LTS: Tiếp sau bài viết: Giáo dục Đại học Việt Nam chậm cải tổ của tác giả Nguyễn Thiện Thống đề cập đến nhiều vấn đề chậm cải tổ của nền giáo dục VN, Báo Giáo dục Việt Nam xin giới thiệu bài viết thứ 2 của tác giả này: Khủng hoảng giáo dục Đại học Việt Nam. Giáo dục đại học Việt Nam hầu như không phát triển trong thập niên 1980 vì ngân sách cho giáo dục đại học miễn phí rất eo hẹp, nhưng sau khi các đại học được thu học phí và đại học tư được hoạt động, số lượng sinh viên đại học Việt Nam trong thập niên 1990 gia tăng đột biến lên 5,6 lần với tốc độ mỗi năm bình quân gần 20%. Đăc biệt trong ba năm học từ 1995 đến 1998 tốc độ gia tăng ào ạt về số lượng sinh viên mỗi năm lần lượt là 44%, 68% và 40% đã khiến cho chất lượng giảm sút hết sức trầm trọng.
“Nếu không cải tổ, giáo dục Việt Nam khó hội nhập”
Lúc đầu cải cách về tài chánh này giúp tăng nguồn thu cho các đại học và tạo điều kiện cho nhiều sinh viên hơn được học lên bậc đại học, tăng tỷ lệ sinh viên trong độ tuổi lên theo hướng “đại chúng hóa” (massification) hay phổ cập giáo dục đại học.
Tuy nhiên việc tăng thu nhập cho nhà trường và giảng viên nhanh chóng trở thành mục đích chính và “dù dưới chiêu bài phổ cập giáo dục đại học thì ta cũng có thể thấy rõ, đây là loại cải cách không có nghiên cứu và cũng chẳng có lộ trình thực hiện. Do đó, vấn đề chất lượng không được đặt ra. Ta có thể thấy điều này qua tình trạng số giáo sư không tăng kịp với số sinh viên, và số sinh viên không chính qui tăng vượt cả số sinh viên chính qui”.
Trong 12 năm vừa qua của đầu thế kỷ 21, số lượng sinh viên tăng 2,4 lần với tốc độ mỗi năm bình quân là 8,4% trong khi các điều kiện về đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất kỹ thuật chưa phát triển đủ để bảo đảm chất lượng đào tạo. Tuy số liệu thống kê trong giai đoạn này cho thấy số lượng giảng viên có tăng theo số lượng sinh viên để giữ tỷ lệ sinh viên trên giảng viên ở mức bình quân từ 27 đến 29, nhưng tỷ lệ giảng viên trình độ tiến sĩ giảm từ 14,8% xuống 10,6%.
Tỷ lệ sinh viên trên giảng viên ở mức bình quân không thể hiện sĩ số trung bình của lớp học. Các giảng viên “ăn khách” thường được bố trí dạy nhiều giờ với sĩ số lớp rất đông, còn các giảng viên trẻ được tuyển dụng thực chất là để tăng số lượng giảng viên “biên chế” nhằm giảm tỷ lệ sinh viên trên giảng viên mà thôi.
Vào những năm đầu thập kỷ 1990 số lượng sinh viên trên 100,000 dân của Việt Nam chỉ trên dưới 200, thấp hơn nhiều so với Malaysia (757), Indonesia (840), Thái Lan (1700) và Philippines (2660).
Việc mở rộng giáo dục đại học trong 20 năm qua đã đưa số lượng sinh viên trên 100,000 dân của Việt Nam lên 10 lần vào năm 2010, bắt kịp Indonesia, nhưng vẫn còn cách xa Malaysia (2730), Philippines (2930) và Thái Lan (3550) như Hình 1. Đó chỉ là sự gia tăng về số lượng, chứ chất lượng giáo dục đại học Việt Nam bị giảm sút và thua xa các nước nói trên.
Từ 2005, nhiều cải tổ được thực hiện như: qui định mềm dẽo hơn về chương trình khung, cho phép một số trường sử dụng “chương trình tiên tiến” phỏng theo chương trình đào tạo của các trường đại học ngoại quốc có uy tín, thúc đẩy việc áp dụng hệ thống tín chỉ trong đào tạo trên toàn quốc, định hướng thành lập ba bốn trường đại học “đẳng cấp quốc tế” có chất lượng cao trên cơ sở hợp tác với Đức, Pháp, Nhật, Hoa Kỳ.
