Theo dự thảo, ứng viên thực hiện xét tại cơ sở giáo dục đại học theo kế hoạch hàng năm, căn cứ nhu cầu xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư, Hiệu trưởng quyết định việc thành lập Hội đồng Giáo sư cơ sở.
Hội đồng Giáo sư cơ sở có từ 9 (chín) đến 15 (mười lăm) thành viên. Để có đủ số lượng thành viên, Hiệu trưởng có thể mời giáo sư, phó giáo sư ở trong và ngoài nước tham gia hoặc có thể liên kết với cơ sở giáo dục đại học khác để thành lập Hội đồng Giáo sư cơ sở.
Hội đồng Khoa học và Đào tạo của cơ sở giáo dục đại học đề cử thành viên tham gia Hội đồng Giáo sư cơ sở công khai trên trang thông tin điện tử của cơ sở giáo dục đại học.
Dự thảo mới nhất về quy định tiêu chuẩn bổ nhiệm, miễn nhiệm giáo sư, phó giáo sư vừa được Văn phòng Chính phủ đưa ra lấy ý kiến. (Ảnh minh họa: Báo Đảng Cộng sản) |
Các thành viên Hội đồng trao đổi, thảo luận công khai, dân chủ về hồ sơ của ứng viên. Đánh giá và kết luận đối với từng hồ sơ.
Trên cơ sở đó, mỗi thành viên Hội đồng viết bản nhận xét có ký tên, nêu rõ ưu, nhược điểm của từng hồ sơ.
Thông qua danh sách những ứng viên đủ điều kiện để đề nghị Hội đồng Giáo sư nhà nước xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư bằng hình thức biểu quyết hoặc bỏ phiếu công khai có ghi rõ họ tên của người bỏ phiếu.
Chủ tịch Hội đồng Giáo sư cơ sở chịu trách nhiệm tổng hợp kết quả xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư, công bố công khai trên trang thông tin điện tử của cơ sở giáo dục đại học và báo cáo kết quả xét lên Hiệu trưởng.
Hiệu trưởng đề nghị Hội đồng Giáo sư nhà nước xét và công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư cho ứng viên.
Giáo sư không phải là cái mác gắn suốt đời! |
Hồ sơ điện tử của ứng viên phải công khai trên Trang thông tin điện tử của cơ sở giáo dục đại học (nơi nhận hồ sơ của ứng viên) và trên Trang thông tin điện tử của Hội đồng Giáo sư nhà nước.
Hội đồng giáo sư ngành và liên ngành sẽ được "tích hợp", trở thành cơ quan giúp việc cho Hội đồng giáo sư nhà nước. Đây là một trong những điểm đáng chú ý của dự thảo.
Theo đó, nhiệm vụ của Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành là giúp Hội đồng Giáo sư nhà nước xác định năng lực chuyên môn, kết quả nghiên cứu và năng lực ngoại ngữ của ứng viên theo từng chuyên ngành.
Xét và thẩm định hồ sơ của các ứng viên do Hội đồng Giáo sư cơ sở đề nghị xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư.
Tổng hợp kết quả xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư và báo cáo lên Hội đồng Giáo sư nhà nước.
Nhiệm vụ của Hội đồng Giáo sư nhà nước, tổ chức thu nhận, phân loại hồ sơ của ứng viên theo ngành, chuyên ngành theo đề nghị của các cơ sở giáo dục đại học và chuyển đến các Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành.
Xem xét và thông qua danh sách ứng viên đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư do các Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành đề xuất.
Giúp Chủ tịch Hội đồng Giáo sư nhà nước hướng dẫn hoạt động của các Hội đồng Giáo sư ở cơ sở và các Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành.
Tổ chức thu nhận, phân loại hồ sơ của ứng viên theo ngành, chuyên ngành theo đề nghị của các cơ sở giáo dục đại học và chuyển đến các Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành.
Xem xét và thông qua danh sách ứng viên đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư do các Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành đề xuất.
Hội đồng Giáo sư nhà nước tổ chức thu nhận báo cáo của các cơ sở giáo dục đại học, phân loại hồ sơ của ứng viên theo ngành, liên ngành, công khai hồ sơ của ứng viên trên Trang thông tin điện tử của Hội đồng Giáo sư nhà nước và chuyển cho các Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành.
Giáo sư, phó giáo sư phải giao tiếp chuyên môn bằng tiếng Anh
Một trong điểm mới của dự thảo đang được lấy ý kiến lần này là quy định cho phép các ứng viên giáo sư thay thế tiêu chuẩn viết sách bằng bài báo khoa học công bố trên tạp chí khoa học quốc tế có uy tín (thuộc danh mục ISI và Scopus).
Những yêu cầu bắt buộc để được phong Giáo sư |
Cụ thể tại khoản 5, Điều 7 quy định về tiêu chuẩn chức danh giáo sư, dự thảo mới bổ sung quy định: "Ứng viên không có sách phục vụ đào tạo thì được bù bằng điểm công trình khoa học quy đổi của các bài báo khoa học do ứng viên là tác giả chính tương ứng với điểm của các cuốn sách được thay thế".
Các bài báo khoa học dùng để thay thế cho sách phục vụ đào tạo là các bài báo khoa học được công bố trên các tạp chí khoa học quốc tế có uy tín sau khi có quyết định công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh phó giáo sư (đối với ứng viên đăng ký xét chức danh giáo sư) hoặc sau khi có quyết định cấp bằng tiến sĩ (đối với ứng viên đăng ký xét chức danh phó giáo sư).
Trước đó, viết sách là một trong những tiêu chuẩn mà các ứng viên giáo sư, phó giáo sư phải đáp ứng khi nộp hồ sơ.
Ngoài ra, dự thảo mới cũng quy định, ngoài việc ứng viên phải thành thạo một ngoại ngữ bất kỳ thì phải giao tiếp chuyên môn bằng tiếng Anh.
Các quy định khác về tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư được giữ nguyên như dự thảo lần thứ nhất công bố hồi đầu năm 2017.
Đối với nội dung quy định điểm công trình khoa học quy đổi, dự thảo mới đưa ra 2 phương án: Phương án 1 là quy định điểm quy đổi công trình khoa học thành các điều của chương 2 (Tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư) và phương án 2 là đưa thành phụ lục, trong đó có bảng quy đổi điểm và danh mục các tạp chí khoa học quốc tế có uy tín.
Xem toàn bộ dự thảo, TẠI ĐÂY.