Thầy giáo phản biện chuyện giáo viên khóc cười chấm, xếp hạnh kiểm cuối năm

15/05/2016 10:52
Khánh Văn
(GDVN) - Một số môn học có tiết trả bài kiểm tra, nếu không trả bài vào tiết này thì giáo viên làm gì? Một lần thầy cô có thể chần chừ, lẽ nào cả học kì không trả bài?

LTS: Ngày 5/5/2016, Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đăng tải bài viết: “Khóc cười chuyện giáo viên chấm, trả bài, xếp hạnh kiểm học sinh cuối năm” của tác giả Đỗ Tấn Ngọc khiến nhiều độc giả đặc biệt là các thầy cô giáo phải băn khoăn, trăn trở. 

Là một giáo viên, thầy giáo Khánh Văn đưa ra ý kiến phản hồi về những điều mà tác giả Đỗ Tấn Ngọc đã nêu trong bài viết.

Tôn trọng quan điểm tranh luận đa chiều, khoa học và cùng tiến bộ, Tòa soạn trân trọng gửi tới độc giả quan điểm này của thầy Khánh Văn.

Có lẽ, sau khi đọc bài báo “Khóc cười chuyện giáo viên chấm, trả bài, xếp hạnh kiểm học sinh cuối năm” ai cũng bất bình trước hiện tượng mà bài báo đề cập, có đúng là giáo viên “lười nhác”; “lười biếng” như thầy Đỗ Tấn Ngọc đã nêu không?

Nếu có như vậy thì vai trò của Ban giám hiệu nhà trường ở đâu? Giáo dục Việt Nam bước vào thế kỉ XXI mà có những giáo viên “lười biếng” như vậy sao?

Có hay không chuyện “Khóc cười chuyện giáo viên chấm, trả bài,..cuối năm"? (Ảnh: Báo Nhân dân)
Có hay không chuyện “Khóc cười chuyện giáo viên chấm, trả bài,..cuối năm"? (Ảnh: Báo Nhân dân)

Theo thông tư Số: 58/2011/TT-BGDĐT, ban hành ngày 12/12/2011 do thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển kí, tại điều 7 đã nêu rõ về các loại bài kiểm tra gồm có hai loại bài đối với những môn học cho điểm là bài thường xuyên và bài định kì như sau: 

Kiểm tra thường xuyên (KTtx) gồm: Kiểm tra miệng; kiểm tra viết dưới 1 tiết; kiểm tra thực hành dưới 1 tiết; Kiểm tra định kỳ (KTđk) gồm: Kiểm tra viết từ 1 tiết trở lên; kiểm tra thực hành từ 1 tiết trở lên; kiểm tra học kỳ (KThk)”. 

Trong hai loại bài kiểm tra này thì phần bài kiểm tra thường xuyên thường do tổ chuyên môn thống nhất để kiểm tra vào từng thời điểm nhất định của học kì, tùy vào môn nhiều, ít tiết khác nhau. 

Những môn có 1 tiết/ tuần thì có 2 bài kiểm tra thường xuyên, môn từ 2 tiết trở lên/ tuần thì kiểm tra ít nhất là 3 lần/ học kì (Thông tư 58 đã quy định rõ ràng). 

Đối với bài kiểm tra định kì thì đã được thể hiện rõ trong Phân phối chương trình của từng môn học, cứ đến tiết kiểm tra thì giáo viên cho học sinh làm bài. Bài kiểm tra học kì thì kiểm tra theo kế hoạch của Sở, Phòng GD&ĐT. 

Thầy giáo phản biện chuyện giáo viên khóc cười chấm, xếp hạnh kiểm cuối năm ảnh 2

Tìm thấy thêm tác nhân gây bệnh thành tích trong giáo dục

(GDVN) - Đó chính là việc khống chế chỉ tiêu về hạnh kiểm, chỉ tiêu về chất lượng giáo dục...

Quay lại với những nội dung mà tác giả Đỗ Tấn Ngọc đã đề cập:

Gặp thầy cô giáo lười biếng, chi phối nhiều công việc khác; nhà trường ít nhắc nhở nhiệm vụ của giáo viên, thì quên hoặc chậm chấm trả bài cho học sinh, đến thời điểm này phải vật lộn, “vắt chân lên cổ” chấm một lúc mấy chục xấp bài kiểm tra, từ bài 15 phút đến bài 1, 2 tiết. 

Thậm chí có giáo viên còn bê bối đến mức không chấm bài, không hề phát bài kiểm tra cho học sinh xem nhưng trong sổ điểm cá nhân và sổ điểm lớn vẫn đầy đủ các con điểm khiến học sinh và phụ huynh hoài nghi, bức xúc về lề lối dạy học hời hợt, thiếu trách nhiệm của người thầy cô giáo ấy. 

Căn bệnh lười chấm trả bài, đổ dồn bài kiểm tra về cuối học kỳ mới chấm, trả bài cho học sinh…một hiện tượng không hiếm trong đội ngũ nhà giáo hiện nay
”.  

Và, thầy Đỗ Tấn Ngọc đưa ra giải pháp: “Tất cả nằm ở vai trò, chức năng quản lý, đôn đốc, kiểm tra của lãnh đạo nhà trường. Có quy chế làm việc, thi đua rõ ràng, thỉnh thoảng nhắc nhở, kiểm tra việc kiểm tra, trả chấm bài của giáo viên, nếu thầy cô giáo nào lười nhác, chậm tiến độ, không trả bài cho học sinh thì căn cứ theo quy định, quy chế mà xử lý, phê bình, kiểm điểm…”.

