Huy động vốn trái phép
Trong các cuộc hội thảo, Công ty RFI tự giới thiệu là đơn vị hoạt động trong lĩnh vực cho thuê tài chính và bất động sản, tuy nhiên khi tìm hiểu về doanh nghiệp này trên internet, phóng viên không có được bất cứ thông tin nào.
Người này còn nói, sau khi đầu tư 1.000 USD thì chỉ trong vòng khoảng 7 tháng sẽ lấy lại vốn, còn 3 năm 2 tháng tiếp theo chỉ là lãi suất và lợi nhuận, mỗi năm lãi 1.000 USD (mỗi tháng khoảng 100 USD) và nhấn mạnh, cứ 7 ngày tiền lãi sẽ về nhà đầu tư một lần. |
Tại buổi hội thảo tại Cần Thơ, người đại diện được cho là Giám đốc khu vực miền Tây và đến từ TP. Cần Thơ, giới thiệu Công ty RFI được thành lập tại Hoa Kỳ năm 2000 (thời điểm hiện tại công ty có trụ sở ở 64 quốc gia trên thế giới, riêng ở châu Á đã có mặt ở 3 nước gồm Hàn Quốc, Nhật Bản và Việt Nam).
Sau phần giới thiệu khá ngắn gọn về doanh nghiệp, người đại diện này chuyển sang phần chính, đó là chia sẻ kinh nghiệm và cách để đầu tư vào RFI.
Người tham gia đầu tư vào RFI chỉ phải đáp ứng điều kiện là mở một thẻ ATM tại BIDV (Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam) và có một địa chỉ e-mail.
Nhà đầu tư muốn trở thành thành viên của RFI rất đơn giản, chỉ việc tạo e-mail, sau đó ra ngân hàng chuyển tiền (nội dung chuyển tiền là ghi địa chỉ e-mail của mình, chứ không ghi nội dung nào khác). |
Để đầu tư vào RFI, số vốn tối thiểu để tham gia là 1.000USD và tối đa là 50.000USD.
Nhà đầu tư muốn trở thành thành viên của RFI rất đơn giản, chỉ việc tạo e-mail, sau đó ra ngân hàng chuyển tiền (nội dung chuyển tiền là ghi địa chỉ e-mail của mình, chứ không ghi nội dung nào khác).
FRI sẽ gửi một bảng thông tin cá nhân vào e-mail của nhà đầu tư qua trang web (http://rfiroy.com), nhà đầu tư có 7 ngày điền thông tin cá nhân, nếu không tiếp tục đầu tư thì sẽ thông báo với FRI và trong vòng 3 phút, FRI sẽ trả tiền lại cho nhà đầu tư, và nhà đầu tư sẽ được đánh dấu tên và không được tham gia nữa.
Nếu nhà đầu tư với mức tối thiểu là 1.000 USD (chia làm 5 chu kỳ), 1 ngày nhà đầu tư sẽ nhận lãi là 1% và đúng 10 ngày là 10% nhân với mức đầu tư tối thiểu 1.000 USD, hưởng lãi là 10 USD.
Đến ngày 20, nhà đầu tư sẽ hưởng lãi 0,8% (tương đương nhận 80 USD); đến ngày 30, nhà đầu tư sẽ hưởng 0,5% (tương đương nhận 50 USD);
Đúng 30 ngày, sẽ hưởng 230 USD. Đến ngày 335, nhà đầu tư sẽ hưởng mức 0,45% (tương đương được 1.507 USD);
Sau 1.000 ngày nhà đầu tư sẽ hưởng lãi là 0,125% (tương đương khoảng 1.250 USD) và sau 3 năm 9 tháng, nhà đầu tư sẽ nhận được cả vốn lẫn lãi là 3.987 USD…
Người này còn nói, sau khi đầu tư 1.000 USD thì chỉ trong vòng khoảng 7 tháng sẽ lấy lại vốn, còn 3 năm 2 tháng tiếp theo chỉ là lãi suất và lợi nhuận, mỗi năm lãi 1.000 USD (mỗi tháng khoảng 100 USD) và nhấn mạnh, cứ 7 ngày tiền lãi sẽ về nhà đầu tư một lần.
Theo người này cho biết, vào ngày 19/7/2016, Công ty FRI lần đầu tiên được ra mắt tại Việt Nam mở tại những tỉnh, thành như: Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ,…
Tuy nhiên, nhóm phóng viên tìm hiểu trên internet về công ty này thì không có bất kỳ thông tin nào, dù người đại diện giới thiệu là đã có mặt trên 64 quốc gia và Việt Nam là một trong 3 quốc gia ở châu Á. Trong giai đoạn đầu cấp phép là 3 năm ở gian đoạn 1?
