Ngày 3 tháng 6 năm 2015, Tổng thống Philippines phát biểu tại Thượng viện Nhật Bản |
Mạng "Phát thanh Trung Quốc" ngày 3 tháng 6 đưa tin, tại cuộc họp báo thường lệ cùng ngày, phát ngôn viên ngoại giao Trung Quốc có tên là Hoa Xuân Oánh đã trả lời câu hỏi của phóng viên về phát biểu của Tổng thống Philippines coi Trung Quốc là phát xít Đức.
Theo bài báo, ngày 3 tháng 6, tại Nhật Bản, Tổng thống Philippines Benigno Aquino đã có bài phát biểu, cho rằng, hành vi của Trung Quốc ở Biển Đông làm cho ông nhớ tới phát xít Đức trước đây.
Ông cho hay, do các nước lớn châu Âu không thể kịp thời ngăn chặn phát xít Đức từng bước xâm chiếm (tằm ăn rỗi) các nước láng giềng, nên dẫn đến nổ ra Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Ông kêu gọi Mỹ phát huy vai trò siêu cường trong vấn đề Biển Đông.
Đối với vấn đề này, Hoa Xuân Oánh - phát ngôn viên ngoại giao Trung Quốc cho rằng: “Trung Quốc cảm thấy khiếp sợ và bày tỏ bất mãn mạnh mẽ đối với phát biểu hoang đường, vô lý của nhà lãnh đạo Philippines”.
Trung Quốc dùng vũ lực xâm lược quần đảo Hoàng Sa vào năm 1956 và 1974 |
Bà Oánh nói hết sức lươn lẹo: “Chỉ cần nhìn lại một chút tọa độ sự thực tranh chấp Biển Đông là có thể nhìn ra, từ thập niên 1970 trở đi, kẻ dùng vũ lực xâm chiếm bất hợp pháp một phần quần đảo Nam Sa của Trung Quốc (thực chất là quần đảo Trường Sa của Việt Nam) là Philippines”.
Kẻ cướp biển đảo của Việt Nam nói tiếp: "Từ năm 1999 trở đi, kẻ có ý đồ dùng hình thức "ngồi bãi cạn" để trộm cướp bãi Nhân Ái của Trung Quốc (thực ra là bãi Cỏ Mây của Việt Nam) là Philippines;
Năm 2012, kẻ điều tàu chiến để tập kích vũ lực đối với tàu cá, ngư dân Trung Quốc hoạt động bình thường ở vùng biển đảo Hoàng Nham của Trung Quốc (thực ra là bãi cạn Scarborough) là Philippines;
Năm 2013, kẻ coi thường quyền lợi chính đáng của Trung Quốc với tư cách là nước ký kết "Công ước Liên hợp quốc về Luật biển", vi phạm "Tuyên bố về ứng xử giữa các bên ở Biển Đông" (DOC) và một loạt đồng thuận hai nước, đơn phương đệ trình tranh chấp lên tòa án trọng tài quốc tế là Philippines;
Trung Quốc tiếp tục dùng vũ lực xâm lược một phần quần đảo Trường Sa của Việt Nam vào các năm 1988, 1995 |
Những năm gần đây, kẻ xuất phát từ tư lợi bản thân, không ngừng cấu kết với các nước ngoài khu vực để khuấy đục biển, bôi nhọ và tấn công Trung Quốc vẫn là Philippines.
Tôi tiếp tục nghiêm túc cảnh cáo một số người Philippines từ bỏ ảo tưởng, quay đầu là bờ, chấm dứt gây khiêu khích, quay trở lại quỹ đạo đúng đắn - thông qua kênh song phương để đàm phán, hiệp thương giải quyết tranh chấp".
Như vậy, giới cầm quyền Trung Quốc vẫn ngoan cố với yêu sách “đường lưỡi bò” bất hợp pháp và lố bịch, không biết hối cải khi bị cộng đồng quốc tế lên án mạnh mẽ, tiếp tục xuyên tạc sự thật - PV.
