Với cương vị là Hiệu trưởng Trường ĐH FPT, ngôi trường có mô hình đào tạo tiến bộ và hiện đại, TS Lê Trường Tùng đã trao đổi cùng phóng viên Giáo dục Việt Nam xung quanh đề án tuyển sinh mới mẻ của Trường ĐH Phan Châu Trinh. Bên cạnh đó, ông cũng chỉ ra nguyên nhân của việc tuyển sinh "3 chung" hiện nay là do đâu...
- Thưa TS Lê Trường Tùng, quan điểm của ông như thế nào về đề án tuyển sinh của Trường ĐH Phan Châu Trinh?
TS Lê Trường Tùng: Việc tuyển sinh xét trên nhiều tiêu chí là phù hợp, trong đó có kết hợp kết quả học phổ thông với tố chất cần cho học đại học.
Cụ thể, ba tiêu chí đầu tiên trong phương án tuyển sinh của Trường ĐH Phan Châu Trinh bao gồm: (1) Điểm thi đại học theo đề thi 3 chung của Bộ GD&ĐT, có nhân hệ số đối với môn học tùy theo khối ngành mà thí sinh đăng ký; (2) Điểm thi tốt nghiệp phổ thông trung học, có nhân hệ số đối với môn học tùy theo khối ngành mà thí sinh đăng ký; (3) Kết quả điểm tổng kết 3 năm học phổ thông của thí sinh (theo học bạ phổ thông trung học), đây là kết quả học phổ thông (thi 3 chung cũng là kiểm tra học phổ thông như thế nào). Hai tiêu chí sau là: (4) Kết quả kiểm tra về khả năng tư duy của thí sinh (do nhà trường tổ chức); (5) Kết quả phỏng vấn trực tiếp của Hội đồng tuyển sinh ĐH Phan Châu trinh về kiến thức tổng hợp, thái độ, kỹ năng, hành vi, sở thích... của thí sinh. Hai tiêu chí này đã kiểm tra những tố chất cần cho việc học đại học.
Tuy nhiên, theo tôi quy tắc xét tuyển của Trường ĐH Phan Châu Trinh “lấy từ cao xuống thấp cho đến hết chỉ tiêu” chưa thể hiện quan điểm đảm bảo chất lượng. Để đảm bảo chất lượng, cần có một “sàn” nhất định, chẳng hạn tổng điểm phải không dưới 40/100, trong đó điểm thành phần không yếu tố nào dưới 8/20.
- Vậy còn với trường của ông, kỳ thi tuyển sinh 2013 sắp tới dự kiến sẽ tuyển sinh theo hướng nào?
Cụ thể, ba tiêu chí đầu tiên trong phương án tuyển sinh của Trường ĐH Phan Châu Trinh bao gồm: (1) Điểm thi đại học theo đề thi 3 chung của Bộ GD&ĐT, có nhân hệ số đối với môn học tùy theo khối ngành mà thí sinh đăng ký; (2) Điểm thi tốt nghiệp phổ thông trung học, có nhân hệ số đối với môn học tùy theo khối ngành mà thí sinh đăng ký; (3) Kết quả điểm tổng kết 3 năm học phổ thông của thí sinh (theo học bạ phổ thông trung học), đây là kết quả học phổ thông (thi 3 chung cũng là kiểm tra học phổ thông như thế nào). Hai tiêu chí sau là: (4) Kết quả kiểm tra về khả năng tư duy của thí sinh (do nhà trường tổ chức); (5) Kết quả phỏng vấn trực tiếp của Hội đồng tuyển sinh ĐH Phan Châu trinh về kiến thức tổng hợp, thái độ, kỹ năng, hành vi, sở thích... của thí sinh. Hai tiêu chí này đã kiểm tra những tố chất cần cho việc học đại học.
Tuy nhiên, theo tôi quy tắc xét tuyển của Trường ĐH Phan Châu Trinh “lấy từ cao xuống thấp cho đến hết chỉ tiêu” chưa thể hiện quan điểm đảm bảo chất lượng. Để đảm bảo chất lượng, cần có một “sàn” nhất định, chẳng hạn tổng điểm phải không dưới 40/100, trong đó điểm thành phần không yếu tố nào dưới 8/20.
