Phương án đổi giờ học được Sở GD&ĐT Hà Nội thông báo tới các trường trên địa bàn Hà Nội như sau: Đối với học sinh các trường Mầm non, Tiểu học, THCS, thời gian học buổi sáng bắt đầu từ 8 giờ và kết thúc lúc 17 giờ chiều.
Học sinh, sinh viên các trường THPT, Trung cấp Chuyên nghiệp và Cao đẳng: Thời gian học buổi sáng từ trước 7 giờ hàng ngày; kết thúc giờ học buổi chiều sau 19 giờ hàng ngày.
Học sinh, sinh viên các trường THPT, Trung cấp Chuyên nghiệp và Cao đẳng: Thời gian học buổi sáng từ trước 7 giờ hàng ngày; kết thúc giờ học buổi chiều sau 19 giờ hàng ngày.
Với khung giờ mới này nhiều hiệu trưởng các trường Tiểu học kêu trời vì đã phá vỡ kế hoạch dạy và học bấy lâu nay của trường.
Với việc thực hiện giờ làm việc cũng như giờ học mới tới đây, nhiều gia đình phải thay đổi nếp sinh hoạt. Ảnh minh họa |
Bà Cao Thị Hồng, Hiệu trưởng trường Tiểu học Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội chia sẻ, việc thay đổi giờ học chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới kế hoạch của các trường. Cấp Tiểu học chỉ học 3 tiết buổi chiều, nếu áp dụng giờ học mới các thầy cô giáo phải trông học sinh thêm gần 1 tiếng nữa.
“Mặc dù các cô phải làm thêm giờ so với trước kia nhưng nhà trường cũng chưa có phương án gì để hỗ trợ, lương đã khoán hết rồi, theo hệ số rồi nên không có khoản nào để hỗ trợ. Hơn nữa, Sở, Phòng cũng không cho thu thêm bất cứ khoản nào trong khi lương giáo viên đã thấp” bà Hồng cho biết.
“Mặc dù các cô phải làm thêm giờ so với trước kia nhưng nhà trường cũng chưa có phương án gì để hỗ trợ, lương đã khoán hết rồi, theo hệ số rồi nên không có khoản nào để hỗ trợ. Hơn nữa, Sở, Phòng cũng không cho thu thêm bất cứ khoản nào trong khi lương giáo viên đã thấp” bà Hồng cho biết.
Khi có thông báo đổi giờ học mới, nhiều giáo viên ở trường Tiểu học Mai Dịch cũng lo lắng. Bà Hồng nói: “Mầm non có thể 3 cô trông một lớp và có thể thay nhau ở lại được, nhưng tiểu học thì mỗi cô trông mỗi lớp từ sáng tới chiều, có một số giáo viên chuyên biệt dạy nhạc họa, thể dục cũng không đủ để trông các cháu khác vì họ cũng đảm bảo tiết dạy của mình rồi. Do vậy cũng hơi bất cập”.
Qua đây bà Hồng kiến nghị, với phương án điều chỉnh giờ học này tốt nhất chỉ nên cho học sinh tiểu học học tới 5 giờ là hợp lí, kéo đài tới 5 giờ 30 là hơi muộn. “Các cháu tiểu học còn nhỏ mà phải học cả ngày thì e rằng 5 giờ 30 mới tan sẽ muộn giờ đón cho phụ huynh, hơn nữa giờ đó cũng rơi vào giờ cao điểm, khả năng tắc đường khó tránh khỏi” Bà Hồng hoài nghi về phương án đổi giờ học.
Theo bà Hồng, một bất cập nữa những giáo viên có con nhỏ phải gửi mầm non, ngày nào cũng về muộn đón con thì quá vất vả. “Chúng tôi đang xây dựng kế hoạch để thực hiện, nhưng khi phổ biến nhiều thầy cô đã phải đối ầm ĩ lên rồi, tâm lý ai cũng không muốn thay đổi giờ. Nếu có thay đổi, giáo viên làm thêm giờ mà có thêm thù lao chắc người ta cũng chẳng có ý kiến” Bà Hồng cho biết.
Chia sẻ với Phóng viên Báo Giáo dục Việt Nam, bà Phạm Thị Tâm, Hiệu trưởng trường Tiểu học Lê Lợi, Hà Đông, Hà Nội cho biết, trường cũng đã lên kế hoạch triển khai để thay đổi giờ học. Bà Tâm cho rằng, việc thay đổi như thế chắc chắn ảnh hưởng không nhỏ tới học sinh vì các em đã quen nếp sinh hoạt từ bao năm nay. Hơn nữa, giáo viên trường bán trú đi làm từ 7 giờ 30 tới tận 17 giờ 30 mới được về, rõ ràng thời gian làm việc ở trường quá dài.
“Đấy là khó khăn bước đầu, những khó khăn của phụ huynh thì phải từng bước mới làm quen được. Trong thời gian đầu thực hiện những cháu đi vào muộn vẫn được xem xét vào lớp, cuối giờ mà phụ huynh chưa lên đón cháu thì giáo viên phải ở lại trông để trao học sinh tận tay cho gia đình mới về, đó là điều chắc chắn” bà Tâm đưa ra một số kế hoạch.
