LTS: Từng có nhiều năm làm công tác tuyển dụng nhân sự, tác giả Phan Minh đã có những chia sẻ về những điểm yếu, điểm mạnh của sinh viên Việt Nam.
Trong đó khẳng định, sinh viên Việt Nam ra trường không hề thua kém về chuyên môn nhưng lại kém về ngoại ngữ và kỹ năng mềm.
Đó cũng chính là hai điểm yếu của sinh viên Việt Nam đã được nhiều chuyên gia cảnh báo.
Tòa soạn trân trọng giới thiệu đến đọc giả.
Từng có một hiệu trưởng Trường Đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh nói với tôi rằng:
"Sinh viên Việt Nam không kém, chuyên môn rất tốt nhưng có hai cái yếu khiến các em không được thị trường lao động quốc tế đón nhận đó là kém về ngoại ngữ và kỹ năng mềm".
Đọc hiểu và nghe được nhưng lại giao tiếp kém
Trình độ ngoại ngữ của sinh viên Việt Nam đã có cải thiện trong những năm qua. Nhưng thực tế vẫn chưa có bước đột phá gì đáng kể và chưa đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, đặc biệt là thị trường lao động quốc tế. Trong đó, kỹ năng giao tiếp bằng ngoại ngữ được đánh giá là khâu kém nhất.
Sinh viên Việt Nam được đánh giá tốt về chuyên môn nhưng yếu về ngoại ngữ và kỹ năng mềm. (Trong ảnh: Thứ trưởng Bùi Văn Ga thăm một công trình sáng chế của sinh viên Đại học Bách Khoa Đà Nẵng. Ảnh: TT) |
Làm việc liên quan đến công tác tuyển dụng nên tôi cũng chứng kiến nhiều câu chuyện “cười ra nước mắt” về những điểm yếu của sinh viên mới ra trường.
Một lần phỏng vấn để tuyện dụng nhân sự làm việc tại một công ty du lịch. Khi cầm trên tay kết quả chứng chỉ Toeic với điểm số hơn 700 của cử nhân tốt nghiệp đại học này tôi mừng thầm vì nghĩ khả năng tiếng Anh sẽ rất tốt.
Nhưng khi phỏng vấn qua "vài đường" thì ứng viên thật thà trả lời: “Em đọc hiểu và có thể nghe tốt nhưng khâu giao tiếp thì em không tự tin lắm.
Sinh viên Việt Nam giành giải Nhì cuộc thi quốc tế tại Pháp |
Cứ mỗi lần nói chuyện với người nước ngoài là em có cảm giác run sợ, không phát âm chuẩn được”.
Hạn chế này là một thực trạng rất phổ biến của sinh viên Việt Nam và sẽ là điểm trừ rất lớn nếu không được cải thiện.
Lý do mà khả năng giao tiếp của sinh viên Việt Nam không cao là do các bạn chưa tự tin để giao tiếp. Các bạn sợ sai và sợ bị cười. Chính điều đó khiến môi trường giao tiếp ngoại ngữ của các bạn bị thu hẹp.
Hiện nay, khi nền kinh tế thị trường mở cửa. Hầu hết các doanh nghiệp hay các cơ quan nhà nước đều có nhu cầu tuyển dụng nhân sự có trình độ ngoại ngữ.
Do đó, ngoại ngữ vẫn sẽ là yếu tố quan trọng song song với trình độ chuyên môn.
Nên nếu lựa chọn giữa trình độ chuyên môn giỏi nhưng ngoại ngữ kém và một bạn trình độ chuyên môn khá nhưng ngoại ngữ giỏi thì có lẽ kết quả sẽ có lợi cho người có ngoại ngữ.
Kỹ năng mềm tạo ra nhiều cơ hội phát triển
Cùng với yêu cầu về ngoại ngữ thì kỹ năng mềm cũng là một yếu tố hết sức quan trọng để tạo ra nhiều cơ hội phát triển nghề nghiệp. Nhưng có rất ít sinh viên chú ý đến kỹ năng này.
Kỹ năng mềm là các yếu tố thích nghi với môi trường, kỹ năng làm việc nhóm, khả năng giao tiếp, khả năng thể hiện bản thân…
Đối thoại hướng nghiệp: Hành trang cho cách mạng công nghiệp 4.0 |
Các kỹ năng này có yếu tố quyết định rất quan trọng đối với sự phát triển nghề nghiệp của bản thân.
Tuy nhiên, không phải ai có chuyên môn tốt cũng thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy được cái tốt, cái giỏi của mình. Và đó sẽ là một yếu thế khiến bạn tự làm mất điểm của bản thân trước nhà tuyển dụng.
Đối với một số ngành khoa học ứng dụng, các nhà tuyển dụng có thể đo lường được khả năng của một nhân sự.
Nhưng một số ngành nghề khác thì sẽ phụ thuộc vào sự thuyết phục của bản thân mỗi người. Và sự thuyết phục đó chính là một phần của kỹ năng mềm.
Một người bạn làm công tác tuyển dụng tại một tập đoàn lớn từng chia sẻ với tội rằng, họ đã khước từ một nhân sự có chuyên môn rất tốt khi phỏng vấn vào làm việc trong một Studio.
Lý do mà họ đưa ra là sinh viên này không có kỹ năng làm việc nhóm và khả năng thích nghi không tốt.
Điều đó cho thấy, khi đánh giá một ứng viên tiềm năng các nhà tuyển dụng đánh giá rất cao vấn đề kỹ năng mềm. Họ sẵn sàng bỏ thời gian để đào tạo về năng lực chuyên môn để tìm một người có kỹ năng mềm tốt.