Bài viết Ngành giáo dục cần tinh giảm bao nhiêu biên chế quản lý? và Cần cắt bỏ biên chế lực lượng nào trong giáo dục? đã được đăng tải trên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam trong những ngày qua đã nhận được nhiều quan tâm của bạn đọc.
Trong hai bài viết trên đây, chúng tôi đã chỉ ra nhiều những bất cập trong việc bố trí nhân sự ở nhiều đơn vị, nhiều vị trí công tác.
Trong bài viết này, chúng tôi xin tiếp tục phân tích yêu cầu và khả năng cắt giảm biên chế lực lượng chuyên viên giáo dục từ cấp bộ xuống cấp phòng, cũng như các lực lượng tham mưu trong cơ quan quản lý giáo dục.
Bởi chúng tôi trộm nghĩ, tinh giản biên chế đã cấp bách lắm rồi, nhưng muốn thành công phải làm đồng bộ, quyết liệt, minh bạch từ trên xuống, chứ không phải từ dưới lên.
Cần quán triệt, bám sát nội dung Nghị quyết 19 Hội nghị Trung ương 6 khóa XII
Nghị quyết 19 số của Trung ương Đảng vừa ra đời sau Hội nghị Trung ương 6 khóa XII tiếp tục là cơ sở để các ngành, các địa phương thực hiện tốt chủ trương tinh giản.
Ngành giáo dục cần tinh giảm bao nhiêu biên chế quản lý? |
Trong phần Mục tiêu cụ thể của Nghị quyết 19 đã nói lên sự quyết tâm của Đảng ta về việc tinh giản như sau:
"Giai đoạn đến năm 2021: Giảm mạnh về đầu mối, tối thiểu bình quân cả nước giảm 10% đơn vị sự nghiệp công lập.
Giảm tối thiểu 10% biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước so với năm 2015.
Cơ bản chấm dứt số hợp đồng lao động không đúng quy định trong các đơn vị sự nghiệp công lập (trừ những đơn vị đã bảo đảm tự chủ tài chính).
Đến năm 2025: Tiếp tục giảm tối thiểu bình quân cả nước 10% đơn vị sự nghiệp công lập và 10% biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước so với năm 2021.
Chấm dứt số hợp đồng lao động không đúng quy định trong các đơn vị sự nghiệp công lập (trừ các đơn vị bảo đảm tự chủ tài chính).
Đến năm 2030: Giảm 10% biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước so với năm 2025”.
Phải nói rằng việc thực hiện tinh giản biên chế của chúng ta tới đây sẽ gặp rất nhiều khó khăn, thách thức.
Bởi tinh giản biên chế sẽ động đến những con người cụ thể. Đằng sau họ là cả một gia đình.
Hơn nữa, tinh giản biên chế cũng kéo theo việc phải chi trả các khoản bảo hiểm, trợ cấp cho các đối tượng tinh giản một lượng lớn ngân sách.
Tuy nhiên, vì tương lai của đất nước thì chúng ta không còn cách nào khác.
“Thà một lần đau”, một lần “đại phẫu thuật” để cắt gọn bộ máy cồng kềnh, kém hiệu quả cũng là điều chúng ta phải làm.
Vấn đề quan trọng là chúng ta tinh giản ai, tinh giản như thế nào? Làm sao để bịt các kẽ hở có thể phát sinh hiện tượng chạy chọt giữ biên chế?
Nếu không, những người có năng lực, những người “thân cô thế cô” bị tinh giản mà những người có mối quan hệ tốt, thành phần con em lãnh đạo thì ở lại và gây nên sự bất bình cho dư luận.
Vì thế, vấn đề cơ bản nhất là chúng ta phải tinh giản công khai, minh bạch, có hệ thống.
Tránh tình trạng tinh giản lãnh đạo thì tìm cách chuyển về làm việc tại cơ sở, hay tình trạng làm việc ở phòng, ở sở giáo dục mà lại lãnh lương tại các đơn vị trường học như một số nơi vẫn đang làm.