Kế hoạch đổi giờ học liệu có cải thiện giao thông ách tắc? Ảnh minh họa |
Như vậy, việc điều chỉnh giờ học sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới giờ lên lớp của giáo viên. Theo bà Tâm, với lượng thời gian nhiều hơn bình thường, các giáo viên hoàn toàn vẫn không có trợ cấp hay thù lao thêm do ngân sách trường không có nguồn, vị hiệu trưởng này bộc bạch, chỉ còn cách động viên các cô, tất cả vì học sinh thân yêu.
“Tôi phổ biến tới các thầy, cô. Các cô cũng nhất trí và nói sẽ bố trí công việc gia đình hợp lí hơn, thí dụ hàng ngày sau khi tan giờ buổi chiều các cô mới đi chợ cho bữa tối, nhưng bây giờ có thể chuẩn bị bữa tối từ sáng vì chiều về rất muộn” bà Tâm trầm ngâm nói.
Tại trường tiểu học Lê Lợi, việc các bé học bán trú sau khi thực hiện giờ giấc mới sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới giờ ăn, ngủ của các em. Bà Tâm thông tin, nếu bình thường giờ ăn cơm là 10 giờ 30, ăn xong là 11 giờ. Thực hiện giờ mới phải 11 giờ mới được ăn, sau 30 phút mới xong, nếu giờ bình thường các em đã được ngủ một giấc dài: “Với 20 lớp học và hơn 800 học sinh chắc chắn thời gian đầu rất vất vả với học sinh bán trú, các em học buổi chiều sẽ chệch choạc hơn, vì chiều bố mẹ đã đi làm”.
Đối với trường Tiểu học Thành Công B, ngay từ lúc này đã hoàn thành xong kế hoạch để thực hiện giờ học mới vào ngày 1/2 tới. Bà Phạm Thị Yến, Hiệu trưởng nhà trường cho biết, với những ngày đầu học sinh đi học muộn giáo viên cần tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các em vào học, nếu buổi chiều kết thúc là 17 giờ nếu cha mẹ học sinh chưa đến đón con được cần điện thoại thông báo trước cho giáo viên chủ nhiệm để phối kết hợp với các bộ phận trực, bảo vệ của nhà trường để quản lí học sinh.
“Trường đã hoàn thành các phương án để thông báo cho cha mẹ học sinh. Việc điều chỉnh giờ dẫn đến giáo viên phải làm thêm giờ so với bình thường, vấn đề này giáo viên trường tôi chưa ai đòi hỏi nhưng mình phải nghiêm túc thực hiện vì không có cách nào khác. Tôi cũng không hiểu sẽ có chế độ làm thêm giờ đối với giáo viên, công nhân viên hay không? Nhưng, với mong muốn nếu cải thiện được thực trạng ùn tắc giao thông thì tất cả đều vui vẻ. Mọi sự thay đổi đểu rất mạo hiểm, nhưng nếu sự thay đổi đó mà mang lại lợi ích chung thì cũng nên thực hiện. Tuy nhiên cũng cần phải có một sự tính toán sao cho hiệu quả nhất” bà Yến cho biết.
Như vậy, với phương án đổi giờ học được thực hiện tại Hà Nội bắt đầu từ ngày 1/2 tới sẽ ít nhiều làm xáo trộn kế hoạch giảng dạy và học tập của nhà trường và học sinh. Gia đình, phụ huynh sẽ chịu cảnh đi sớm về muộn và ngược lại.
Ông Hoàng Châu Tuấn, Hiệu trưởng trường THPT Bất Bạt, Ba Vì, Hà Nội cho biết, thực hiện đổi giờ học mới tới đây đối với học sinh trường ông ít nhiều ảnh hưởng tới các em.
Theo quy định, học sinh sinh viên các trường THPT, Trung cấp Chuyên nghiệp và Cao đẳng: Thời gian bắt đầu học buổi sáng từ trước 7h hàng ngày; kết thúc giờ học buổi chiều sau 19h hàng ngày. Như vậy đối với các em nhà ở xa thời gian tan học vào buổi chiều sẽ rất khó khăn cho các em: “Trường tôi có những em nhà xa tận 10-20km phải đi xe đạp tới trường, nếu các em về muộn sẽ nguy hiểm. Nhà trường đã phải lên kế hoạch và phương án đảo giờ dạy sớm hơn và tan học cũng sớm hơn để các em nhà ở xa về được thuận tiện” ông Tuấn nhấn mạnh.
Theo quy định, học sinh sinh viên các trường THPT, Trung cấp Chuyên nghiệp và Cao đẳng: Thời gian bắt đầu học buổi sáng từ trước 7h hàng ngày; kết thúc giờ học buổi chiều sau 19h hàng ngày. Như vậy đối với các em nhà ở xa thời gian tan học vào buổi chiều sẽ rất khó khăn cho các em: “Trường tôi có những em nhà xa tận 10-20km phải đi xe đạp tới trường, nếu các em về muộn sẽ nguy hiểm. Nhà trường đã phải lên kế hoạch và phương án đảo giờ dạy sớm hơn và tan học cũng sớm hơn để các em nhà ở xa về được thuận tiện” ông Tuấn nhấn mạnh.
Có thể bạn quan tâm |
|
Xuân Trung