Cô giáo hiến kế cách tính điểm Tốt nghiệp THPT Quốc gia 2016

27/12/2015 07:47
Vũ Trần
(GDVN) - Để đảm bảo tính nghiêm túc, công bằng của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2016 và những năm tiếp theo, theo tôi Bộ GD&ĐT cần có sự thay đổi cách tính điểm.

LTS: Sau hàng loạt bài viết phản ánh về cách tính điểm của kỳ thi Tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2015 của các thầy cô giáo cùng với thảo luận mới đây của Bộ GD&ĐT trước khi đưa ra phương án cho kỳ thi Tốt nghiệp THPT Quốc gia 2016, cô giáo Vũ Trần (Tây Ninh) mạnh dạn chỉ ra những hạn chế trong cách tính điểm trong kỳ thi trước để Bộ GD&ĐT có thể có những thay đổi kịp thời. 

Tòa soạn trân trọng gửi tới độc giả bài viết. 

Kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia năm 2015 đã đi qua hơn nữa năm rồi, bước đầu đã đạt được mong muốn là giảm áp lực và sự khó khăn về đi lại cho thí sinh, giảm sự tốn kém cho phụ huynh học sinh, kể cả hai mục đích xét tuyển Đại học, Cao đẳng và tốt nghiệp THPT cũng đạt được.

Nhưng nó để lại không ít băn khoăn trong dư luận xã hội, trong đó có cách tính điểm xét tốt nghiệp theo Quy chế thi tốt nghiệp của Bộ GD&ĐT:

Trong công thức này điểm trung bình môn cả năm lớp 12 vẫn còn là nỗi lo của không ít những người thầy trực tiếp giảng dạy ở trường THPT. 

Mới đây, trong bài viết: “Thầy giáo nêu 3 vấn đề cần điều chỉnh trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2016” của thầy giáo Đỗ Tấn Ngọc đăng trên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam ngày 23/12/15,  tác giả đã nêu ý kiến của thầy Nguyễn Văn Thanh, Hiệu trưởng, trường THPT Vạn Tường, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi):

"Nên bỏ hoàn toàn điểm học bạ lớp 12 tham gia vào xét công nhận tốt nghiệp THPT.  Nếu muốn giữ lại chủ trương đúng đắn này, có tính động viên các em thì nên cộng điểm ở một hệ số rất thấp, theo học lực thì Trung Bình cộng 1 điểm, Khá cộng 2 điểm…thì phù hợp”. 

Còn trong bài viết “Cần tính lại công thức tính điểm tốt nghiệp” đăng trên báo Người lao động TP. Hồ Chí Minh ngày 13/12/2015 TS Nguyễn Đức Nghĩa có đề cập:

Giảm trọng số điểm của kết quả học năm lớp 12 trong việc xét tốt nghiệp để ngăn chặn hiện tượng nâng điểm và tránh tình trạng học sinh có điểm thi THPT quốc gia kém nhưng cuối cùng vẫn tốt nghiệp là cần thiết”.

Cô giáo hiến kế cách tính điểm Tốt nghiệp THPT Quốc gia 2016 (Ảnh: vnexpress.net)
Cô giáo hiến kế cách tính điểm Tốt nghiệp THPT Quốc gia 2016 (Ảnh: vnexpress.net)

Rồi trong bài viết “Giữ điểm sàn, bỏ điểm cộng học bạ, thi tốt nghiệp để địa phương tự lo” của thầy giáo Đỗ Tấn Ngọc đăng trên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam ngày 02/11/15 có đoạn: 

Theo tôi, để giải quyết, hạ nhiệt “vấn nạn” chỉ còn cách bỏ hoàn toàn điểm học bạ lớp 12 tham gia vào xét công nhận tốt nghiệp THPT hoặc nên cộng điểm ở một hệ số rất thấp. 

