Học sinh Việt Nam thừa nhận tiếng Anh chưa tốt
Mới đây trong Lễ vinh danh đoàn học sinh sinh Việt Nam tham dự các kỳ thi Olympic quốc tế và học sinh xuất sắc trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2015 thì , hầu hết các em đã tham dự kỳ thi Olympic quốc tế đều thừa nhận, điểm yếu hiện nay của các em là tiếng Anh chưa tốt, và các em chỉ thực sự nhận ra điều này khi tham gia các kỳ thi quốc tế.
Giành 2 Huy chương Vàng Toán quốc tế trong hai năm liên tiếp (2014,2015) nhưng Nguyễn Thế Hoàn lại bộc bạch nỗi niềm, đến với đấu trường quốc tế mới hiểu sâu sắc về sự hạn chế của việc yếu Ngoại ngữ. Nếu giao tiếp thành thạo tiếng Anh thì đoàn sẽ có lợi thế hơn rất nhiều.
Trình độ tiếng Anh của học sinh, sinh viên Việt Nam còn nhiều yếu kém (Ảnh: tuoitre.vn) |
Những hạn chế của các nhân tài đã khiến Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân tỏ ra tiếc nuối. Bởi lẽ, các em đã học trong các trường chuyên, có sẵn tố chất thông minh, học giỏi các môn khoa học tự nhiên nhưng lại yếu thế về môn Ngoại ngữ.
“Tôi thấy tiếc vì học sinh giỏi của chúng ta tiếng Anh còn yếu. Tiếng Anh dùng để giao tiếp chỉ cần khoảng 2.500 từ.
Có 3.000 từ là đọc báo giỏi. Còn có 5.000 từ là có thể đi phiên dịch. Chia ra mỗi ngày, chỉ cần học 2 - 3 từ, thì sau 3 năm học cấp III, các em có thể nói chuyện bình thường”, đồng chí Nguyễn Thiện Nhân chỉ ra.
Theo công bố mới đây của Tổ chức Giáo dục quốc tế Education First (EF), Việt Nam xếp thứ 29/70 quốc gia trong bảng xếp hạng về năng lực Anh ngữ các quốc gia năm 2015. Chỉ số này của Việt Nam đã tăng 4 bậc so với năm 2014 và cao hơn so với một số nước như Nhật Bản, Trung Quốc, Indonesia…
Tuy nhiên xét về mặt bằng chung thì trình độ tiếng Anh của học sinh, sinh viên Việt Nam còn nhiều yếu kém. Vậy làm thế nào để giới trẻ Việt tự tin về khả năng tiếng Anh lưu loát, thông thạo?
Phương pháp học từ vựng, ngữ âm, ngữ pháp tiếng Anh hiệu quả, nhớ lâu
Mỗi chúng ta đều sở hữu một bộ não với tiềm năng vô tận. Tốc độ xử lý thông tin của não bộ con người mạnh bằng 73.855 lần máy tính cá nhân được nối và hoạt động cùng một lúc.
Nhưng thực tế chúng ta mới chỉ sử dụng chưa đến 1% năng lực bộ não của mình. Có bao giờ bạn băn khoăn tự hỏi: Mặc dù đã cố gắng học từ vựng, ngữ âm, ngữ pháp tiếng Anh nhưng chỉ nhớ được một thời gian ngắn? Hay, rõ ràng đã ôn thi rất kỹ nhưng lại quên ngay khi vào phòng thi?...
Giảng dạy tiếng Anh trên thế giới và Việt Nam(GDVN) - Nâng cao trình độ tiếng Anh cho sinh viên Việt Nam là một việc làm quan trọng và cấp thiết cần sự tham gia và ủng hộ của toàn dân. |
Tiến sỹ, bác sỹ Biswaroop Roy Chowdhury- người duy nhất trên thế giới giữ 2 kỷ lục Guiness về năng lực não bộ và cơ thể tính tới thời điểm hiện tại, là tác giả của hơn 25 cuốn sách về tâm trí và cơ thể, ông cho rằng, điều quan trọng để học mọi thứ không phải là học nhanh mà cần học một cách chính xác và điều quan trọng nhất để giúp bạn học tốt đó chính là sự tập trung.
Tuy nhiên, trong bất cứ một thời điểm nào đó trong cuộc đời dù đang nghe, đang viết nhưng bản thân mỗi chúng ta vẫn nghĩ đến một điều gì khác khiến não bộ không thể tập trung 100% vào công việc đang làm.
Do não bộ vận hành theo 2 quy tắc cực kỳ quan trọng. Đó là quy luật của sự tưởng tượng giúp ghi nhớ nhanh và quy luật của sự liên kết giúp nhớ trong thời gian dài.
Vì vậy, muốn học tập tốt đặc biệt muốn học tiếng Anh hiệu quả thì Tiến sỹ nhắc nhở rằng, những gì mà mắt nhìn thấy sẽ khiến não bộ ghi nhớ tốt hơn việc chỉ nghe thấy vì dây thần kinh ở mắt tốt hơn 20 lần so với thần kinh ở tai.
Cho nên, muốn ghi nhớ các từ vựng, ngữ pháp, câu hỏi thậm chí là các đoạn văn tiếng Anh thì cần chuyển từ dạng nghe, đọc sang dạng hình ảnh để nhìn sẽ giúp ghi nhớ lâu và dễ dàng hơn. Muốn vậy thì cần tiến hành theo 2 bước sau:
Bước 1: Tóm tắt các từ ngữ quan trọng, ý chính của đoạn văn mà vẫn đảm bảo nội dung để khả năng tưởng tượng xuất hiện.
Bước 2: Gắn mỗi ý chính đó vào một bộ phận trên một vật dụng cụ thể nào đó nhằm tăng độ liên kết giữa các nội dung.
Ví dụ: Tiến sỹ Biswaroop Roy Chowdhury tách từ như sau:
Trong thành phần từ “Immutable” (cố định) xuất hiện từ “table” não bộ sẽ hình dung ra cái bàn vững chắc => sẽ nhớ nghĩa của từ.
Capacious (lớn) => não bộ sẽ xuất hiện “cap” (mũ) mà mũ thì thường có vành rộng…..
Theo lý giải của Tiến sỹ, khi đọc bất kỳ từ tiếng Anh nào mới thì não bộ cũng sẽ xuất hiện hình ảnh nào đó phù hợp với từ ngữ ấy. Nhờ hình ảnh đó mà ngữ nghĩa cũng như cách viết được ghi nhớ một cách chính xác.