Ngày 25/8/2018, Hội đồng Nhân dân và Đài Tiếng Nói Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cùng phối hợp tổ chức chương trình Đối thoại cùng chính quyền thành phố, với chủ đề “Năm học 2018 – 2019: Giáo dục và Đào thành phố tiếp tục đổi mới – hội nhập”.
Thông tin tại buổi đối thoại này, ông Nguyễn Văn Hiếu - Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, năm học 2018 – 2019, thành phố đã tiếp tục chỉ đạo các đơn vị trường học phải đổi mới phương pháp giảng dạy, áp dụng các mô hình tiên tiến trên thế giới, không gò bó theo chương trình, sách giáo khoa.
Giáo viên có thể chủ động thời gian dạy học, tổ chức hoạt động, phương pháp đảm bảo học sinh tiếp thu tri thức theo phương pháp dạy học tích cực, chuyển từ trang bị kiến thức sang rèn luyện, pháp triển tư duy, tạo cơ hội cho học sinh thực hành, giải quyết các vấn đề từ thực tiễn.
Buổi Đối thoại cùng chính quyền thành phố về Giáo dục và Đào tạo trong sáng ngày 25/8 (ảnh: P.L) |
Hai môn tiếng Anh, tin học sẽ tiếp tục đổi mới theo hướng tăng cường, áp dụng phương pháp chuẩn đánh giá quốc tế, đảm bảo tiêu chí hiện đại và hội nhập.
Hiện Thành phố Hồ Chí Minh vẫn đang áp dụng mô hình trường tiên tiến, hội nhập với khu vực, quốc tế, với việc sĩ số 30 học sinh mỗi lớp, nhưng bà Phạm Thúy Hà – Hiệu trưởng Trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi (quận 4) nói, các trường khó có thể đảm bảo với một sĩ số yêu cầu như vậy.
Nếu không mua được sách giáo khoa, phụ huynh hãy gọi đường dây nóng sau đây |
Nguyên nhân, theo bà Hà là do áp lực gia tăng dân số cao, điều kiện kinh tế của người dân còn nhiều khó khăn, nên cũng khó có thể đáp ứng được mức học phí của trường tiên tiến.
Phó Trưởng Ban Văn hóa – Xã hội của Hội đồng Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Hồng Hà đánh giá, với 30 trường học đáng áp dụng mô hình tiên tiến, đây có thể coi là bước đi phù hợp, đáp ứng được việc nâng cao chất lượng dạy và học, đảm bảo đủ nhu cầu chỗ học cho tất cả người dân.
Đại diện Trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi cũng chia sẻ thêm: Để xây dựng môi trường học tập tích cực, nhà trường cũng phải xây dựng mối quan hệ giữa học sinh và học sinh, học sinh và giáo viên, cùng với môi trường giao tiếp thân thiện, để trẻ cảm thấy yêu trường, mến lớp, học sinh có tinh thần học tập tích cực.
Về vấn đề thiếu sách giáo khoa trong thời gian gần đây, ông Nguyễn Văn Hiếu - Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh khẳng định rằng, thành phố hoàn toàn không yêu cầu học sinh phải có đủ trọn bộ sách giáo khoa ngay trong ngày học đầu tiên của năm học mới.
Sở cũng đã chỉ đạo cho Phòng Giáo dục và Đào tạo của 24/24 quận huyện tổ chức nắm bắt kịp thời tình hình của học sinh, nhu cầu của phụ huynh, để phối hợp với các nhà xuất bản, đơn vị đưa sách giáo khoa xuống tận cơ sở, đáp ứng được nhu cầu của phụ huynh, nhất là đối với 5 huyện ở ngoại thành.
Song song đó, Sở còn tổ chức triển khai thêm nhiều giải pháp khác, như vận động học sinh lớp 2 tặng sách cũ xuống cho thư viện của trường, để tặng sách lại cho học sinh lớp 1, hay chuẩn bị nguồn sách giáo khoa dự phòng, nỗ lực nhất để không có một học sinh nào của thành phố đến trường ngày khai giảng không có sách giáo khoa.