Hàng chục giảng viên Trường Lao động chưa được Bộ Giáo dục công nhận văn bằng

27/03/2017 10:30
HỮU CHÍ
(GDVN) - Sau thanh, kiểm tra Trường Lao động Xã hội có hàng chục giảng viên chưa có văn bản xác nhận tương đương văn bằng, chứng chỉ.

Không chỉ dừng lại ở vi phạm quy chế trong tuyển sinh   mà Trường Đại học Lao động và Xã hội còn tiếp tục dính sai phạm trong vấn đề về bằng cấp, trình độ của đội ngũ giảng viên nhà trường đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo thanh tra, kết luận.

Theo Kết luận thanh tra số 982/KL-BGDĐT, ngày 21/10/2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trường Đại học Lao động và Xã hội có 586 giảng viên cơ hữu, trong đó: Phó giáo sư: 07 người, Thạc sĩ: 416 người, Đại học: 84 người. Tổng số giảng viên quy đổi là 616.

Qua thanh, kiểm tra phát hiện có 45 giảng viên có bằng tốt nghiệp từ đại học trở lên do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp, trong đó có 30 người chưa có văn bản xác nhận tương đương văn bằng của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, 46 giảng viên của Nhà trường chưa có chứng chỉ sư phạm giảng dạy đại học. Trong danh sách này có cả Hiệu trưởng Trường Lao động và Xã hội Hà Xuân Hùng.

Không những vậy, việc liên kết đào tạo đặt lớp tại địa phương khi chưa có văn bản cho phép của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại Điều 9, Quyết định số 42/2008/QĐ-BGDĐT.

Một bộ phận cán bộ của trường cũng được lãnh đạo nhà trường đưa vào con số giảng viên cơ hữu (ảnh HC)
Một bộ phận cán bộ của trường cũng được lãnh đạo nhà trường đưa vào con số giảng viên cơ hữu (ảnh HC)

Cùng với đó, một bộ phận cán bộ (không tham gia giảng dạy) của trường cũng được lãnh đạo nhà trường đưa vào con số giảng viên cơ hữu.

Số giảng viên có bằng do nước ngoài cấp chưa được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận văn bằng nhưng Hiệu trưởng đã sử dụng để báo cáo với Bộ Giáo dục và Đào tạo xin chỉ tiêu, xin mở nghành và Bổ nhiệm các chức vụ quản lý yêu cầu phải có trình độ Tiến sĩ.

Kết luận thanh tra số  982/KL-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã chỉ rõ những thiếu sót, hạn chế, kiến nghị các biện pháp xử lý, yêu cầu đối với Trường Lao động và Xã hội:

“Hoàn thành các thủ tục thực hiện liên kết đào tạo theo quy định đối với các lớp đang liên kết đào tạo đặt lớp tại địa phương, hoặc chuyển các lớp liên kết đang đào tạo đặt lớp tại địa phương về Trường để tổ chức đào tạo theo quy định.

Số giảng viên có bằng do nước ngoài cấp chưa được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận văn bằng nhưng Hiệu trưởng đã sử dụng để báo cáo với Bộ Giáo dục và Đào tạo xin chỉ tiêu, xin mở nghành và Bổ nhiệm các chức vụ quản lý yêu cầu phải có trình độ Tiến sĩ (ảnh HC)
Số giảng viên có bằng do nước ngoài cấp chưa được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận văn bằng nhưng Hiệu trưởng đã sử dụng để báo cáo với Bộ Giáo dục và Đào tạo xin chỉ tiêu, xin mở nghành và Bổ nhiệm các chức vụ quản lý yêu cầu phải có trình độ Tiến sĩ (ảnh HC)

Rà soát toàn bộ hồ sơ giảng viên, đề nghị  các giảng viên có bằng tốt nghiệp đại học, thạc sĩ, tiến sĩ do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp thực hiện công nhận văn bằng đảm bảo giá trị pháp lý để người có văn bằng sử dụng văn bằng phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam, theo quy định tại Khoản 2, Điều 7 quy định về trình tự thủ tục công nhận văn bằng của người Việt Nam do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp ban hành kèm theo Quyết định hợp nhất số 21/VBHN-BGDĐT ngày 16/06/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Kiểm điểm xử lý trách nhiệm đối với tổ chức, cá nhân để xảy ra thiếu sót nêu trên”.