Sự thật là: Trung Quốc dùng vũ lực xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam vào các năm 1956, 1974; xâm lược quần đảo Trường Sa của Việt Nam vào các năm 1988, 1995…
Trung Quốc ngoan cố áp đặt yêu sách "đường lưỡi bò", đang ra sức xây dựng tiền đồn quân sự ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam |
Sự thật là, Việt Nam có đủ bằng chứng lịch sử và pháp lý khẳng định chủ quyền không tranh cãi đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. Trung Quốc không có bất cứ bằng chứng nào, chỉ dùng “đường lưỡi bò” vẽ bậy vẽ bạ trên một mảnh giấy để áp đặt yêu sách tà đạo và cường quyền - PV.
Trung Quốc nếu ngoan cố áp đặt “đường lưỡi bò” và tiếp tục sử dụng vũ lực để xâm lược thì chắc chắn Trung Quốc sẽ “nuốt quả đắng” chiến tranh - PV.
Ngoài ra, theo bài báo, đối với hoạt động xây dựng đảo (bất hợp pháp) của Trung Quốc ở Biển Đông, Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga ngày 1 tháng 6 cho rằng, cần tránh các hành động đơn phương gây leo thang liên tục tình hình căng thẳng, căn cứ vào nguyên tắc “pháp trị” để triển khai hành động cực kỳ quan trọng.
Ông Yoshihide Suga nói thêm: Cùng với việc tuân thủ chuẩn mực quốc tế, Trung Quốc cần phát huy vai trò mang tính phối hợp trong các vấn đề khu vực và toàn cầu.
Nhà lãnh đạo Mỹ cũng cho rằng, không nên thông qua phương thức gạt nước khác ra ngoài để tuyên bố chủ quyền, cũng không nên thông qua thủ đoạn bất chấp luật pháp quốc tế để áp đặt yêu sách chủ quyền.
Hoa Xuân Oánh - phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc |
Đối với vấn đề này, miệng lưỡi Hoa Xuân Oánh nói gì? Đây chính là lời nói từ Hoa Xuân Oánh: "Chúng tôi phản đối tiến hành xuyên tạc tùy tiện luật pháp quốc tế, làm như vậy nếu không phải là tiêu chuẩn kép, chỉ có thể là có ý đồ khác".
“Trung Quốc không làm việc trái với luật pháp quốc tế, hại người hại mình, đồng thời kiên định dựa vào luật để bảo vệ chủ quyền, an ninh và lợi ích phát triển quốc gia”.
“Hy vọng các nước liên quan nhìn nhận vấn đề khách quan, công bằng, thực sự phát huy vai trò mang tính xây dựng cho hòa bình, ổn định và phồn vinh của châu Á-Thái Bình Dương”.
Trên thực tế, chính giới cầm quyền Trung Quốc đang run sợ trước luật pháp quốc tế, bởi vì: Thứ nhất, là thành viên thường trực của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc, có vị thế gọi là “nước lớn”, nhưng Trung Quốc không dám tham gia vụ kiện về tính hợp pháp của “đường lưỡi bò” với nước nhỏ Philippines.
Thứ hai, chỉ nói lấy được về vấn đề Biển Đông, ra sức xuyên tạc tùy tiện, đánh lừa nhân dân Trung Quốc và đòi đánh lừa cộng đồng quốc tế; tránh né các câu hỏi trực diện của các học giả quốc tế tại Đối thoại Shangri-La 2015.
Thứ ba, Trung Quốc chẳng có bằng chứng nào đáng tin cậy để trưng ra trước cộng đồng quốc tế. Ngay các bản đồ chính thống triều đại phong kiến cuối cùng của Trung Quốc cũng đã bác bỏ có hiệu quả yêu sách “đường lưỡi bò” - PV.
Philippines chỉ thẳng mặt Trung Quốc: Cảnh sát biển Trung Quốc là bọn "cướp có vũ trang" ở Biển Đông. Trong hình là tàu cảnh sát biển Trung Quốc dùng vòi rồng tấn công tàu kiểm ngư Việt Nam ở vùng biển chủ quyền của Việt Nam |
Trung Quốc không được phép dùng luật rừng ở Biển Đông, không được phép dùng luật Trung Quốc để đè lên luật pháp quốc tế, để áp đặt ý chí của Trung Quốc cho cả cộng đồng quốc tế. Trung Quốc phải nhanh chóng hối cải, từ bỏ ngay yêu sách “đường lưỡi bò” phi pháp - PV.