Tuy nhiên quy mô những cải tổ đó không làm thay đổi đáng kể tình trạng “xuống cấp” của giáo dục đại học Việt Nam. Nếu không có những cải tổ cơ bản và lớn lao hơn, hệ thống giáo dục đại học Việt Nam khó có thể hội nhập với khu vực và quốc tế năm 2020 để đạt những như tham vọng trong “Chiên lược phát triển giáo dục 2011 - 2020”.
Nhiều vấn đề xuất hiện và tồn tại trong giáo dục đại học Việt Nam: đó là vấn đề kém hiệu quả và chất lượng thấp, phương tiện thiếu thốn mà lại khiếm dụng, mất cân đối giữa các ngành nghề đào tạo rất hẹp và cứng nhắc với nhu cầu ngành nghề sử dụng linh động của nền kinh tế thị trường liên tục biến đổi.
Vấn đề khiếm dụng và thất nghiệp trí thức lại càng trầm trọng ở Việt Nam khi cơ cấu tổ chức giáo dục đại học và chương trình đào tạo lạc hậu không phù hợp cho tình trạng đổi mới kinh tế và xã hội. Nền kinh tế kế hoạch tập trung quan liêu bao cấp đã chuyển hầu hết sang nền kinh tế thị trường mà nền giáo dục lại đáp ứng rất chậm cho sự thay đổi này. Tình hình này cũng tương tự ở Trung Quốc trong thập niên 1990, cho nên đối với những nhà cải cách Trung Quốc lúc đó thì khu vực giáo dục đại học là thành trì cuối cùng của nền kinh tế kế hoạch.
Bằng chứng của chất lượng thấp là sự cách biệt giữa khả năng chuyên môn và ngành nghề của những người tốt nghiệp đại học với nhu cầu kỹ năng mới của thị trường. Phần lớn chương trình đào tạo, nội dung và phương pháp giảng dạy còn theo quán tính của thời kỳ kế hoạch tập trung quan liêu trong khi nền kinh tế thị trường càng ngày càng đòi hỏi ở những người tốt nghiệp đại học những khả năng chuyên môn khác xa với những gì được đào tạo ở trường đại học.
Cải tổ chương trình đào tạo đã được đặt ra nhiều lần nhưng thực chất những thay đổi chưa cơ bản và chưa đáp ứng nhu cầu thay đổi rất nhanh của kinh tế và xã hội. Giáo dục đại học Việt Nam mang tính đồng huyết rất cao, cho nên chương trình đào tạo và nội dung giảng dạy thường được sao đi chép lại giữa các trường đại học và nhất là phải dựa vào chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Hiện đang tồn tại một ngộ nhận nguy hiểm rằng cứ tiến hành cải tổ từ từ cũng có thể đem lại những kết quả cần thiết. Quan điểm này sẽ là mối hại lớn cho giáo dục đại học Việt Nam. Việc đi đúng hướng mới chỉ là điều kiện cần nhưng chưa đủ. Tốc độ mới là một yếu tố quan trọng của cải tổ giáo dục ở Việt Nam.
Có một số người đã thôi thúc chính quyền phải tăng chi tiêu theo một tỉ lệ nhất định của tổng sản phẩm quốc dân để phát triển giáo dục, khoa học và công nghệ. Chi tiêu của chính quyền dành cho giáo dục, khoa học và công nghệ ở nhiều nước đang phát triển được thừa nhận là không đủ, và ở Việt Nam là khá thấp tuy được tăng dần trong những năm gần đây, nhưng nhiều nhà nghiên cứu giáo dục thường có sự dè dặt đối với các loại ý kiến tăng ngân sách giáo dục và khoa học công nghệ đơn thuần này, vì chi tiêu của chính quyền chỉ là một trong nhiều yếu tố cần thiết cho giáo dục đại học được phát triển.
Ba nhược điểm lớn về quản lí giáo dục đại học
Việt Nam cũng như nhiều nước đang phát triển khác phải đối diện vấn đề nan giải trong việc tăng số lượng sinh viên và đồng thời nâng cao chất lượng trong điều kiện hạn chế về ngân sách.
