Đào Đăng Việt, Thủ khoa Học viện Cảnh sát Nhân dân - "nhân chứng" trước tiêu cực thi cử tại THPT DL Đồi Ngô - Bắc Giang.
Thủ khoa Đào Đăng Việt (bên phải) |
Đào Đăng Việt là cựu học sinh THPT Cẩm Lý, Bắc Giang, đã từng tham dự thi tốt nghiệp năm 2011 tại Trường THPT Đồi Ngô, nơi đã bị phát tán clip tiêu cực trong thi cử. Đăng Việt tâm sự: "Là người con của Bắc Giang, em cũng thấy chạnh lòng khi vụ việc này, hơn nữa nó lại xảy ra ở chính ngôi trường mà năm trước em đã thi tốt nghiệp".
Trước sự quan tâm của toàn xã hội sau clip tiêu cực công bố, Đăng Việt cũng cho hay, không phải chỉ năm nay hiện tượng tiêu cực này mới diễn ra tại Bắc Giang, nó đã tồn tại từ rất nhiều năm về trước. Cụ thể là kỳ thi tốt nghiệp năm 2011 Việt dự thi cũng “nhốn nháo” như trong clip. Trước kỳ thi, học sinh có đóng một khoản tiền, gọi là tiền “chống trượt”. Bước vào kỳ thi, thí sinh thoải mái mang tài liệu vào phòng thi, dễ dàng chép bài của nhau. Những môn thi trắc nghiệm sẽ có một nhóm học sinh giỏi giải đề thi trước, sau đó có người sẽ mang đi photo cho toàn học sinh cùng chép. Tuy nhiên, nhà trường chỉ giới hạn cho học sinh chép trong khoảng 7 đến 8 điểm đối với từng môn thi.
Qua quá trình tìm hiểu, Đăng Việt được biết, hiện tượng này chỉ xảy ra ở những điểm trường lẻ, còn tại các trường huyện, trường chuyên kỳ thi diễn ra rất nghiêm túc. Đó cũng là do chất lượng học tập của những trường lẻ không cao, nếu coi thi nghiêm túc thì học sinh sẽ trượt rất nhiều, ảnh hưởng đến chỉ tiêu chung, thành tích của trường.
Trước sự quan tâm của toàn xã hội sau clip tiêu cực công bố, Đăng Việt cũng cho hay, không phải chỉ năm nay hiện tượng tiêu cực này mới diễn ra tại Bắc Giang, nó đã tồn tại từ rất nhiều năm về trước. Cụ thể là kỳ thi tốt nghiệp năm 2011 Việt dự thi cũng “nhốn nháo” như trong clip. Trước kỳ thi, học sinh có đóng một khoản tiền, gọi là tiền “chống trượt”. Bước vào kỳ thi, thí sinh thoải mái mang tài liệu vào phòng thi, dễ dàng chép bài của nhau. Những môn thi trắc nghiệm sẽ có một nhóm học sinh giỏi giải đề thi trước, sau đó có người sẽ mang đi photo cho toàn học sinh cùng chép. Tuy nhiên, nhà trường chỉ giới hạn cho học sinh chép trong khoảng 7 đến 8 điểm đối với từng môn thi.
Qua quá trình tìm hiểu, Đăng Việt được biết, hiện tượng này chỉ xảy ra ở những điểm trường lẻ, còn tại các trường huyện, trường chuyên kỳ thi diễn ra rất nghiêm túc. Đó cũng là do chất lượng học tập của những trường lẻ không cao, nếu coi thi nghiêm túc thì học sinh sẽ trượt rất nhiều, ảnh hưởng đến chỉ tiêu chung, thành tích của trường.
Là người trực tiếp thấy được những tiêu cực trong thi cử, Đăng Việt đã từng rất bất bình trước hành động trên, nhưng đã không có phương hướng giải quyết. Trước khi thi, Việt mới chỉ dám nghĩ đến việc tiêu cực chỉ dừng lại ở việc giám thị coi dễ cho thí sinh chép tài liệu, chép bài của nhau, không thể tưởng tượng chuyện tiêu cực lại là sự "tiếp tay" có hệ thống từ cấp trên xuống.
Đăng Việt cho biết, từ khi cuộc vận động "hai không" trong thi cử lắng xuống thì tiêu cực và bệnh thành tích ngày một nhiều thêm. Những năm trước, trường THPT Cẩm Lý đỗ tốt nghiệp chỉ 40%, sau tăng lên 60% và năm ngoái chỉ có 1 học sinh trượt. Một kỳ thi tốt nghiệp THPT, tỷ lệ đỗ đến 95,72% thì chỉ là chất lượng chỉ là "ảo", gây tốn tiền của nhân dân, và thật đáng buồn cho cách người ta ví "Giáo dục là quốc sách hàng đầu".
