù (Ảnh: Internet).
Ca trù độc đáo ở không gian nghệ thuật riêng, nhạc cụ và thể thơ riêng biệt. Theo các nghệ nhân dân gian, ca trù có 56 thể thức hoặc giai điệu khác nhau, mỗi loại này được gọi là thể cách. Kỹ thuật hát rất tinh tế, công phu như thể ca sĩ nắn nót, trau chuốt từng chữ. Nhạc cụ được tinh giản với sự tương phản âm sắc đã làm tôn vẻ đẹp của từng thành phần tham gia hoà tấu (Ảnh: Internet).
Ca trù độc đáo ở không gian nghệ thuật riêng, nhạc cụ và thể thơ riêng biệt. Theo các nghệ nhân dân gian, ca trù có 56 thể thức hoặc giai điệu khác nhau, mỗi loại này được gọi là thể cách. Kỹ thuật hát rất tinh tế, công phu như thể ca sĩ nắn nót, trau chuốt từng chữ. Nhạc cụ được tinh giản với sự tương phản âm sắc đã làm tôn vẻ đẹp của từng thành phần tham gia hoà tấu (Ảnh: Internet).
Phạm Hải (Tổng hợp từ Internet)