Một điều đáng mừng là riêng lĩnh vực giáo dục - đào tạo, Trung ương Đảng đã có những chỉ đạo và hướng dẫn rất cụ thể trong Nghị quyết 19 đối với từng cấp học như sau:
Cần cắt bỏ biên chế lực lượng nào trong giáo dục? |
- Đối với giáo dục đại học: Sáp nhập, hợp nhất hoặc giải thể các trường đại học, cơ sở giáo dục - đào tạo hoạt động không hiệu quả, không nhất thiết tỉnh nào cũng có trường đại học.
Sắp xếp, tổ chức lại, tập trung xây dựng một số trường sư phạm trọng điểm để đào tạo đội ngũ giáo viên và quản lý giáo dục.
Nhà nước tập trung đầu tư chiều sâu, cơ sở vật chất, nguồn nhân lực chất lượng cao đối với các trường đại học công lập ở một số lĩnh vực mang tầm cỡ khu vực và quốc tế.
Các trường trong Quân đội, Công an chỉ thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực cho lực lượng vũ trang.
- Đối với giáo dục mầm non, phổ thông: Sắp xếp, tổ chức lại gắn với nâng cao chất lượng giáo dục, hình thành trường phổ thông nhiều cấp học (tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông) phù hợp với nhu cầu và điều kiện thực tế của mỗi địa phương, địa bàn cụ thể.
Rà soát, sắp xếp, điều chỉnh lại quy mô lớp học một cách hợp lý; thu gọn lại các điểm trường trên nguyên tắc thuận lợi cho người dân và phù hợp với điều kiện thực tế của vùng, miền, địa phương.
Tạo điều kiện chuyển đổi mô hình các cơ sở giáo dục mầm non, trung học phổ thông từ công lập ra ngoài công lập ở những nơi có khả năng xã hội hoá cao.
- Đối với lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp: Sáp nhập trường trung cấp vào trường cao đẳng; giải thể các trường trung cấp, cao đẳng hoạt động không hiệu quả.
Về cơ bản, trên địa bàn cấp tỉnh chỉ còn một đầu mối đào tạo nghề công lập.
Sáp nhập trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục hướng nghiệp, trung tâm dạy nghề thành một cơ sở giáo dục dạy nghề trên địa bàn cấp huyện.
Cần cắt bỏ biên chế đội ngũ “cầm tay chỉ việc” cho giáo viên từ phòng lên bộ
Thực tế cho thấy rằng các phòng chuyên môn giáo dục và đào tạo cấp sở hiện nay bố trí quá nhiều nhân sự, mỗi một cấp học có một phòng. Mỗi phòng có 1 trưởng phòng, và ít nhất 1 phó phòng.
Ta cứ hình dung: phòng giáo dục phổ thông, phòng giáo dục thường xuyên, phòng tiểu học, phòng mầm non.
Vậy có thể bố trí lại 4 phòng này thành 1 phòng và gọi là “phòng chuyên môn” được không?
Hình minh họa, nguồn: VTV.vn. |
Chúng tôi cho rằng chúng ta hoàn toàn có thể làm được.
Chỉ cần 1 trưởng phòng phụ trách chung, các phó phòng đảm nhận cấp học của mình thì giảm bớt được mấy ông trưởng phòng và nhiều vị trí chuyên viên.
Bởi lẽ lúc nào cũng chỉ thấy Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng các lãnh đạo cấp sở, cấp phòng nói ra rả trên truyền thông, giáo viên phải đổi mới, giáo viên phải chủ động sáng tạo, thậm chí thành bại của chương trình, mô hình mới;
Nhưng có một nghịch lý là chính các vị chuyên viên từ Bộ xuống các sở, các phòng lại thích biến mình thành người “cầm tay chỉ việc” cho giáo viên.
Anh chị em trong nghề giáo có lẽ không còn lạ gì cái cảnh chuyên viên phòng, sở và thậm chí là từ Bộ xuống dự giờ, chỉ biết giở sách giáo khoa ra xem giáo viên có dạy đúng sách không.