Chẳng hạn, theo kết quả kết loại học lực, loại trung bình cộng 1 điểm, loại khá cộng 2 điểm….Trong thời gian đến, Bộ GD&ĐT cần lưu ý, cân nhắc đến chuyện điểm học bạ tham gia vào xét công nhận tốt nghiệp để có quyết định phù hợp vừa nhân văn vừa sát thực tế
”.

Trong bài viết “Học sinh lớp 12 tự dưng "giỏi" hẳn ra!” của tác giả Tuệ Nguyễn đăng trên báo Thanh niên ngày 28/10/2015 có nhận xét:

Mâu thuẫn giữa kết quả học lực và kết quả thi vừa qua khiến dư luận hoàn toàn có thể nghi ngờ, việc đánh giá kết quả học tập năm lớp 12 của một số trường vẫn chưa thực sự khách quan, đúng thực lực”. 

Cô giáo hiến kế cách tính điểm Tốt nghiệp THPT Quốc gia 2016 ảnh 3

Đống Đa, Hà Nội: Nghị định cho tuyển người học khá, đánh trượt người học giỏi

(GDVN) - Thực tế, kỳ thi tuyển viên chức vừa qua, người học khá được tuyển, còn người học giỏi thì trượt. Quận Đống Đa, Hà Nội cho là do quy định tại Nghị định 29...

Bài viết “Thầy giáo hiến công thức tính điểm tốt nghiệp công bằng” trên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam ngày 23/10/2015, thầy giáo Trần Vũ có đề nghị:

Bộ GD&ĐT bỏ “điểm trung bình cả năm lớp 12” trong công thức tính điểm xét tốt nghiệp THPT, chỉ lấy điểm các môn thi và điểm khuyến khích, để xét tốt nghiệp…còn điểm trung bình cả năm lớp 12 dùng để xét học sinh đủ điều kiện dự thi tốt nghiệp THPT.

Nếu điều đó được thực hiện ít nhất sẽ tạo được công bằng cho tất cả thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển vào các trường Đại học và Cao đẳng
”.

Vì sao các thầy cô giáo lại quan tâm đến thế? Có một điều chắc chắn họ là những thầy có tâm huyết với nghề nghiệp, họ thấy có những bất cập trong điểm trung bình môn cả năm ở lớp 12. 

Và bất cập đó thể hiện rõ qua những sự kiện báo chí đã đưa tin: Có một số trường THPT ngoài công lập ở TP. Hồ Chí Minh đã cho học sinh bỏ học một số môn và tùy tiện ghi điểm cho đủ điều kiện tham dự kỳ thi THPT quốc gia để xét tốt nghiệpTHPT và tuyển sinh Đại học, Cao đẳng. 

Đó là ở một số trường tư tổ chức dạy và học không trung thực mà báo chí phát hiện, còn các trường học ở các địa phương khác việc thực hiện điểm trung bình môn cả năm ở lớp 12 có đúng theo Quy chế cho điểm kiểm tra của Bộ GD&ĐT hay không ? 

Cũng vì điều đó, mà mới đây nhất có một trường THPT cũng ở TP. Hồ Chí Minh vì mong muốn học sinh của họ trung thực đã tổ chức kiểm tra tập trung ở sân trường.
         
Mặc khác qua bài viết: “Thầy giáo nói ra những bí mật của kiểm tra miệng ở trường phổ thông” đăng trên báo điện tử Giáo dục Việt Nam ngày 05/12/2015, thầy giáo Trần Vũ, đã chỉ ra rõ ràng có bất cập ở điểm trung bình môn cả năm lớp 12, thể hiện ở điểm kiểm tra miệng đều do giáo viên bộ môn ra câu hỏi và cho điểm (ở tất cả các môn học).

Cô giáo hiến kế cách tính điểm Tốt nghiệp THPT Quốc gia 2016 ảnh 4

Thầy giáo hiến công thức tính điểm tốt nghiệp công bằng

(GDVN) - Tính khách quan của điểm trung bình cả năm lớp 12 theo công thức tính điểm xét tốt nghiệp của Bộ GD&ĐT là không cao, nó tùy thuộc vào chủ quan người dạy.