TS Lê Trường Tùng, Hiệu trưởng Trường ĐH FPT. |
- Vậy còn với trường của ông, kỳ thi tuyển sinh 2013 sắp tới dự kiến sẽ tuyển sinh theo hướng nào?
TS Lê Trường Tùng: Từ khi thành lập đến nay, trường ĐH FPT vẫn tuyển sinh dựa trên 2 yếu tố: kết quả học phổ thông và kiểm tra tố chất phù hợp với từng chuyên ngành thí sinh dự kiến học tại trường. Kết quả học phổ thông dựa trên kết quả thi phổ thông và thi đại học (tốt nghiệp phổ thông và thi đại học trên điểm sàn là điều kiện bắt buộc). Tố chất của thí sinh được thể hiện qua trắc nghiệm tư duy và viết luận, với điểm "pass" thông thường là 60/100. Đợt thi sắp tới của Trường ĐH FPT được tổ chức vào đầu tháng 5/2013 tại 3 khu vực Hà Nội, Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh.
Đề án tuyển sinh riêng của ĐH Phan Châu Trinh
GS Hoàng Tụy: 'Bây giờ mới thấy 1 cách tuyển sinh ĐH tiến bộ như vậy'
'ĐH Havard phỏng vấn 34000 người/năm, VN có thể học tập được'
Nữ TS toán đầu tiên của VN ủng hộ nhưng 'lo' cho ĐH Phan Châu Trinh
'Hoan hô bác Nguyên Ngọc'!
Điểm thi đại học: 7-3-3. Điểm xét tuyển: 66,87. Đỗ hay trượt?
Nhà văn Nguyên Ngọc: 'Muốn vào trường tôi, đừng học thuộc lòng'
'Điểm thi đại học chỉ có giá trị 20%, thế là đủ'
Đề xuất đột phá chưa từng có về phương án tuyển sinh 2013
GS Hoàng Tụy: 'Bây giờ mới thấy 1 cách tuyển sinh ĐH tiến bộ như vậy'
'ĐH Havard phỏng vấn 34000 người/năm, VN có thể học tập được'
Nữ TS toán đầu tiên của VN ủng hộ nhưng 'lo' cho ĐH Phan Châu Trinh
'Hoan hô bác Nguyên Ngọc'!
Điểm thi đại học: 7-3-3. Điểm xét tuyển: 66,87. Đỗ hay trượt?
Nhà văn Nguyên Ngọc: 'Muốn vào trường tôi, đừng học thuộc lòng'
'Điểm thi đại học chỉ có giá trị 20%, thế là đủ'
Đề xuất đột phá chưa từng có về phương án tuyển sinh 2013
- Trong những năm qua, đề thi, cách tổ chức thi của Trường ĐH FPT dựa trên quan niệm giáo dục nào, thưa ông?
TS Lê Trường Tùng: Hiện nay hệ thống thi cử Việt Nam đang dựa trên giả thuyết “học phổ thông tốt - thì chắc học đại học cũng tốt”, và thi tốt nghiệp phổ thông cũng như thi đại học “3 chung” đều dựa trên việc kiểm tra thí sinh nằm bắt và vận dụng kiến thức học phổ thông như thế nào. Trong khi về bản chất, mục tiêu của thi tuyển đại học là chọn được thí sinh có tố chất phù hợp với những gì sẽ học, có tố chất phù hợp với công việc tương lai. Kết quả thi cũng giúp thí sinh tự kiểm tra xem mình có phù hợp với ngành nghề sau này hay không. Có nhiều dạng kiểm tra tố chất theo hình thức trắc nghiệm và viết luận, các nước khác đã làm nhiều, ĐH FPT học tập thôi.
- Là một ngôi trường tuyển sinh “riêng trong chung” đã nhiều năm, xin TS cho biết “ưu điểm” của cách tuyển sinh này là gì?
