GS.Phan Huy Lê: Khi trẻ con có chút nhầm lẫn lịch sử, họ từng chê bai ghê gớm

22/02/2016 07:40
Thùy Linh
(GDVN) - Cách đây không lâu, khi một số học sinh Hà Nội nhầm lẫn Quang Trung và Nguyễn Huệ là hai anh em, là bạn chiến đấu…thì kênh VTV1 đã từng chê bai ghê gớm.

S-Việt Nam - Sải cánh bay xa là chương trình truyền hình về du lịch, trải nghiệm và được phát sóng trên sóng VTV1 và VTV3 của Đài Truyền hình Việt Nam. 

Trong số phát sóng mới đây vào tối 19/2 với chủ đề "Đầu năm vãn cảnh đình Hàng Kênh", sau khi khán giả được xem những cảnh quay nhanh về nét văn hóa của Việt Nam là đến đoạn giới thiệu của hai MC - một người Việt Nam và một người nước ngoài. 

Hai MC đã có sự nhầm lẫn kiến thức lịch sử khi giới thiệu về di tích thờ Ngô Quyền ở thành phố Hải Phòng.

MC nam (người nước ngoài) hỏi MC người Việt (tên Thành Huyền) có biết vị tướng nào đã 3 lần đánh thắng quân Nguyên Mông trên sông Bạch Đằng không.

MC nữ nhanh nhẹn đáp lại: "Chắc chắn đó là Ngô Quyền rồi, điều mà người dân Việt Nam nào cũng biết!".

GS.Phan Huy Lê: Khi trẻ con có chút nhầm lẫn lịch sử, họ từng chê bai ghê gớm ảnh 1
Ảnh cắt từ Chương trình S-Việt Nam "Đầu năm vãn cảnh đình Hàng Kênh".

Tuy nhiên điều mà người dân nào cũng biết là Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn đánh thắng quân Nguyên Mông trên sông Bạch Đằng chứ không phải là Ngô Quyền như lời cô MC nói.

Ngay khi video S-Việt Nam - Sải cánh bay xa này được phát sóng, khi phát hiện sai sót này, dư luận đã có những phản ứng dữ dội.

Nhiều nhà nghiên cứu lịch sử, giáo viên dạy Lịch sử đánh giá đây là lỗi nghiêm trọng đối với một chương trình được quay công phu về những nét văn hóa, lịch sử của Việt Nam lại bị nhầm lẫn như vậy. 

Trao đổi với Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, Giáo sư Sử học Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội Khoa học - Lịch sử Việt Nam có nhắc lại rằng: Cách đây không lâu, khi một số học sinh Hà Nội nhầm lẫn Quang Trung và Nguyễn Huệ là hai anh em, là bạn chiến đấu…thì kênh VTV1 đã từng chê bai ghê gớm.

Sau đó, các phương tiện truyền thông khi nhận xét về yếu kém kiến thức Lịch sử của giới trẻ hiện nay thường dùng sai sót đó làm minh chứng. 

GS.Phan Huy Lê: Khi trẻ con có chút nhầm lẫn lịch sử, họ từng chê bai ghê gớm ảnh 2

“Đừng chê nữa, mà hãy làm để trẻ không nhầm Nguyễn Du là Quang Trung”

(GDVN) - Đã bao giờ chúng ta tự hỏi: Vì sao trẻ có thể ngồi hàng giờ để xem những bộ phim lịch sử Trung Quốc? Hay miệt mài xem những cuốn truyện tranh Nhật Bản?

Về khía cạnh này, thầy Trần Đình Dũng – giáo viên dạy Lịch sử tại một trường THPT tỉnh Hà Tĩnh cho rằng:

Học sinh nhầm lẫn là do kiến thức Lịch sử tương đối nhiều sự kiện, nhân vật khiến học sinh không nhớ hết. Trong quá trình học, học sinh chú ý nhiều đến các môn tự nhiên còn các môn xã hội các em ít chú ý. Còn theo tôi, sai sót của chương trình truyền hình là do lỗi biên tập trước khi phát sóng”. 

Đồng quan điểm với ý kiến này, Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm - Chủ tịch Hội Khoa học tâm lý giáo dục Hà Nội cho rằng: “Sai sót của học trò là khía canh khác. Các em nhầm lẫn có thể là do trong quá trình học tập kiến thức chưa được truyền tải hấp dẫn để học sinh ghi nhớ chặt chẽ. 

Còn sai sót trong truyền hình trong quá trình phát sóng có thể do lỗi biên tập ẩu cộng thêm sự chủ quan về kiến thức của MC
”.

Đến đêm 20/2, trên website của mình, Đài truyền hình Việt Nam đã đăng thông tin xin lỗi khán giả, xin lỗi dư luận.

Công ty TNHH truyền thông Chuyển động là đơn vị liên kết sản xuất chương trình S-Việt Nam với Đài Truyền hình Việt Nam.

Thùy Linh