Đào Đăng Việt sinh ra và lớn lên tại Bắc Giang, đoạt danh hiệu Thủ khoa Học viện Cảnh sát Nhân dân với 27,5 điểm. Trong năm học lớp 12, Đào Đăng Việt đạt được những thành tích đáng nể: Giải 3 môn vật lý cấp tỉnh, giải 3 Giải toán trên máy tính Casio cấp tỉnh và giải nhất toán cấp tỉnh.
SỐC VỚI HÌNH ẢNH GIAN LẬN MÔN THI ĐỊA Ở BẮC GIANG - NGÀY ĐẦU THI TỐT NGHIỆP THÍ SINH CHUẨN BỊ PHAO THI - ĐÁP ÁN 6 MÔN THI TỐT NGHIỆP THPT 2012
Trần Tuấn Hoàng, Thủ khoa Đại học Điện Lực "hiến kế" giảm tiêu cực trong giáo dục.
Thủ khoa Trần Tuấn Hoàng cho rằng tiêu cực trong giáo dục góp phần tạo nên nhiều... tiến sỹ giấy. |
Thủ khoa Trần Tuấn Hoàng cho rằng, hiện tượng gian lận trong thi cử trở thành sự xấu hổ của cả một thế hệ trẻ. Hoàng nhận định, nguyên nhân của việc tiêu cực nói trên là do căn bệnh thành tích trong giáo dục. Các trường THPT đều muốn có thành tích cao nên chạy theo điểm bằng mọi giá, đó là nguyên nhân tiêu cực phát triển.
Đối với thí sinh quay clip tại phòng thi số 8, THPT DL Đồi Ngô, Hoàng cho rằng cần khen thưởng, bởi các bạn đã dũng cảm "tố giác" ra những điều xấu để khắc phục. Không thể đánh đồng tiêu cực đều diễn ra tại các trường. Qua quá trình học tập, Tuấn Hoàng nhìn nhận, hiện tượng quay cóp trong học đường là điều khó tránh khỏi, nhưng quan trọng là phải có chừng mực, một kỳ thi cấp quốc gia mà không khác gì... cái chợ là điều đáng phê phán. Trong quá trình học, Hoàng đã chứng kiến sự gian lận trong các môn kiểm tra tại lớp học, nhưng những cuộc thi cấp trường, cấp huyện đã không hề có chuyện “nhốn nháo” như trong clip tại Bắc Giang. Kỳ thi tốt nghiệp Hoàng đã trải qua cũng rất nghiêm túc. Tiêu cực tại THPT DL Đồi Ngô là do những “con sâu làm rầu nồi canh”, để tiêu diệt tệ nạn này cần những con người anh hùng.
Qua đây, Hoàng cho biết: "Hiện tượng tiêu cực trong giáo dục có ảnh hưởng rất lớn, làm cho ngành giáo dục đi xuống một cách trầm trọng. Hậu quả đã thấy rõ, xã hội có nhiều... tiến sỹ giấy, không giúp ích được gì cho xã hội".
Theo Trần Tuấn Hoàng, để khắc phục được tiêu cực trong giáo dục cần chú trọng hai điều: quyết tâm và cương quyết. Mức độ thành công của sự việc này còn phụ thuộc vào sự cương quyết của những người quản lý, sự quyết tâm của cả xã hội. Đối với Hoàng, giảm tiêu cực không cần khẩu hiệu hoành tráng, lý thuyết suông mà các ban ngành nên phối hợp chặt chẽ với nhiều cơ quan, cùng giám sát tại các trường đột xuất. Điều quan trọng là phải chọn những cá nhân thật tâm huyết với ngành giáo dục thì mới có thể đảm nhận được nhiệm vụ này. Ví dụ như thầy Đỗ Việt Khoa, thầy là một cá nhân gương mẫu điển hình. Những con người như thầy rất hiếm và đáng trân trọng trong xã hội.
Trần Tuấn Hoàng sinh ra và lớn lên tại Kim Sơn, Ninh Bình, đoạt danh hiệu Thủ khoa khối A ĐH Điện lực. Năm học lớp 12, Hoàng đoạt giải nhì cuộc thi HSG môn vật lý cấp Tỉnh. Hoàng tâm sự: Tri thức là chìa khóa bước vào cuộc sống đồng thời tự học là cánh cửa quan trọng bước vào tri thức.
