Khó tin!
Thật khó tin với tất cả những gì đã xảy ra tại Sở Xây dựng Thanh Hóa trong vụ bổ nhiệm bà Trần Vũ Quỳnh Anh.
Khó tin là bởi, một người từng tạp vụ không có chuyên môn về lĩnh vực xây dựng, chỉ trong một thời gian ngắn được tuyển dụng, bổ nhiệm nhiều vị trí quan trọng tại Sở Xây dựng. Thậm chí bà này còn được quy hoạch nguồn Phó giám đốc Sở.
Có người còn ví von, chỉ có thần tiên mới làm được những việc (thăng tiến) phi thường như vậy.
Khó tin cũng bởi, ngay bản thân bà Quỳnh Anh (người không đủ điều kiện bổ nhiệm), lại dễ dàng vượt qua những rào cản được coi là khó nhất về công tác cán bộ - điều được cho là bất khả thi đối với người bình thường.
Nhưng điều khó tin ấy có thể trở thành hiện thực nếu "quan lộ" của bà này có người "chống lưng", giúp sức.
Sáng 30/3, Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa đã công bố kết luận vụ Trần Vũ Quỳnh Anh. Trong ảnh: Trụ sở Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa. Ảnh đăng trên Báo Tiền Phong. |
Quả thật không ngoa khi nói rằng, việc bổ nhiệm bà Trần Vũ Quỳnh Anh là vi phạm có tính hệ thống.
Trách nhiệm để xảy ra vi phạm này thuộc về lãnh đạo Sở Xây dựng, Sở Nội vụ, Ban Tổ chức Tỉnh ủy Thanh Hóa.
"Giám đốc Sở Xây dựng có trách nhiệm trực tiếp trong việc bổ nhiệm công chức lãnh đạo tại Sở Xây dựng từ năm 2010 đến năm 2015 và trong việc quản lý cán bộ năm 2016.
Sở Nội vụ tỉnh Thanh Hóa có một phần trách nhiệm, do đã không thanh tra, kiểm tra để phát hiện sớm, kịp thời các thiếu sót, vi phạm xảy ra tại Sở Xây dựng.
Ban Tổ chức Tỉnh ủy có trách nhiệm trong việc làm chưa tốt công tác thẩm định nhân sự đối với bà Trần Vũ Quỳnh Anh, để báo cáo Thường trực Tỉnh ủy và Ban Thường vụ Tỉnh ủy", văn bản nêu rõ.
Sự vi phạm của các tổ chức này không khó lý giải, bởi ngay chính bản thân đơn vị có mối liên hệ chặt chẽ về công tác cán bộ như Sở Nội vụ Thanh Hóa còn vi phạm về điều tối kỵ này, thì khó trách được người khác làm sai, huống gì là việc bắt người ta phải nghe theo mình.
Nhận định trên là hoàn toàn có cơ sở bởi cách đây không lâu, dư luận phát hiện Sở này từng liên quan tới vụ chuyển ngạch “chui” cho hơn 100 lao động hợp đồng và cán sự lên chuyên viên, nhiều người trong số này sau đó đã được bổ nhiệm vào các chức danh lãnh đạo.
Hay trước đó là vụ việc từng gây ầm ĩ khi tỉnh này bổ nhiệm trái quy định tới 8 Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Việc bổ nhiệm sai trái này không thể không có trách
Thông báo của Thanh Hóa về việc tuyển dụng, bổ nhiệm bà Trần Vũ Quỳnh Anh |
nhiệm của Sở Nội vụ và Ban Tổ chức tỉnh này.
Đây chỉ là hai trong số rất nhiều vụ việc "lùm xùm" về công tác cán bộ của xứ Thanh được dư luận phát giác trong thời gian vừa qua.
Một số vụ việc nổ cộm chưa được giải quyết triệt để. Trách nhiệm của người đứng đầu, tổ chức, cá nhân để xảy ra vi phạm cũng chưa bị xử lý.
Có một điểm chung thường thấy từ những vụ "lùm xùm" về công tác nhân sự nói chung đã xảy ra tại Thanh Hóa là, chẳng cá nhân, tổ chức nào tự nhận mình sai trái ngay từ đầu dù họ là cán bộ đảng viên.
Chỉ đến khi cơ quan có thẩm quyền kết luận hành vi vi phạm, thì mọi chuyện mới vỡ lở.
