Đó là thầy giáo Hà Nam Ninh (63 tuổi), một người con của dân tộc Thái, ở thị trấn Cành Nàng của huyện miền núi Bá Thước (Thanh Hóa). Trước thực trạng ngôn ngữ của dân tộc mình ngày càng mai một, ít người biết đến, nhất là thế hệ trẻ, suốt gần 20 năm qua, thầy Ninh miệt mài với hành trình tìm tòi và lưu giữ “hồn của chữ Thái”.
Huyện Bá Thước có gần 7 vạn người Thái nhưng chỉ còn rất ít người biết chữ. Theo thời gian, chữ viết của đồng bào Thái không còn người truyền dạy nên bà con dần chuyển sang học tiếng phổ thông và chỉ sử dụng tiếng Thái trong giao tiếp hàng ngày.
Thầy Hà Nam Ninh miệt mài nghiên cứu, giảng dạy tiếng Thái cho người dân tộc mình. |
Đồng bào Thái ở miền Tây Thanh Hóa hiện có một kho tàng sách cổ dạy con người ta cách sống, từ luân lý, đạo đức, quan hệ xã hội, kinh nghiệm làm ăn… chủ yếu được viết dưới dạng tục ngữ, ca dao, dân ca. Nhưng do số người biết chữ Thái không còn nhiều nên không phải người nào cũng đọc và hiểu được.
Thầy Hà Nam Ninh sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Mường Khoòng nhưng không biết nói tiếng Thái. Sau khi tốt nghiệp đại học, thầy trở về công tác trong ngành giáo dục tại quê nhà. Nhận thấy chữ Thái đang dần mai một, trẻ nhỏ lớn lên theo học tiếng phổ thông, thầy bắt đầu quyết tâm học bằng được chữ Thái.
Câu chuyện xúc động ngày 20/11: Cha - Người thầy đầu tiên của tôi
Những hình ảnh xúc động: Bộ trưởng Phạm Vũ Luận thăm Lớp học Hy vọng
Những hình ảnh xúc động về "lớp học tật nguyền" của bà lão 80 tuổi
Năm 1985, bắt đầu học từ cha, sau đó thầy tìm đến các cụ già để hiểu thêm những câu chuyện cổ của người Thái. Miệt mài tập đọc, tập viết, dần dần thầy hiểu thêm, yêu thêm văn hoá dân tộc mình. Thầy luôn canh cánh trong lòng nỗi trăn trở: “Phải làm cho chữ Thái sống lại…”.
Sau 10 năm “khổ luyện”, thầy đã gần như thông thạo tiếng Thái và bắt đầu nghĩ đến việc làm thế nào để tiếng thái “sống lại” trong quần chúng người dân tộc mình. Theo thầy, tiếng Thái là để tìm lại những nét đẹp trong văn hóa của dân tộc mình, là cánh cửa để tìm về cội nguồn các bản Mường. Nghĩ là làm, thầy tiến hành biên soạn một số tài liệu về chữ Thái: bộ chữ Thái cổ Thanh Hóa; bộ dạy chữ Thái Việt Nam tại Thanh Hóa, tài liệu dạy tiếng dân tộc Thái.
Biết thầy thông thạo chữ Thái nên nhiều người đã đến tận nhà nhờ thầy đọc giúp những văn bản chữ Thái mà họ có được. Cũng từ đó, thầy Ninh trở thành thầy giáo dạy tiếng Thái cho bà con từ lúc nào cũng không hay.
Phối hợp cùng Sở Nội vụ, thầy tham gia chỉnh sửa tài liệu "Dạy tiếng dân tộc cho cán bộ công tác vùng cao". Đây là bộ tài liệu dành cho dân tộc khác học tiếng Thái trong 300 tiết, còn người Thái thì thời gian chỉ còn 100 tiết. Từ năm 2007, thầy Ninh tham gia giảng dạy 5 lớp tiếng Thái cho giáo viên học trong một tháng hè và các lớp học tự nguyện của đội ngũ cán bộ huyện vùng cao vào buổi tối.
Ngoài ra, thầy còn góp sức trong công tác “Bảo tồn tri thức các dân tộc thiểu số Việt Nam” và thống nhất bộ chữ Thái Việt Nam bằng cách lấy chữ Thái đen (Tây Bắc) làm cơ sở để bổ sung, tiếp nhận những cái hay, cái tiến bộ của chữ Thái ở các địa phương khác biên soạn lại và đưa vào giảng dạy.
Thầy Ninh mong muốn được giới thiệu rộng rãi các sách chữ Thái cổ và đã hoàn thành tư liệu Tục ngữ Thái dạng song ngữ làm tài liệu cho học viên. Đối với những sách chữ Thái đã có sẵn, thầy dịch và giới thiệu hoặc mượn cốt truyện của người Thái để kể lại. Ghi chép những tư liệu về văn hóa dân gian Thái bằng chữ Thái và dịch ra tiếng Việt...
Không chỉ thu thập, lưu giữ những tài liệu quý, thầy còn cung cấp, chia sẻ và tham gia giới thiệu trong một số công trình nghiên cứu của nhiều tác giả khác. Cùng với ông Hà Công Mậu, thầy Ninh đã hoàn thành phiên âm truyện thơ “Khăm Penh” - một trong ba truyện thơ nổi tiếng của dân tộc Thái. Một số tư liệu nghiên cứu về chữ Thái cũng được ông tặng lại cho Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa và Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam.
Cả đời dành tâm huyết và thời gian để mang tri thức cho đồng bào dân tộc vùng cao, thầy được người dân gọi là “người gọi hồn tiếng Thái”. Sau hành trình nghiên cứu và tìm tòi, dạy tiếng Thái cho đồng bào mình, đến nay thầy giáo Ninh đã trực tiếp đào tạo cho hàng trăm giáo viên phổ thông, cán bộ… Thầy còn được Sở Giáo dục Thanh Hóa cấp chứng chỉ trực tiếp đi dạy cho cán bộ và người dân. Hai trong số những bộ sách do tay thầy Ninh biên soạn là bộ chữ Thái cổ và bộ chữ Thái cổ Việt Nam được chính thức công nhận và đưa vào áp dụng giảng dạy.
Hiện nay, đã có ngày càng nhiều số người biết tiếng dân tộc Thái, số người vừa biết đọc, biết viết cũng khá nhiều. Điều này chính là sự rút ngắn khoảng cách giữa cán bộ và bà con đồng bào người Thái. Nói về tâm huyết của mình, thầy Ninh chia sẻ: “Mình còn sống ngày nào thì còn mang chữ Thái đến với nhân dân. Đó cũng là gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa quý báu của chính dân tộc mình”.
NHỮNG SỰ KIỆN NỔI BẬT |
|
Chưa xác định rõ bệnh, thời gian ra viện của nam sinh "đạp xe 300 km" |
Câu chuyện xúc động ngày 20/11: Cha - Người thầy đầu tiên của tôi |
Nam sinh đạp xe hơn 300km đi thi có thể đã mắc bệnh tâm thần từ trước |
ĐIỂM NÓNG |
|
Theo Dân trí