Khác một từ trong sách cũng có thể trở thành lý do cho họ cũng bắt bẻ.
Nên công văn mới đây của tân Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ yêu cầu giáo viên tuyệt đối không dạy ngoài nội dung sách giáo khoa, nó có những nguyên nhân từ tư duy và cơ chế vận hành bộ máy quản lý giáo dục lâu nay.
Bản thân chương trình giáo dục phổ thông mới Bộ đang xây dựng, mặc dù quan điểm phát triển năng lực thay vì truyền thụ kiến thức là rất tiến bộ, nhưng cách làm chương trình của các chuyên gia thì ngược lại:
Liệt kê các kiến thức cần dạy!
Chúng tôi chưa thể nào tìm thấy các phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục cho học sinh để giúp các em phát triển năng lực.
Thậm chí mọi thứ còn rối hơn chương trình hiện hành khi các thầy biên soạn “tích hợp” 3 môn hoặc 2 môn thành 1 sách, vẫn 3 thầy hoặc 2 thầy dạy.
Bộ máy quản lý giáo dục phình to lại đòi thêm phụ cấp, ngân sách nào kham nổi? |
Do đó theo chúng tôi, hoàn toàn có thể bỏ đội ngũ chuyên viên, “cốt cán” từ Bộ xuống cấp phòng.
Cần phải thay đổi tư duy từ quản lý giáo dục bằng bộ máy con người cồng kềnh kém hiệu quả, sang quản trị giáo dục bằng chính sách tinh - gọn - minh bạch - hiệu quả.
Chỉ cần vậy, chúng ta đã giảm được hàng ngàn vị trí “cầm tay chỉ việc” giáo viên từ Bộ xuống sở, phòng.
Trong đó có rất nhiều chuyên gia phòng lạnh, cứ đi ra nước ngoài thấy gì lạ và có thể làm dự án là họ mang về triển khai, nhưng tự dạy một tiết làm mẫu cho giáo viên cũng không làm nổi.
Nhiều người chỉ giỏi ngồi phán dựa vào giáo trình, tài liệu họ học được.
Cứ nhìn cung cách triển khai VNEN, Công nghệ giáo dục mấy năm qua là có thể thấy rất rõ điều này.
Chúng tôi chưa thấy một “chuyên viên cốt cán” nào của các mô hình - phương pháp mới như VNEN hay Công nghệ giáo dục nhận trách nhiệm về chất lượng, hiệu quả, yếu kém của mô hình mà họ “tập huấn”.
Họ càng không thể tự dạy một tiết mẫu thị phạm cho giáo viên những điều họ nói.
Tất cả đổ hết lên đầu giáo viên: không biết dạy, không chịu đổi mới, làm sai phương pháp...
Chúng tôi cũng thấy trong mười mấy năm qua, chưa có một tác giả nào trong đội ngũ biên soạn chương trình - sách giáo khoa hiện hành nhận trách nhiệm về tồn tại, yếu kém, bất cập về mặt chuyên môn.
Họ cứ biên soạn và “ấn xuống” phía dưới.
Dưới kêu chương trình quá nặng, thì Bộ bảo cắt 15% nội dung. Giáo viên muốn cắt thế nào thì cắt.
Cần cắt giảm lực lượng tham mưu ngoài chuyên môn trong hệ thống quản lý giáo dục
Ngoài lực lượng chuyên viên và lãnh đạo chuyên môn ra, hiện nay hệ thống văn phòng và các cơ quan tham mưu phi chuyên môn cũng là nơi ngốn nhiều biên chế, trong khi hiệu quả công việc thấp.
Nên chăng cần tính tới phương án sáp nhập các đầu mối tham mưu phi chuyên môn như văn phòng; thanh tra; phòng tổ chức cán bộ; phòng kế hoạch - tài chính; phòng chính trị, tư tưởng về 1 đầu mối: Văn phòng - tham mưu?
