Tổng thống Philippines Benigno Aquino thăm Nhật Bản |
Tờ "Thời báo Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 3 tháng 6 đưa tin, Tổng thống Philippinese Benigno Aquino ngày 2 tháng 6 đến Nhật Bản, bắt đầu tiến hành chuyến thăm chính thức 4 ngày đối với Nhật Bản. Đây là lần thứ 6 ông Benigno Aquino thăm Nhật Bản, Nhật Bản trở thành quốc gia đến thăm có số lần nhiều nhất trong nhiệm kỳ của ông.
Hãng tin Kyodo Nhật Bản phân tích cho rằng, xét tới tình hình căng thẳng Biển Đông hiện nay, hai bên Nhật Bản-Philippines sẽ thảo luận các vấn đề như tăng cường hợp tác an ninh.
Theo hãng tin Kyodo, ông Benigno Aquino sẽ hội kiến Thiên hoàng Nhật Bản và phu nhân vào ngày 3 tháng 6. Cùng ngày, ông sẽ còn phát biểu ở hội nghị toàn thể của Thượng viện Nhật Bản.
Hãng tin châu Á của Singapore cho rằng, nhà lãnh đạo nước ngoài rất ít có thể được tiếp đãi long trọng ở Nhật Bản.
Tổng thống Philippines Benigno Aquino thăm Nhật Bản |
Theo tờ "Nihon Keizai Shimbun" Nhật Bản, ông Benigno Aquino dự tính sẽ đề cập đến sự phát triển kinh tế những năm gần đây của Philippines ở Quốc hội Nhật Bản và các nội dung như tăng cường quan hệ Nhật Bản-Philippines.
Ngày 4 tháng 6, ông Benigno Aquino sẽ hội đàm với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe.
Buổi sáng ngày 2 tháng 6, trước khi khởi hành, ông Benigno Aquino cho biết: "Cần dùng pháp trị để giải quyết công bằng vấn đề chủ quyền. Về điểm này, lập trường của Nhật Bản và chúng tôi tương đồng, trông đợi Nhật Bản - nước đối đầu với Trung Quốc trong vấn đề đảo Senkaku - trong tương lai cũng duy trì bước đi thống nhất với Philippines".
Hội nghị Trung ương 4 khóa 18 của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã quyết định xây dựng “Trung Quốc pháp trị”, nhưng Trung Quốc lại áp đặt yêu sách bất hợp pháp “đường lưỡi bò” cho Việt Nam và cộng đồng quốc tế, không muốn có “pháp trị” trên Biển Đông. Trung Quốc chỉ muốn đàm phán song phương với sự hậu thuẫn của sức mạnh quân sự - PV.
Tổng thống Philippines Benigno Aquino thăm Nhật Bản |
Trước đó, nhiều nguồn tin từ Chính phủ Nhật Bản cho biết, dự tính ông Shinzo Abe và ông Benigno Aquino sẽ đạt được nhất trí về chuyển giao trang bị phòng vệ. Nhật Bản có thể cung cấp các thiết bị liên quan như máy bay tuần tra săn ngầm P-3C và radar cho Philippines.
Bài báo cho rằng, Nhật Bản hy vọng thông qua hợp tác phòng vệ với Philippines, "tiến hành kiềm chế đối với Trung Quốc - nước đang tăng cường kiểm soát thực tế". Ông Aquino sẽ còn bày tỏ ủng hộ đối với Luật bảo đảm an ninh mới do ông Shinzo Abe thúc đẩy.
Tờ "Daily Inquirer" Philippines ngày 2 tháng 6 đăng bài viết "Ông Benigno Aquino đang mang tranh chấp biển tới Nhật Bản", cho rằng, ông Aquino thăm Nhật Bản để tăng cường quan hệ chính trị và kinh tế thương mại giữa hai nước. Hải bên có triển vọng triển khai tham vấn với phạm vi rộng rãi, bao gồm những quan tâm đối với tranh chấp Biển Đông.
Nhật Bản có rất nhiều máy bay tuần tra săn ngầm P-3C (trong hình) mua của Mỹ, nhưng sẽ được thay thế dần dần bằng máy bay tuần tra săn ngầm mới P-1 do Nhật Bản nghiên cứu chế tạo |
Theo trang mạng tin tức GMA Philippines, Nhật Bản có kế hoạch cung cấp 10 tàu tuần tra cho Philippines để tăng cường thực lực cho Lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines.
Đại sứ Philippines tại Nhật Bản Lopez cho biết, trong thời gian ông Aquino thăm Nhật Bản, ông sẽ tham dự lễ ký kết hợp đồng tàu tuần tra. Tàu tuần tra "sẽ dùng để theo dõi tuyến đường bờ biển và ứng phó khẩn cấp, cứu nạn".
Học giả Trung Quốc nghiên cứu về biển có tên là Lưu Phong tiếp tục thói quen tuyên truyền bôi nhọ nước khác của một bộ phận dư luận Trung Quốc, cho rằng, Nhật Bản và Philippines "lợi dụng lẫn nhau" trong vấn đề Biển Đông. Nhật Bản tăng cường hiện diện ở khu vực Biển Đông là "theo đuôi" Mỹ, phần nhiều là xuất phát từ sự cân nhắc tới lợi ích tự thân của họ.
Theo Lưu Phong, ngoài giảm sức ép của Trung Quốc đối với Nhật Bản ở biển Hoa Đông, còn muốn thông qua "liên minh" với các nước Đông Nam Á, liên kết kiềm chế Trung Quốc. Trong khi đó, Philippines muốn sở hữu nhiều trang bị quân sự hơn từ Nhật Bản, dựa vào sức mạnh của Mỹ-Nhật để kiềm chế Trung Quốc.
Lòng tham biển đảo ở Biển Đông theo yêu sách bành trướng, tham lam, lố bịch và bất hợp pháp của Trung Quốc là không thay đổi. Vì vậy, cần phải tìm mọi biện pháp để chống lại yêu sách phi lý, phi pháp này. |