Hàng chục giảng viên Trường Lao động chưa được Bộ Giáo dục công nhận văn bằng ảnh 3

Trường Đại học Lao động và Xã hội liên tiếp vi phạm quy chế trong tuyển sinh

(GDVN) - Trong hai năm liền, Trường Lao động và Xã hội liên tiếp vi phạm quy chế trong tuyển sinh, cố tình không sửa đổi.

Qua tìm hiểu, Trường Đại học Lao động và Xã hội được thành lập theo Quyết định số 26/2005/QĐ-TTg, ngày 31/01/2005 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở Trường Cao đẳng Lao động và Xã hội.

Trường là đơn vị trực thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội , trụ sở chính đặt tại số 43, đường Trần Duy Hưng, phường Trung Hòa, Cầu Giấy (Hà Nội).

Ngoài cơ sở chính, trường còn có thêm 2 cơ sở đào tạo:

Cơ sở Sơn Tây, địa chỉ phường Xuân Khanh, thị xã Sơn Tây được thành lập theo Quyết định số 1269/QĐ-LĐTBXH ngày 13/09/2006 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trên cơ sở sáp nhập trường kỹ nghệ I thành cơ sở Sơn Tây thuộc Trường Đại học Lao động và Xã hội và Quyết định số 1911/QĐ-LĐTBXH ngày 18/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội thành lập cơ sở Sơn Tây thuộc Trường Đại học Lao động và Xã hội.

Cơ sở Thành phố Hồ Chí Minh, địa chỉ 1018 Tô Ký, Phường Tân Chánh Hiệp, Quận 12, thành phố Hồ Chí Minh được thành lập theo Quyết định số 1906/QĐ-LĐTBXH ngày 15/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội trên cơ sở sáp nhập Trường Trung học Lao động Xã hội thành Cơ sở Thành phố Hồ Chí Minh thuộc Trường Đại học Lao động và Xã hội.

Hàng chục giảng viên Trường Lao động chưa được Bộ Giáo dục công nhận văn bằng ảnh 4

Trường Đại học Lao động - Xã hội (cơ sở II) thu sai hàng tỷ đồng

(GDVN) - Hàng loạt sai phạm về tài chính, nhân sự tại Trường Đại học Lao động - Xã hội (cơ sở II) vừa được Thanh tra Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội làm rõ.

Ngày 24/04/2007 Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội có Quyết định số 539/QĐ-LĐTBXH giao nhiệm vụ đào tạo trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp cho Cơ sở Sơn Tây và Quyết định số 540/QĐ-LĐTBXH giao nhiệm vụ đào tạo trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp cho Cơ sở Thành phố Hồ Chí Minh.

Trường Đại học Lao động và Xã hội tại trụ sở chính có: 11 phòng chức năng, 14 khoa, bộ môn; Cơ sở Thành phố Hồ Chí Minh có: 10 phòng chức năng, 14 khoa, bộ môn, 9 trung tâm; Cơ sở Sơn Tây có: 5 phòng, ban và 5 khoa, bộ môn, 2 trung tâm.

Mặc dù đã đặt lịch làm việc nhiều ngày nhưng phía Trường Lao động Xã hội vẫn chưa có phản hồi lại cho phóng viên.

Trong quá trình hoạt động, Trường Đại học Lao động và Xã hội đã để xảy ra nhiều sai sót. Đề nghị các cơ quan chức năng cần vào cuộc và có biện pháp xử lý, chấn chỉnh những thiếu sót, hạn chế trên.

HỮU CHÍ