Từ những nhận định và giải pháp của thầy Ngọc, độc giả sẽ đặt ra câu hỏi: Vậy với vai trò của một nhà quản lí nhà trường thì thầy đã quản lí như thế nào mà xảy ra tình trạng giáo viên “lười biếng”; “thiếu trách nhiệm”? Tại sao thầy “có” giải pháp mà không áp dụng cho đơn vị mình? 

Thầy giáo phản biện chuyện giáo viên khóc cười chấm, xếp hạnh kiểm cuối năm ảnh 3

Đề dễ lắm, khó thì có thầy cô chỉ giúp, mẹ ạ!

(GDVN) - Học trò là con của chúng ta, là tương lai của đất nước, phải biết thương chúng đúng cách, hãy nghiêm khắc trừng phạt để thế hệ trẻ còn tự trọng.

Và nếu trong đơn vị của thầy quản lí không có người “lười biếng” thì thầy lấy cơ sở nào để khẳng định “một hiện tượng không hiếm trong đội ngũ nhà giáo hiện nay”? 

Từ lâu, chúng ta đã nói nhiều đến bệnh thành tích, đồng nghĩa với việc giáo viên cho đề dễ, hoặc cho những đề mà trước đó giáo viên đã hướng dẫn, đã giải rồi.

Hiện tượng không chấm bài mà có điểm thì trong ngành giáo dục thường gọi bằng một cái tên quen thuộc là cho“điểm khống”.

Vậy, “điểm khống” có tồn tại được trong trường học hiện nay không? Đây là điều rất khó thực hiện. 

Thứ nhất là các em học sinh phổ thông thời nay sau khi làm bài kiểm tra vài ngày là “đòi”  thầy cô trả bài để biết điểm, nhiều học sinh cẩn thận còn ghi tất cả các điểm thường xuyên, định kì để theo dõi kết quả học tập của mình. 

Hơn nữa, một số môn học có các tiết trả bài kiểm tra, nếu không trả bài vào tiết này thì giáo viên làm gì? Một lần thầy cô có thể chần chừ, lẽ nào cả học kì không trả bài?

Thầy giáo phản biện chuyện giáo viên khóc cười chấm, xếp hạnh kiểm cuối năm ảnh 4

“Bệnh thành tích” gây cản trở công tác kiểm định chất lượng giáo dục

(GDVN) - Khi “bệnh thành tích” chưa được đẩy lùi, chấm dứt triệt để thì công tác kiểm định chất lượng giáo dục ít nhiều sẽ còn mang tính hình thức, không hiệu quả.

Thứ hai, chỉ có những vị hiệu phó chuyên môn quá bê trễ mới làm việc không có kế hoạch. Bởi đa số các vị này đều yêu cầu các tổ chuyên môn làm kế hoạch kiểm tra từng học kì để theo dõi quá trình vào điểm của  giáo viên.

Chỉ cần 1 giáo viên cùng dạy môn học và cùng khối mà vào điểm thì Ban giám hiệu đã đặt câu hỏi cho những người còn lại. 

Thứ 3, Ban giám hiệu thường quy định sau khi trả bài cho học sinh mấy ngày là giáo viên phải đồng loạt vào điểm.

Ngoài điểm sổ lớn thì phần lớn các trường hiện nay đã sử dụng phần mềm nhập điểm. Hiệu phó chuyên môn chỉ cần bấm chuột máy tính vài cái là biết ai chưa vào điểm thì sẽ nhắc nhở ngay.

Thứ 4
, các Ban giám hiệu thường yêu cầu giáo viên giữ lại các bài kiểm tra định kì để khi các đoàn thanh, kiểm tra của Phòng, Sở GD&ĐT về để làm nguồn minh chứng. 

Nếu giáo viên mà đến tháng 5 còn: “”vắt chân lên cổ” chấm một lúc mấy chục xấp bài kiểm tra, từ bài 15 phút đến bài 1, 2 tiết” thì cấp trên về kiểm tra sẽ xử lí ra sao?

Nên nhớ vi phạm quy chế chuyên môn xử lí rất nặng. Và, như vậy thì vai trò của Ban giám hiệu, tổ trưởng chuyên môn ở đâu, lẽ nào cả học kì không kiểm tra? Hơn nữa, trong trường phổ thông chỉ có môn Ngữ văn là có bài kiểm tra 2 tiết định kì. Tất cả các môn còn lại chỉ có 1 bài kiểm tra 1 tiết.

Chuyện học sinh làm bài kiểm tra cũng giống như người nông dân làm ra hạt lúa, người thợ làm ra sản phẩm. Chính vì vậy, các em cũng rất mong ngóng được biết bài mình làm đúng, sai thế nào. 

Trường học có Ban giám hiệu, Tổ trưởng chuyên môn và công việc của họ không chỉ chăm lo chất lượng giảng dạy được đi lên mà họ còn thường xuyên kiểm tra các chuyên đề, trong đó có  cả chuyên đề hồ sơ sổ sách, có kiểm tra chấm bài và cho điểm của giáo viên bộ môn và cả tiến trình vào điểm của giáo viên.
 
Vậy, hiện tượng như bài báo đã nêu ở trên có tồn tại ở các trường học được hay không?

Khánh Văn