Các chuyên gia xin đừng vội đánh đồng VNEN với đổi mới giáo dục |
Cần ứng dụng công nghệ thông tin và các giải pháp quản trị hiện đại mà các nước tiên tiến, ví dụ như Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc...áp dụng để xây dựng bộ máy quản lý mới tinh gọn, hiệu quả, minh bạch.
Cấp sở có cần đến 3 phó chánh văn phòng như Nam Định và Thanh Hóa không? Chúng tôi tin chắc chắn một điều là không, chỉ một ông / bà là đủ.
Thực tế các sở giáo dục và đào tạo tỉnh khác đều chỉ có 1 phó chánh văn phòng, trong khi cơ cấu trường lớp, giáo viên và học sinh còn đông hơn mà vẫn hoạt động bình thường, có sao đâu?
Còn đối với “chức danh lái xe” thì tại sao không nghiên cứu hình thức khoán kinh phí hỗ trợ cán bộ quản lý sử dụng dịch vụ vận tải đang ngày càng phát triển?
Chỉ một cú nhấp máy điện thoại có người đến đón tận nhà cho rẻ, sao mà cứ phải nuôi 3-4 lái xe cho văn phòng sở như Nghệ An, Hà Tĩnh cho tốn kém ngân sách?
Các trung tâm giáo dục thường xuyên và dạy nghề ở các huyện buộc phải chuyển đổi sang mô hình bổ túc văn hóa kết hợp dạy nghề;
Muốn không đóng cửa, các trung tâm này phải tự cứu mình bằng cách thu hút học sinh thông qua liên kết với các doanh nghiệp, dịch vụ để tạo nguồn nhân lực tại chỗ, cung cấp công ăn việc làm ngay tại địa phương;
Nếu hoạt động èo uột thì nên kiên quyết giải tán.
Một số địa phương như Bắc Giang, Vĩnh Phúc đang thí điểm chủ trương này, cần tổng kết thực tiễn một cách khoa học và có kế hoạch nhân rộng, nếu thực sự hiệu quả.
Đối với các trường nhỏ trong cùng một địa phương chúng ta có thể duy trì mô hình cấp 1-2 hoặc 2-3 như trước đây và hiện vẫn có một số địa phương duy trì mô hình trường học này.
Nhiều xã cả cấp 1-2 ở nông thôn chỉ chưa đến 20 lớp mà có đến 2 trường học thì có cần thiết? Thêm một ban giám hiệu và bộ phận văn phòng nữa là hơn chục người rồi.
Ngày trước một số địa phương ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long địa bàn đi lại khó khăn nên chúng ta phải thành lập nhiều điểm trường.
Bây giờ đường xá đi lại thuận lợi không còn ngăn cách như trước thì việc gộp các trường này lại thành 1 trường tiểu học là cần thiết.
Những chức danh ở các đơn vị cơ sở hoạt động không hiệu quả, cầm chừng, thậm chí có những chức danh chỉ là hình thức, không phát huy được tác dụng thì chúng ta rà soát và bố trí kiêm nhiệm theo đúng hướng dẫn Bộ Nội vụ - Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Thiết nghĩ chúng ta hoàn toàn có thể bố trí được các vị trí kiêm nhiệm như:
Thư viện-thiết bị ở các trường loại II-III cấp tiểu học và trung học cơ sở (phần lớn là vài đầu sách cũ, rách; thiết bị lạc hậu, hư hỏng); Phổ cập và Giáo dục cộng đồng thành 1 mối;
Văn thư- Thủ quĩ là một người kiêm nhiệm; 1 Kế toán có thể đảm nhận được nhiều trường vì đã trả lương qua thẻ, hệ số lương thì có sẵn nên đâu cần phải tính toán gì nhiều;
Y tế học đường thì 1 người có thể đảm nhận nhiều trường trong 1 xã (phường) vì khoảng cách các trường chỉ dao động trong vòng 1 km mà có phải lúc nào trường cũng có học sinh ốm đau đâu…
Tài liệu tham khảo: