Hình ảnh đá Chữ Thập có đường băng kích cỡ 503 m x 53 m trên tờ "Jane's Defense Weekly" Anh do Tập đoàn Airbus chụp ngày 23 tháng 3 năm 2015 |
BBC Anh ngày 17 tháng 4 đưa tin, hình ảnh vệ tinh công bố mới nhất cho thấy, Trung Quốc đang đẩy nhanh công trình lấn biển (phi pháp) ở đá Chữ Thập (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam), đồng thời xây dựng (phi pháp) đường băng bê tông để máy bay quân sự cất hạ cánh.
Dẫn tờ "Jane's Defense Weekly" Anh ngày 16 tháng 4, bài viết cho hay, hình ảnh mới nhất do vệ tinh thương mại của Tập đoàn Airbus (Airbus Defence and Space) chụp ngày 23 tháng 3 cho thấy, mặt đông bắc đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa (của Việt Nam) xuất hiện một đoạn đường băng kích cỡ 503 m x 53 m.
Bài báo cho rằng, quy mô lấn biển xây đảo (phi pháp) của Trung Quốc có thể dựng lên một đường băng dài 3.000 m, cung cấp cho máy bay quân sự Trung Quốc cất hạ cánh (phi pháp).
Tờ "Thời báo New York" dẫn lời giáo sư nghiên cứu chiến lược Peter Dutton của Học viện chiến tranh hải quân Mỹ cho rằng, đường băng này đủ để máy bay chiến đấu và máy bay trinh sát cất hạ cánh, nó sẽ làm cho quy tắc trò chơi cạnh tranh ở Biển Đông giữa Mỹ và Trung Quốc có sự thay đổi.
Theo giáo sư Peter Dutton: "Đây là một sự kiện quan trọng", "để đoạt lấy quyền kiểm soát biển, anh phải đoạt lấy quyền kiểm soát trên không".
Hình ảnh vệ tinh ngày 16 tháng 3 năm 2015 về đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, bị Trung Quốc cưỡng chiếm vào tháng 2 năm 1995 (nguồn New York Times) |
Mặc dù trước đó dư luận suy đoán Trung Quốc có kế hoạch thi công (phi pháp) đường băng ở đá Chữ Thập, nhưng hình ảnh vệ tinh ngày 23 tháng 3 do "Tập đoàn Airbus" công bố và do Jane's Defense Weekly xuất bản lần đầu tiên đã cung cấp chứng cứ Trung Quốc dựng lên (phi pháp) đường băng ở đá Chữ Thập.
Giáo sư Peter Dutton cho rằng, Trung Quốc thi công (phi pháp) đường băng để máy bay chiến đấu và máy bay trinh sát cất hạ cánh ở đá Chữ Thập sẽ mở rộng rất lớn khu vực cạnh tranh với Mỹ ở Biển Đông.
Tờ "Jane's Defense Weekly" còn cho biết, một bức ảnh khác chụp vào tháng 3 còn cho thấy, Trung Quốc hầu như xây dựng (phi pháp) một đường băng thứ hai ở đá Subi (cũng thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam).
Bộ Ngoại giao Mỹ vào thứ Ba vừa qua kêu gọi Trung Quốc thông qua phương thức hòa bình giải quyết tranh chấp chủ quyền đảo đá ngầm Biển Đông. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ nói, Trung Quốc lấn biển quy mô lớn ở Biển Đông hoàn toàn có ý đồ xây dựng tiền tiêu quân sự, Mỹ không tin những hành động này phù hợp với nguyện vọng duy trì hòa bình và ổn định của khu vực này.
Hãng tin Reuters Anh ngày 16 tháng 4 cũng đăng bài viết của David Brunnstrom xác nhận, hình ảnh vệ tinh gần đây công bố vào thứ Năm cho thấy, một đường băng máy bay quân sự Trung Quốc xây dựng (phi pháp) ở quần đảo Trường Sa (của Việt Nam) đạt tiến triển rất nhanh và có thể đang có kế hoạch thi công một đường băng khác.