Trong hơn hai mươi năm qua, giáo dục đại học đã dần dần thực hiện những cải tổ về tài chính như phát triển nguồn thu từ học phí và các dịch vụ khoa học kỹ thuật, cho phép mở các đại học dân lập và tư thục... để huy động sức đóng góp tài chính của xã hội cho việc tăng qui mô đào tạo bậc đại học.
Tuy nhiên với hạn chế về cơ sở vật chất và thiếu giảng viên có trình độ, việc tiếp tục tăng số lượng sinh viên sẽ dẫn đến giảm sút trầm trọng về chất lượng, nếu không có chính sách và giải pháp thích hợp.
Vì thế cần phân tích để thấy rõ rằng cuộc khủng hoảng kép về số lượng và chất lượng của giáo dục đại học nước ta kéo dài trong hơn hai thập kỷ qua có nguyên nhân chủ yếu ở việc tổ chức quản lý hệ thống giáo dục đại học.
Nhược điểm lớn nhất về tổ chức quản lý của hệ thống giáo dục đại học là sự phân tán trách nhiệm quản lý cho quá nhiều bộ và nhiều tỉnh thành chủ quản. Việc chia cắt các nhiệm vụ quản lý nhà nước về giáo dục đại học giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo với các bộ ngành khác đã làm cho việc quản lý nhà nước đối với hệ thống giáo dục chồng chéo, phân tán, thiếu thống nhất.
Vào cuối thập niên 1980, nhiều trường đại học và cao đẳng đã được chuyển dần từ nguyên tắc quản lý theo “sản phẩm đào tạo và sử dụng” trực thuộc các bộ chủ quản khác nhau sang nguyên tắc quản lý theo “qui trình công nghệ giáo dục” của một bộ duy nhất là Bộ Giáo Dục và Đào Tạo.
Tuy nhiên hiện nay Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ có trách nhiệm quản lý trực tiếp khoảng 60 trường đại học và cao đẳng công lập trong số hơn 400 cơ sở giáo dục đại học; Chính phủ chịu trách nhiệm về hai Đại học Quốc gia; 13 bộ ngành và các chính quyền tỉnh thành cùng tham gia quản lý khoảng 260 trường đại học và cao đẳng công lập; còn lại trên 80 cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập chịu sự quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng cơ quan chủ quản và chính quyền địa phương.
Những vấn đề về tài chính và thẩm quyền quản trị đối với giáo dục đại học bị chia cắt giữa nhiều bộ, nhiều tỉnh thành, nhiều cơ quan chủ quản, tất cả những điều này đã khiến cho việc thực hiện cải tổ giáo dục đại học trở thành khó khăn.
Nhược điểm lớn thứ hai về tổ chức quản lý của hệ thống giáo dục đại học Việt Nam là sự tách rời giữa các trường đại học với các cơ quan nghiên cứu khoa học.
Do Việt Nam theo mô hình Liên xô cũ nên các viện nghiên cứu hoàn toàn độc lập với các trường đại học. Các trường đại học chủ yếu tập trung vào việc giảng dạy mà ít quan tâm đến hoạt động nghiên cứu khoa học. Công tác nghiên cứu chủ yếu được thực hiện ở các viện nghiên cứu quốc gia và các viện nghiên cứu chuyên ngành trực thuộc các bộ chủ quản và các tỉnh thành.
Theo thống kê năm 2011, cả nước có trên 1.600 tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghệ, trong đó có 2 viện nghiên cứu quốc gia là Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, 433 viện nghiên cứu thuộc các bộ các ngành, 340 tổ chức nghiên cứu thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, và các Hội thành viên, trên 800 tổ chức thuộc các tỉnh các thành phố và các doanh nghiệp.
Trong khi chỉ có 44 trường đại học được phép đào tạo và cấp bằng tiến sĩ thì có đến 71 viện nghiên cứu được đào tạo và cấp bằng tiến sĩ độc lập mà không cần cộng tác với trường đại học. Theo thống kê trong ba năm học từ 2008 đến 2010, trong khi các trường đại học có 3.518 nghiên cứu sinh tiến sĩ thì các viện nghiên cứu cũng có đến 2.325 nghiên cứu sinh tiến sĩ.