Trong khi Ban giám hiệu nhà trường không thể quản lý được hết loại điểm này, thì chắc chắn tính trung thực của điểm trung bình môn cả năm sẽ không cao.

Bất cập đó ngành GD&ĐT có giải pháp hữu hiệu ngăn chặn nào chưa?

Trong hội nghị tổ chức lấy ý kiến góp ý của lãnh đạo các Sở GD&ĐT về việc chuẩn bị kỳ thi THPT quốc gia năm 2016 ngày 16/12/2015, khi nhận định về kỳ thi THPT quốc gia 2015 Bộ GD&ĐT đánh giá vẫn còn một số hạn chế như:  

Một số ít điểm thi do sở GD&ĐT chủ trì có biểu hiện chưa thật sự nghiêm túc; công tác truyền thông chưa tốt; thời gian xét tuyển Đại học, Cao đẳng đợt một quá dài (20 ngày) trong khi quy định về thay đổi nguyện vọng xét tuyển nguyện vọng đợt một lại chưa hợp lý; cơ sở dữ liệu và phần mềm xét tuyển còn bất cập…”. 

Còn thảo luận về công thức xét tốt nghiệp cho kỳ thi tốt nghiệp THPT sắp tới, khi các thầy giáo đã nêu mà không thấy Bộ GD&ĐT và lãnh đạo các Sở GD&ĐT đề cập đến. Có lẽ nào Bộ GD&ĐT và lãnh đạo các Sở GD&ĐT cho rằng đã có giải pháp khắc phục?
 
Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam trong hội nghị với các chuyên gia, nhà khoa học để nghe góp ý kiến về đổi mới giáo dục nói chung và thực hiện Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa nói riêng ngày 23/11/2015, đã có ý kiến:

Đặc biệt chú ý phản hồi, phân tích các ý kiến không được tiếp thu, tránh để người góp ý có “cảm tưởng” Bộ chưa thực sự trân trọng, cầu thị các ý kiến”.  

Qua đó tôi tin rằng bài viết này sẽ được Bộ GD&ĐT ghi nhận:
 
Để đảm bảo tính nghiêm túc, công bằng và khách quan của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2016 và những năm tiếp theo, theo tôi ngoài việc đề thi có sự phân hóa cao hơn, tổ chức coi và chấm thi nghiêm túc, Bộ GD&ĐT cần có sự thay đổi cách tính điểm xét tốt nghiệp, cụ thể như sau: 
  
Hoặc là bỏ hẳn điểm trung bình môn cả năm lớp 12 trong công thức tính điểm xét tốt nghiệp THPT, còn điểm trung bình cả năm chỉ dùng để xét học sinh đủ điều kiện dự thi tốt nghiệp THPT, theo ý kiến đề xuất của các thầy giáo nêu trên. 

Hoặc là vẫn lấy điểm trung bình cả năm lớp 12 nhưng là trung bình cộng của điểm tra học kỳ I và học kỳ II; còn điểm kiểm tra miệng, kiểm tra 15 phút, kiểm tra 1 tiết, tính vào điểm trung bình các môn cả năm lớp 12 và dùng để xét điều kiện học sinh dự thi tốt nghiệp THPT. 

Theo đó, các cơ sở trường học sẽ tổ chức coi kiểm tra và chấm bài kiểm tra học kỳ như thi tốt nghiệp ở tất cả các môn theo đề kiểm tra chung của Sở GD&ĐT( trừ môn học đánh giá bằng xếp loại), hoặc có thể đề kiểm tra học kỳ là của Bộ GD&ĐT. 

Chỉ có như vậy mới có thể đánh giá được mặt bằng chung về học lực của học sinh ở các vùng miền trên cả nước để qua đó Bộ GD&ĐT khi ra đề thi tốt nghiệp THPT sẽ sát với trình độ của thí sinh cần đạt được để tốt nghiệp THPT và tuyển sinh vào Đại học, Cao đẳng. 

Vũ Trần