Chủ tịch Ủy ban quân sự Thượng viện Mỹ John McCain |
Vào thứ Tư vừa qua, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Quân đội Mỹ Locklear cho rằng, Trung Quốc cuối cùng sẽ triển khai radar và hệ thống tên lửa ở khu vực tiền tiêu đang xây dựng (phi pháp) trên Biển Đông, có thể dùng để lập “vùng cấm bay” (phi pháp) ở khu vực tranh chấp này.
Chủ tịch Ủy ban quân sự Thượng viện Mỹ John McCain cho rằng, hành động này của Trung Quốc “có tính xâm lược”. Những hành động này của Trung Quốc cho thấy, chính quyền Obama cần thiết có kế hoạch đầu tư nhiều nguồn lực quân sự hơn cho khu vực châu Á – nơi có ý nghĩa kinh tế quan trọng, đồng thời tăng cường hợp tác với các nước châu Á khác.
Ông John McCain đề cập tới một báo cáo đánh giá tình báo của Mỹ vào tháng 2 cho rằng, Trung Quốc hiện đại hóa quân sự nhằm chống lại sức mạnh Mỹ và cho rằng, trong tương lai, Mỹ cũng cần triển khai rất nhiều công việc mới có thể duy trì ưu thế quân sự ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Tại Quốc hội, ông John McCain nói: “Khi bất cứ nước nào lấn biển xây dựng 600 mẫu Anh (1 mẫu Anh = 4.046,86 m2), xây dựng đường băng, hoàn toàn rất có thể triển khai lực lượng quân sự loại hình khác ở vùng biển quốc tế, điều này rõ ràng đã tạo ra mối đe dọa đối với phát triển kinh tế thế giới, hơn nữa, mối đe dọa này sẽ còn tiếp tục tồn tại trong tương lai gần”.
Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ - Thôi Thiên Khải |
Thôi Thiên Khải - Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ cũng vừa ngang nhiên tuyên bố ở một cuộc hội thảo tại Washington, Mỹ rằng: "Trung Quốc tăng cường xây dựng năng lực ở Biển Đông có lợi cho bảo vệ an ninh, ổn định và an toàn hàng hải của Biển Đông". Trung Quốc làm như vậy "hoàn toàn là việc trong phạm vi chủ quyền của Trung Quốc"...
Thôi Thiên Khải để lộ ý đồ xấu thông qua dùng những ngôn từ mỹ miều “đặc sắc Trung Quốc”, cho rằng: "Cơ sở quân sự trên đảo đá" của Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa (của Việt Nam) là "mang tính phòng ngự, mục đích là hoàn thiện chức năng của đảo đá", cung cấp "dịch vụ công" như tránh gió, hỗ trợ hàng hải, tìm kiếm cứu nạn, dịch vụ ngư nghiệp...
Thôi Thiên Khải còn bày đặt "hoan nghênh nhiều nước hơn trong đó có Mỹ tham gia" Công ước Liên hợp quốc về Luật biển, có ý đồ phản bác kêu gọi tuân thủ luật pháp quốc tế do Mỹ và các nước khác đưa ra đối với Trung Quốc ở Biển Đông, ý là Mỹ chưa tham gia công ước thì không nên chỉ trích Trung Quốc - PV.
Tuy nhiên, là thành viên của Công ước Liên hợp quốc về Luật biển, nhưng có lẽ Trung Quốc không hiểu luật, nên đã đưa giàn khoan, lực lượng quân sự và bán quân sự khổng lồ vào vùng biển Việt Nam trong năm 2014; có lẽ không muốn hiểu luật nên Trung Quốc đang bất chấp để bành trướng “đường lưỡi bò” ở Biển Đông. Trung Quốc hay kêu gọi các nước khác tuân thủ luật pháp quốc tế, nhưng chính Trung Quốc đã từ chối vụ kiện của Philippines và liên tục bị cộng đồng quốc tế kêu gọi Trung Quốc hãy tuân thủ luật pháp quốc tế - PV.