Trung tâm lừa sinh viên
Đề tài sinh viên bị lừa khi đăng ký làm gia sư tại trung tâm "giảm" không còn mới đối với mọi người. Chẳng hạn như khi sinh viên được trung tâm gia sư giới thiệu chỗ dạy, thì trước khi đến nhà phụ huynh phải nộp cho trung tâm một khoảng tiền goi là huê hồng. Tùy theo trung tâm mà số tiền huê hồng đó cũng sẽ khác nhau, có trung trâm lấy với giá tới 40%.
Sau khi nộp khoảng tiền huê hồng cho phía trung tâm thì hai bên sẽ kí vào bản hợp đồng giảng dạy, sau đó phía trung tâm sẽ cho sinh viên địa chỉ nhà, số điện thoại để liên lạc với gia đình học sinh. Tuy nhiên nhiều sinh viên đã bị lừa khi đăng kí tại các trung tâm "giảm". Khi sinh viên gọi vào số điện thoại mà bên trung tâm cho thì nhiều vấn đề khác lại xảy ra. Chẳng hạn như bên gia đình của người tìm gia sư không liên lạc được hoặc khi tìm đến nhà thì họ lại nói đã tìm được gia sư mới kèm theo câu xin lỗi... Sinh viên bức xúc quay trở lại phía trung tâm trình bày tất cả mọi chuyện vừa xảy ra, và yêu cầu bên trung tâm hoàn trả nguyên số tiền huê hồng. Nhưng cuối cùng, nhiều sinh viên vẫn phải chịu lỗ 50% vì bên trung tâm không chịu trách nhiệm như đã hứa. Dù rất bức xúc về vấn đề này nhưng nhiều bạn cũng không biết phải làm thế nào.
Đến lượt trung tâm cũng bị lừa
Những điều vừa kể trên chắc mọi người cho là "bình thường như cơm bữa". Nhưng các bạn có bao giờ nghe chuyện sinh viên lừa trung tâm chưa? Đây là một trường hợp ít ai biết. Bạn T. Thủy (sinh viên trường Đại học sư phạm) có đăng kí làm gia sư tại trung tâm gia sư Lê Quý Đôn, đường Nam Cao, Quận Liên Chiểu, Đà Nẵng. Qua sự giới thiệu của trung tâm gia sư Lê Qúy Đôn, Thủy đã nhận một suất dạy lớp 11 với số tiền 600 nghìn đồng/tháng và 3 buổi/tuần.
Hai bên đã ký hợp đồng với nhau, đồng nghĩa với việc Thủy phải đưa cho phía trung tâm số tiền huê hồng 40% (số tiền không phải nhỏ đối với một sinh viên nghèo). Sau khi tìm đến gia đình tuyển gia sư theo địa chỉ để trao đổi về chuyện học hành, Thủy được học trò của mình giúp đỡ lấy lại số tiền huê hồng bằng cách nhờ một người quen giả làm phụ huynh từ chối nhận Thủy vào dạy với lý do, bên đại diện trung tâm có nhắc: "Em phải nói là sinh viên có kinh nghiêm dạy thêm rồi thì phụ huynh mới chịu nhận em". Nhờ đó Thủy lấy lại được số tiền mình đã đóng cho trung tâm mặc dù vẫn tiếp tục đi dạy cho học sinh đó mà bên trung tâm không một chút nghi ngờ.
Hai bên đã ký hợp đồng với nhau, đồng nghĩa với việc Thủy phải đưa cho phía trung tâm số tiền huê hồng 40% (số tiền không phải nhỏ đối với một sinh viên nghèo). Sau khi tìm đến gia đình tuyển gia sư theo địa chỉ để trao đổi về chuyện học hành, Thủy được học trò của mình giúp đỡ lấy lại số tiền huê hồng bằng cách nhờ một người quen giả làm phụ huynh từ chối nhận Thủy vào dạy với lý do, bên đại diện trung tâm có nhắc: "Em phải nói là sinh viên có kinh nghiêm dạy thêm rồi thì phụ huynh mới chịu nhận em". Nhờ đó Thủy lấy lại được số tiền mình đã đóng cho trung tâm mặc dù vẫn tiếp tục đi dạy cho học sinh đó mà bên trung tâm không một chút nghi ngờ.
Có nên "hoan nghênh" việc làm này?
Nhiều bạn cho rằng, bên trung tâm đã lừa sinh viên quá nhiều nên họ bị lừa lại là đáng đời. Nhưng với nhiều sinh viên Đại học khác lại cho rằng không nên có lối hành xử như vậy, nhất là đối với một sinh viên trường Sư phạm. Cách tốt nhất bạn nên lựa chọn một trung tâm đáng tin cậy để đăng ký làm gia sư và nói chuyện rõ ràng trước khi ký hợp đồng, để khỏi phải cảm thấy uất ức khi có sự cố xảy ra.
Theo Kênh14