TS Lê Trường Tùng: Từ 2006 đến nay, trường ĐH FPT đã thực hiện phương án tuyển sinh “riêng trong chung” - riêng vì có thi riêng, chung là có dựa vào kết quả thi chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Ưu điểm của tuyển sinh “riêng trong chung” này là chọn được thí sinh theo ý muốn của trường, phù hợp với sứ mệnh, tầm nhìn và chiến lược phát triển, cũng giúp trường thu hút được nhiều thí sinh dự thi do tính mới lạ và hợp lý của kỳ thi riêng. Mỗi năm có khoảng trên 10 ngàn thí sinh tham dự cuộc thi “riêng” của trường ĐH FPT, và khoảng 15% trong số này trở thành sinh viên của trường.
- Đã có không ít ý kiến trong dư luận thắc mắc vì sao không gộp 2 kỳ thi tốt nghiệp phổ thông và thi đại học lại làm một cho đỡ tốn chi phí xã hội. Phương án thi “2 trong 1” - tổ chức duy nhất 1 kỳ thi để vừa xét tốt nghiệp, vừa xét tuyển đại học được đưa ra từ lâu nhưng chưa được thực hiện. Theo ông lý do là vì sao?
TS Lê Trường Tùng: Lý do cơ bản là dù kỳ thi tốt nghiệp phổ thông sử dụng đề của Bộ ra, nhưng tổ chức thi tại địa phương lại do các Sở Giáo dục và Đào tạo thực hiện. Và kết quả kỳ thi phổ thông không đủ độ tin cậy cần thiết khi các địa phương còn chạy theo thành tích, khi tiêu cực còn tồn tại. Nói một cách khác, Bộ không tin các Sở Giáo dục Đào tạo có thể làm tốt việc này, cho nên thêm một kỳ thi “3 chung” nữa cho chắc ăn.
Sau khi có kết quả thi “3 chung”, các trường đại học tuyển sinh dựa trên điểm chuẩn của từng trường, có trường điểm chuẩn cao, có trường điểm chuẩn thấp. Với từng trường, việc đặt điểm chuẩn bao nhiêu dựa trên quan điểm chất lượng của trường và chỉ tiêu hàng năm, các trường phải cân nhắc không hy sinh chất lượng để chạy theo số lượng. Nếu như bỏ điểm sàn, Bộ e ngại một số trường sẽ “làm bậy”, tự đặt điểm chuẩn quá thấp để tuyển cho đủ chỉ tiêu, và điểm sàn vẫn được ấn định như một ngưỡng điểm tối thiểu để các trường không được tuyển thí sinh có điểm thấp hơn.
Nếu việc thi tốt nghiệp phổ thông được các địa phương làm tốt thì thi 3 chung chắc không cần thiết. Và nếu các trường đều xác định được “sàn” hợp lý của mình thì quy định về điểm sàn của Bộ cũng là thừa.
Vì vậy, hiện nay Bộ không tin các Trường ĐH và cũng không tin các Sở Giáo dục đào tạo đủ “trưởng thành” để làm tốt công việc của mình, vì vậy cách quản lý của Bộ hiện nay là tự làm (thi 3 chung) và đặt rào chắn (điểm sàn) cho chắc ăn.
- Ông nhận định như thế nào về cách quản lý này?
TS Lê Trường Tùng: Đây không phải là phương thức quản lý hiện đại, cần được sớm thay đổi để hệ thống giáo dục đào tạo có cơ hội phát triển.
Vì vậy, hiện nay Bộ không tin các Trường ĐH và cũng không tin các Sở Giáo dục đào tạo đủ “trưởng thành” để làm tốt công việc của mình, vì vậy cách quản lý của Bộ hiện nay là tự làm (thi 3 chung) và đặt rào chắn (điểm sàn) cho chắc ăn.
- Ông nhận định như thế nào về cách quản lý này?
TS Lê Trường Tùng: Đây không phải là phương thức quản lý hiện đại, cần được sớm thay đổi để hệ thống giáo dục đào tạo có cơ hội phát triển.
- Trân trọng cảm ơn ông!
Quyên Quyên