Và cụm từ "đúng quy trình", "rút kinh nghiệm" trong xử lý vi phạm lại được vận dụng đúng lúc, đúng chỗ, hoặc nếu có xử lý thì cũng chỉ làm để cho xong chuyện.
Nhưng nếu những hành vi vi phạm không được xử lý một cách nghiêm minh thì dư luận có cái cớ để lo lắng về điều mà Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc từng cảnh báo về công tác cán bộ:
"Đừng để nhiệm kỳ này tai tiếng về cán bộ”, Thủ tướng nói tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7, phiên họp đầu tiên của Chính phủ nhiệm kỳ mới.
Những băn khoăn cần làm rõ
PGS Bùi Thị An, Đại biểu Quốc hội khóa XIII cho rằng, cơ quan có thẩm quyền cần làm rõ động cơ bổ nhiệm bà Quỳnh Anh? Ai "chống lưng" cho hành vi sai trái này? Tài sản kếch xù của nguyên cán bộ Sở Xây dựng do đâu mà có...?
"Thứ nhất: Theo kết luận thanh tra, chỉ trong một thời gian ngắn bà Trần Vũ Quỳnh Anh được bổ nhiệm vào nhiều vị trí khác nhau tại Sở Xây dựng. Việc đề bạt bổ nhiệm, quy hoạch cán bộ khi chưa đủ tiêu chuẩn, điều kiện...
Vậy, câu hỏi đặt ra là: Động cơ của việc bổ nhiệm "thần tốc", trái quy định bà Trần Vũ Quỳnh Anh là gì? Ai đứng sau "giật dây", tiếp sức việc bổ nhiệm, quy hoạch cán bộ không đúng quy định?
Những băn khoăn về công tác nhân sự nói trên vẫn chưa được cơ quan có thẩm quyền trả lời thỏa đáng. Tôi nghĩ, Bộ Nội vụ cần vào cuộc để làm rõ.
PGS Bùi Thị An. Ảnh: Trung tâm thông tin Quốc hội. |
Thứ 2: Tại sao bà Quỳnh anh có quyết định nghỉ việc từ tháng 9/2016, nhưng tới cuối tháng 3/2017 mới công bố quyết định?
Việc chậm trễ công bố thông tin này nhằm mục đích gì? Việc cho thôi việc đối với bà Quỳnh Anh được thực hiện như thế nào? Có đúng pháp luật không?
Thứ 3: Về việc xác minh tài sản của bà Trần Vũ Quỳnh Anh, Thanh tra tỉnh kết luận, bà Quỳnh Anh là cán bộ, rồi Phó phòng, Trưởng phòng Quản lý nhà và Thị trường bất động sản từ tháng 4/2012 đến 23/9/2016.
Trong quá trình công tác chưa phát hiện được bà Trần Vũ Quỳnh Anh có hành vi tham nhũng.
Vậy, câu hỏi đặt ra là, số tài sản kếch xù (nhà, đất, xe) mà bà Quỳnh Anh và người thân có được hình thành từ nguồn nào? Có hợp pháp không?
Mặt khác, Nghị định số 78/2013/NĐ-CP quy định người
Ai quy hoạch bà Trần Vũ Quỳnh Anh làm Phó Giám đốc Sở Xây dựng Thanh Hóa? |
có nghĩa vụ kê khai phải tự giải trình nguồn gốc tài sản tăng thêm ngay khi kê khai tài sản theo mẫu bản kê khai tài sản, thu nhập và khi có yêu cầu của người có thẩm quyền.
Người kê khai tự chịu trách nhiệm về tính chính xác, đầy đủ, trung thực, kịp thời của những thông tin về nguồn gốc tài sản tăng thêm.
Vậy, việc kê khai, xác minh kê khai tài sản, kiểm tra biến động tài sản (từ năm 2013 trở đi) của bà Trần Vũ Quỳnh Anh có được thực hiện đúng theo quy định? Mức độ biến động ra sao? Tài sản biến động (tăng) có hợp pháp không?
Đây là những điểm "mờ" chưa được làm rõ. Dư luận cần có câu trả lời khách quan, minh bạch hơn từ những người có trách nhiệm xung quanh vụ việc này", PGS Bùi Thị An đề nghị.