Bất chấp những lo ngại về vấn đề minh bạch định giá tài sản doanh nghiệp, chỉ định đối tác đầu tư, hiệu quả kinh doanh thậm chí là “phớt lờ” nhiều văn bản có giá trị pháp lý quan trọng, Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines - VNA) vẫn cấp tốc tiến hành các thủ tục xin cấp phép thành lập Công ty cổ phần hàng không SkyViet trên cơ sở tổ chức lại Công ty Bay dịch vụ hàng không (VASCO), trực thuộc VNA.
Tuy nhiên, khi đối chiếu nhiều văn bản pháp lý quan trọng, có thể nhận ra, đề án thành lập SkyViet của VNA ẩn chứa nhiều điểm bất thường, thậm chí có dấu hiệu gây thất thoát vốn và tài sản nhà nước.
Quy định một đằng, Vietnam Airlines làm một nẻo
Cụ thể, tại văn bản 1567/TTg-KTN ngày 22/9/2008, Thủ tướng Chính phủ (TTg) đã phê duyệt các dự án phát triển đội tàu bay của VNA và Công ty CP cho thuê máy bay Việt Nam (VALC), tuy nhiên, trong đó có nêu: “Cho phép VNA thuê tư vấn định giá VASCO như một doanh nghiệp thông thường và cho phép chỉ định VietAir (sau khi được thành lập) mua lại VASCO theo giá trị đã được tổ chức tư vấn độc lập xác định”.
Liệu VNA có đang cố ý làm trái các quy định hiện hành khi chuyển VASCO thành công ty cổ phần và góp trên 50% vốn điều hành? - ảnh nguồn Vasco |
Tại Điều 1, khoản II, mục 7 Quyết định phê duyệt quy hoạch phát triển giao thông vận tải hàng không giai đoạn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 có nêu: Đến năm 2020, phát triển VASCO theo hướng Công ty cổ phần kết hợp giữa cung cấp các dịch vụ bay phục vụ kinh tế quốc dân, chuyển phát nhanh, chở hàng đường ngắn với phát triển dịch vụ vận chuyển hành khách, hàng hoá thường lệ (văn bản số 21/QĐ-TTg ngày 08/01/2009 của TTg).
Tuy có định hướng cho Bộ Giao thông vận tải về VASCO ở hai văn bản nêu trên, nhưng vào ngày 20/4/2011 Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 586/QĐ-TTg, Phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của VNA. Trong đó, tại Phụ lục I và II đã quy định: VASCO là 1 trong 12 đơn vị trực thuộc VNA; VASCO không trong danh sách các công ty con, công ty liên kết của VNA.
Ngay sau đó, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo tại Văn bản phê duyệt phương án sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước của VNA số 2129/TTg-ĐMDN ngày 15/11/2011 như sau: Duy trì Công ty Kỹ thuật máy bay (VAECO) là doanh nghiệp do VNA nắm giữ 100% vốn điều lệ và VASCO không trong danh sách 5 công ty được thực hiện cổ phần hóa là Công ty mẹ (VNA), 1 công ty VNA nắm giữ trên 50% vốn điều lệ và 3 công ty VNA được quyết định tỷ lệ cổ phần nắm giữ.
VNA báo cáo Thủ tướng tình hình thực hiện tái cơ cấu VASCO, đề xuất phương án sắp xếp lại, trình Thủ tướng trong quí IV năm 2011.
Lỗ triền miên, Vietstar Airlines dựa vào đâu để “cất cánh“?(GDVN) - Sau 5 năm hoạt động, Vietstar Airlines lỗ gần 50 tỷ đồng, nợ ngân hàng gần 300 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu không đủ điều kiện tối thiểu thành lập hãng hàng không. Liên tục xin cấp phép hãng hàng không mới, Bộ Giao thông vận tải quá vội vàng?(GDVN) - Về những đề xuất xin cấp phép hãng hàng không mới còn nhiều tranh cãi, nguyên phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội khuyến cáo Bộ GTVT không nên vội vàng. |
Tiếp đó, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án tái cơ cấu VNA giai đoạn 2012-2015 tại Quyết định số 172/ QĐ-TTg, ngày 16/01/2013.
Tại Đề án này, VASCO không trong danh sách: 9 công ty mà VNA nắm giữ 100% hoặc trên 50% vốn điều lệ, 15 doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa (VNA nắm giữ trên hoặc dưới 50% vốn điều lệ) và 2 doanh nghiệp được phép chuyển thành công ty cổ phần (VNA nắm giữ trên 50% vốn điều lệ); Đồng thời, đã quy định 10 doanh nghiệp mà VNA phải thoái toàn bộ vốn trong giai đoạn 2012-2015.
Việc tái cấu trúc quản trị doạnh nghiệp, tập trung vào các nội dung như hoàn thiện hệ thống quy chế về quản lý nội bộ, công tác cán bộ & đào tạo nguồn nhân lực, tăng cường kiểm soát nội bộ, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ… (Điều 1, khoản II, mục 4, 5 và 6); không hề cho phép VNA chuyển VASCO thành Công ty cổ phần và góp trên 50% vốn điều lệ?!
Bên cạnh đó, VASCO không trong danh sách 5 Công ty được phép xây dựng Đề án góp vốn lập doanh nghiệp, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định;
Hội đồng thành viên VNA tiếp tục triển khai thực hiện kế hoạch phát triển đội tàu bay của VNA đến năm 2020 được TTg phê duyệt tại văn bản số 1567/TTg-CN ngày 22/9/2008 (Điều 1, khoản III, mục 4, điểm h và điểm b).