SỐC VỚI HÌNH ẢNH GIAN LẬN MÔN THI ĐỊA Ở BẮC GIANG - NGÀY ĐẦU THI TỐT NGHIỆP THÍ SINH CHUẨN BỊ PHAO THI - ĐÁP ÁN 6 MÔN THI TỐT NGHIỆP THPT 2012
Phạm Thị Liên Nhi, Thủ khoa Đại học Kinh tế Đà Nẵng, Á khoa Đại học Y dược Huế: Sai phạm tại THPT DL Đồi Ngô- Bắc Giang xuất phát từ hành động... quá liều lĩnh.
Thủ khoa Phạm Thị Liên Nhi cho rằng tiêu cực sẽ dẫn đến tình trạng ỷ lại, lười học của học sinh, căn bệnh chạy theo thành tích tại các trường ngày càng nặng hơn. |
Liên Nhi cho biết, khi còn học THPT, trong quá trình kiểm tra, Nhi có trao đổi bài cùng bạn bè, cho bạn xem bài. Trong kỳ thi tốt nghiệp tại trường của Nhi có xảy ra gian lận dưới hình thức trao đổi bài, nhưng không sử dụng tài liệu, không quá... liều lĩnh như Trường THPT DL Đồi Ngô, Bắc Giang. Trong quan điểm của Liên Nhi, hiện tượng tại Bắc Giang đáng để dư luận lên án, nếu không sẽ làm cho nền giáo dục nước nhà ngày càng xuống cấp trầm trọng, chất lượng đào tạo không được đảm bảo, không đánh giá được sự trung thực trong chất lượng học tập.
Liên Nhi cho rằng tấm gương hai bạn thí sinh đã quay clip đáng được tuyên dương khen thưởng. Bởi đây là hành động dũng cảm, đã phơi bày được tình trạng thi cử hiện nay của nền giáo dục Việt Nam, đặc biệt là kỳ thi tốt nghiệp THPT. Đây có thể coi là tiếng nói đại diện cho một thế hệ học sinh "phản ứng" trước tiêu cực.
Từ xưa đến nay, suy nghĩ kỳ thi tốt nghiệp THPT không quan trọng thường hiện hữu đối với đa số học sinh cũng như phụ huynh, vì vậy tiêu cực đồng nghĩa với bất công ngày càng xảy ra nhiều. Từ đó, sẽ dẫn đến tình trạng ỷ lại, lười học của học sinh, căn bệnh chạy theo thành tích tại các trường ngày càng "nặng" hơn.
Liên Nhi cho rằng, để khắc phục hiện tượng trên, cần tăng cường chất lượng giáo dục để học sinh có đủ kiến thức, vững vàng bước vào kỳ thi mà không phụ thuộc vào...phao. Những người làm quản lý trong ngành giáo dục cần gương mẫu, nghiêm túc xác định tâm lý thi cử cho học sinh. Bởi thi cử là vấn đề nghiêm túc của xã hội, cần thực hiện đúng mực từ những bài kiểm tra trên lớp đến những kỳ thi mang tầm cỡ quốc gia. Mỗi giáo viên cần phải thực hiện đúng theo khẩu hiệu: “Trách nhiệm kỷ cương, tình thương pháp luật” để thực hiện triệt để cuộc vận động "hai không" và "bốn không" trong giáo dục. Trên thực tế, hai cuộc vận động này chưa đạt được kết quả cao.
Phạm Thị Liên Nhi sinh ra và lớn lên trên mảnh đất nghèo thuộc diện miền núi - dân tộc Hướng Hóa - Quảng Trị. Trong kỳ thi Đại học Liên Nhi vừa là Thủ khoa, vừa là Á khoa với số điểm 28. Mười hai năm đến lớp, Nhi đều đạt học sinh giỏi xuất sắc với điểm tổng kết trên 9,0. Đặc biệt, năm lớp 12, Nhi đạt giải ba tỉnh môn Toán, giải nhì giải Toán qua máy tính Casio.
Nguyễn Vũ Duy Hiếu- Thủ Khoa Học viện Tài chính: Tồn tại tiêu cực bởi ít người dám "lội ngược dòng".