Một người tham dự ở hội thảo có đặt câu hỏi với người đại diện: "Trong chu kỳ anh nói là 3 năm 9 tháng sẽ nhận cả lời lẫn vốn, khi bỏ ra 1.000 USD sẽ nhận 3.987 USD.
Vậy tại sao anh nói công ty được cấp phép hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam là 3 năm ở giai đoạn 1, vậy chu kỳ 3 năm 9 tháng, bỏ ra 3 năm còn 9 tháng thì đi đâu, và sau 3 năm công ty không được cấp phép nữa thì sẽ ra sao?" Người này trả lời vòng vo và đổi sang chủ đề khác.
Một chi tiết đáng lưu ý, người này cho một địa chỉ trang web giới thiệu là của FRI, khi nào là thành viên mới truy cập được (cung cấp ID, mật khẩu…), nhóm phóng viên truy cập vào thì giao diện chỉ là trang web thanh toán trực tuyến.
Dù giới thiệu đây là công ty cho thuê tài chính và cho thuê bất động sản nhưng qua hội thảo, qua cách người đại diện chia sẻ thì đây là hình thức kinh doanh đa cấp như bao công tay đa cấp khác, không hơn không kém, cũng tham gia vào làm thành viên và để có lợi nhuận thì mời những người khác vào tham gia và người mời vào sẽ được nâng lên một cấp, và cứ tiếp tục như thế mời một người sẽ nâng lên một cấp.
Chuyển khoản một số tiền lớn qua tài khoản ngân hàng mà nội dung chỉ là một địa chỉ e-mail của nhà đầu tư, lấy gì đảm bảo số tiền sẽ như thế nào….
Đây rõ ràng là hình thức lừa đảo mới, biến tướng của đa cấp mà hàng chục nghìn người dân đã bị "sập bẫy".
Bộ Công thương đã cảnh báo “biến tướng” của đa cấp lừa đảo
Về hình thức huy động vốn trái phép, “biến tướng” của đa cấp lừa đảo kiểu Công ty RFI, Bộ Công thương vừa phát hành văn bản, cảnh báo người dân.
Trang web giới thiệu là của FRI, khi nào là thành viên mới truy cập được (cung cấp ID, mật khẩu…), nhóm phóng viên truy cập vào thì giao diện chỉ là trang web thanh toán trực tuyến. |
Văn bản của Bộ Công thương ghi rõ: Trong thời gian vừa qua, hiện tượng kinh doanh đa cấp biến tướng để cung cấp dịch vụ, giao dịch tiền ảo, huy động tài chính nhằm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của người tham gia xuất hiện ngày càng nhiều, diễn biến phức tạp và khó lường, gây thiệt hại nghiêm trọng cho người dân và gây bức xúc trong dư luận xã hội.
Hiện nay, có nhiều tổ chức, cá nhân sử dụng mô hình kinh doanh theo phương thức đa cấp để huy động tài chính thông qua hình thức lôi kéo, dụ dỗ người tham gia đầu tư tiền vào các dự án bất động sản, nhà hàng, khách sạn, khai thác khoáng sản…
Trong nhiều trường hợp, các dự án này chỉ là “vỏ bọc” để che đậy hoạt động huy động tiền.
Bản chất của hoạt động này vẫn là lấy tiền của người vào mạng lưới sau trả cho người vào mạng lưới trước.
Khi không còn người đóng tiền vào hệ thống thì hệ thống sẽ sụp đổ và người tham gia sẽ rất khó lấy lại số tiền đã đầu tư.
Hàng trăm nạn nhân đã sập bẫy kiểu đa cấp lừa đảo, huy động vốn trái phép của Công ty RFI |
Biểu hiện của mô hình này là các tổ chức hứa hẹn trả hoa hồng, tiền thưởng cao bất thường so với số tiền bỏ ra ban đầu hoặc hứa hẹn với người tham gia chỉ cần đầu tư tiền vào các dự án sau đó không phải làm gì cũng được hưởng nhiều loại hoa hồng, tiền thù lao và các lợi ích kinh tế khác.
Bộ Công thương khẳng định, việc tham gia hoạt động kinh doanh kiểu như RFI tiểm ẩn nhiều rủi ro vì tổ chức, cá nhân kêu gọi đầu tư sẽ dễ dàng sử dụng và chiếm đoạt tiền của người tham gia.
Bộ Công thương cảnh báo người dân nhận biết, cảnh giác và không tham gia vào các hoạt động nêu trên nhằm tránh gây ra các thiệt hại không đáng có cho bản thân và cho xã hội.