Ngày 15/11/2013, Chính phủ ban hành Nghị định số 183/NĐ-CP về Điều lệ tổ chức và hoạt động của VNA; Trong đó, tại Phụ lục: I và II đã quy định: VASCO là 1 trong 12 đơn vị trực thuộc VNA; VASCO không trong danh sách các công ty con, công ty liên kết của VNA; Nghị định là văn bản cao nhất qui định về tổ chức hoạt động của VNA.
Cuối năm 2014, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 1611/QĐ-TTg ngày 10/9/2014, Phê duyệt phương án cổ phần hóa VNA trong đó nêu rõ: Tổng công ty Hàng không Việt Nam - CTCP kế thừa các quyền, nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp của VNA trước khi chuyển đổi (Điều 1, khoản 2, mục 2); Giữ nguyên vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp, phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ (Điều 1, khoản 3 Hình thức cổ phần hóa);
Cơ quan đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại Tổng công ty Hàng không Việt Nam - CTCP là Bộ Giao thông vận tải (Điều 1, khoản 6); Hội đồng thành viên VNA chịu trách nhiệm quản lý VNA cho đến khi bàn giao toàn bộ tài sản, tiền vốn và lao động cho Tổng công ty Hàng không Việt Nam - Công ty cổ phần (Điều 2, khoản 4);
Tổng công ty Hàng không Việt Nam - CTCP được thực hiện các cơ chế chính sách về vay vốn có bảo lãnh theo Nghị quyết số 83/NQQ-CP và Quyết định của TTg tại văn bản số 1567/TTg-CN ngày 18/10/2007 và số 1567/TTg- KTN ngày 22/9/2008 về kế hoạch dự án phát triển đội tàu bay (Điều 2, khoản 5).
Nguy cơ thất thoát tài sản nhà nước
Nhìn lại toàn bộ căn bản quy phạm pháp luật được Chính phủ ban hành có thể thấy, không có chi tiết nào nêu việc cho phép VNA được thực hiện chuyển đổi hoạt động của Công ty Bay dịch vụ hàng không (VASCO) cùng với đối tác thành lập nên SkyViet.
Cần nhấn mạnh hiện nay, vốn nhà nước tại Tổng công ty Hàng không Việt Nam - CTCP là 95%, do vậy kế thừa các quyền, nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp của VNA trước khi chuyển đổi phải triệt để tuân thủ các quy định hiện hành nêu trên là tất yếu và có tính nguyên tắc.
Quý IV/2015, Tổng công ty Hàng không Việt Nam - CTCP chuyển Công ty bay dịch vụ (VASCO) thành Công ty cổ phần Hàng không SkyViet trên cơ sở nhận vốn góp của đối tác và trên 50% vốn điều lệ của VNA là hành vi cố ý làm trái các quy định hiện hành, gây hậu quả nghiêm trọng; xâm phạm quyền và lợi ích chính đáng của hàng trăm ngàn cán bộ, viên chức và người lao động.
Mặt khác, hoạt động của Công ty cổ phần Hàng không SkyViet đặt mục tiêu lợi nhuận thấp hơn gửi tiền kiệm ngân hàng (thấp hơn 38 lần so với trước, chỉ bằng 0,22% vốn điều lệ); Giá trị xác định vốn của VASCO chỉ có 150 tỷ đồng để chuyển thành 51% cổ phần trong Công ty SkyViet mới có vốn điều lệ là 300 tỷ đồng (trong khi VASCO là một trong những công ty trực thuộc Vietnam Airlines hoạt động ổn định, hiệu quả và có lợi nhuận).
Theo số liệu của VASCO, trong nhiều năm liền, doanh nghiệp này đều hoàn thành và vượt mức hầu hết các chỉ tiêu kế hoạch được giao; bảo đảm ổn định việc làm, thu nhập cho 100% cán bộ, công nhân viên.
Giai đoạn 2010 - 2014, VASCO thực hiện an toàn 24.900 chuyến bay thường lệ, đạt mức tăng trưởng bình quân 10,1%/năm. Hành khách vận chuyển đạt 1.239.814 lượt người, tăng trưởng bình quân 11,6%/năm. Hàng hóa vận chuyển đạt 1.800 tấn.
Tổng doanh thu 1.510 tỷ đồng, đạt mức tăng trưởng bình quân 19,2%/năm. Đặc biệt, lợi nhuận đạt 123,5 tỷ đồng, tăng trưởng bình quân 61,8%/năm, nộp ngân sách nhà nước 137 tỷ đồng.
Nếu duy trì được tốc độ tăng trưởng kết quả kinh doanh như giai đoạn 2010 - 2014 thì chỉ trong vòng 4 năm đã có thể thu hồi toàn bộ giá trị định giá VASCO trước khi chuyển đổi sang công ty cổ phần.
Chính hoài nghi trong việc định giá thấp VASCO cũng như cách Vietnam Airlines âm thầm lựa chọn đối tác thành lập SkyViet cho thấy nhiều nguy cơ gây thất thoát tài sản nhà nước.
Minh chứng là một hãng hàng không khác - Jetstar Pacific (thành viên VNA), tại thời điểm định giá năm 2007 khi công ty này đang chuẩn bị thủ tục phá sản, thua lỗ, chính VNA góp vốn theo giá trị định giá là 150 triệu đô la (3.300 tỷ đồng).
Việc định giá thấp VASCO cũng đang khiến dư luận đặt ra câu hỏi về tính hiệu quả đề án sắp xếp lại VASCO và thực chất đằng sau đề án thành lập SkyViet là gì?