Thủ khoa Trần Duy Hiếu cho rằng, hiện tượng quay cop trong thi cử đã trở thành tình trạng chung, tồn tại lâu dài bởi không ai là người dám đứng lên nói ra sự thật |
Nguyễn Vũ Duy Hiếu nhìn nhận, trên thực tế vấn đề quay cóp tiêu cực đã không phải là xa lạ với bất kỳ ai, với bất kỳ trình độ, cấp bậc nào nào. Khi nào con người còn cho rằng, hiện tượng tiêu cực là điều dĩ nhiên, bình thường thì khi đó tiêu cực sẽ còn tồn tại.
Duy Hiếu cho biết, hiện tượng quay cop trong thi cử đã trở thành tình trạng chung, tồn tại lâu dài bởi không ai là người dám đứng lên nói ra sự thật. Bên cạnh đó tâm lý không học nhưng vẫn muốn được điểm cao là tâm lý số đông. Không phải chỉ có Trường THPT Đồng Ngô tiêu cực, có thể còn rất nhiều trường khác nữa đã và đang gian lận vì không ai là người dám lội ngược dòng khi con sông đang chảy theo con đường đã định sẵn. Trong sự việc trên, thầy Đỗ Việt Khoa và hai thí sinh quay clip lại là những người "lội ngược dòng" như vậy.
Đối với hai thí sinh đã dũng cảm quay lại clip thi cử, Duy Hiếu chia sẻ, dù có tuyên dương hay phạt các em thì sự việc cũng đã làm cho bản thân các em và toàn bộ thí sinh tại THPT DL Đồng Ngô bị ít nhiều xáo động tâm lý trước kỳ thi Đại học sắp tới. Duy Hiếu nhắc lại câu nói của Bill gate: "Không ai quan tâm đến lòng tự trọng của bạn đâu. Mọi người chỉ trông đợi bạn đạt được điều gì đó trước khi bạn cảm thấy hài lòng về bản thân" để mong muốn các thí sinh hãy thật cố gắng trong kỳ thi Đại học tới để chứng tỏ mình.
Đối với hai thí sinh đã dũng cảm quay lại clip thi cử, Duy Hiếu chia sẻ, dù có tuyên dương hay phạt các em thì sự việc cũng đã làm cho bản thân các em và toàn bộ thí sinh tại THPT DL Đồng Ngô bị ít nhiều xáo động tâm lý trước kỳ thi Đại học sắp tới. Duy Hiếu nhắc lại câu nói của Bill gate: "Không ai quan tâm đến lòng tự trọng của bạn đâu. Mọi người chỉ trông đợi bạn đạt được điều gì đó trước khi bạn cảm thấy hài lòng về bản thân" để mong muốn các thí sinh hãy thật cố gắng trong kỳ thi Đại học tới để chứng tỏ mình.
Là một thế hệ trẻ luôn quan tâm đến những vấn đề của cuộc sống đương đại, sau khi sự việc xảy ra, Duy Hiếu đã chia sẻ, bày tỏ quan điểm cùng bạn bè trong một diễn đàn trên mạng. Qua đây, Hiếu thấy được những suy nghĩ xem nhẹ kỳ thi tốt nghiệp THPT đến từ hầu hết học sinh cấp III. Trước khi bước vào cuộc thi, học sinh học kém lo chuẩn bị tài liệu, hi vọng,...Đài truyền hình không về hội đồng mình để thoải mái "hành động". Ngay cả những học sinh học tốt đã biết chắc những môn tủ của mình được gần 30 điểm nên chỉ làm bài những môn thi còn lại sao cho tránh...điểm liệt.
Để giảm bớt hiện tượng tiêu cực trong thi cử, Duy Hiếu cho rằng, kỳ thi cấp III với mục đích để sàng lọc học sinh, vì vậy không nên bỏ nhưng nên để cho thí sinh chọn lựa theo nguyện vọng, sẽ giảm nhẹ bớt chi phí. Qua sự việc tại Bắc Giang, Duy Hiếu đặt ra câu hỏi: "Nếu thực hiện nghiêm khắc trong thi cử, thì liệu THPT DL Đồi Ngô sẽ có bao nhiêu thí sinh đỗ tốt nghiệp?". Số lượng này sẽ là câu trả lời thật cho chất lượng của nền giáo dục nước nhà.
Nguyễn Vũ Duy Hiếu xuất sắc trở thành Thủ khoa của Học viện Tài chính với 27,75 điểm. Không chỉ học giỏi, Nguyễn Vũ Duy Hiếu còn có năng khiếu về âm nhạc, được mệnh danh là chàng “Thủ khoa lãng tử”.
ĐIỂM NÓNG |
|
Đỗ Quyên Quyên