Sự tách rời này làm cho những người làm khoa học ít được tham gia giảng dạy và giảng viên đại học cũng bị hạn chế trong việc tham gia nghiên cứu khoa học, sinh viên cũng ít được tiếp cận những tri thức từ những nhà khoa học giỏi. Chính sự tách rời này làm cho trường đại học chưa thực sự là trung tâm chất lượng về đào tạo và nghiên cứu khoa học.
Sự tách rời giữa các viện nghiên cứu và các trường đại học còn làm cho năng lực nghiên cứu khoa học của Việt Nam có vị trí quá thấp trên trường quốc tế. Khi xét đến tổng số các bài báo quốc tế về công trình nghiên cứu khoa học thì Việt Nam chẳng những không thể so sánh với Hàn Quốc và Đài Loan mà còn thua xa các nước tương đối ít phát triển hơn trong khu vực Đông Nam Á như Thái Lan, Philippines và Indonesia.
Việc bố trí xây dựng các trường đại học và các viện nghiên cứu chịu ảnh hưởng nặng nề của hệ thống hành chính, nên việc tổ chức và hoạt động của các trường đại học và các viên nghiên cứu theo nguyên tắc trực thuộc các bộ khác nhau, trực thuộc các tỉnh thành khác nhau. Sự ngăn cách, biệt lập giữa các trường các viện gây cản trở rất lớn cho việc phát huy tiềm lực của đội ngũ cán bộ giảng dạy và nghiên cứu khoa học, hạn chế việc phát huy năng lực của cơ sở vật chất hiện có của các trường các viện, gây khó khăn cho sự hợp tác liên thông liên kết giữa các trường các viện.
Nhược điểm lớn thứ ba về tổ chức quản lý của hệ thống giáo dục đại học là sự phân tán của quá nhiều trường đại học và học viện theo nhiều chuyên ngành riêng rẽ với các chương trình đào tạo quá hẹp theo mô hình của Liên Xô cũ. Chính việc tổ chức quản lý các trường đại học chuyên ngành có mục tiêu đào tạo nặng về kiến thức cụ thể theo những tiểu chuyên ngành rất hẹp mà người sinh viên không được trang bị một nền tảng vững chắc về giáo dục tổng quát cần thiết cho việc tự học tập suốt đời và khả năng đáp ứng cao với môi trường làm việc thay đổi không ngừng trong tương lai.
Tình hình này cũng tương tự như ở Trung Quốc trong thập niên 1980 và 1990, khi đó các đại học Trung Quốc bị phê phán là quá chuyên sâu và quản trị phân tán, hoạt động trùng lắp, qui mô nhỏ, hiệu quả thấp và chất lượng thấp.
“Chiến lược phát triển giáo dục 2011 – 2020” (được Thủ tướng phê duyệt ngày 13 tháng 6 năm 2012) cũng nêu mục tiêu mới về chất lượng đào tạo: “Sinh viên sau khi tốt nghiệp có kiến thức hiện đại, kỹ năng thực hành nghề nghiệp vững chắc, có khả năng lao động sáng tạo, có tư duy độc lập, phê phán và năng lực giải quyết vấn đề, có khả năng thích ứng cao với những biến động của thị trường lao động, có khả năng sử dụng tiếng Anh trong học tập, nghiên cứu và làm việc sau khi tốt nghiệp…”.
Tuy nhiên để đáp ứng những mục tiêu đào tạo đổi mới đó, giáo dục đại học Việt Nam phải được cải tổ một cách cơ bản và sâu rộng, từ cải tổ chương trình đào tạo, đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập, đổi mới đầu tư cơ sở vật chất, và nhất là phải cải tổ hệ thống tổ chức quản lý.
Bài tới: Làm thế nào để cải tổ hệ thống giáo dục đại học
“Nếu không cải tổ, giáo dục Việt Nam khó hội nhập”
Lúc đầu cải cách về tài chánh này giúp tăng nguồn thu cho các đại học và tạo điều kiện cho nhiều sinh viên hơn được học lên bậc đại học, tăng tỷ lệ sinh viên trong độ tuổi lên theo hướng “đại chúng hóa” (massification) hay phổ cập giáo dục đại học.
Tuy nhiên việc tăng thu nhập cho nhà trường và giảng viên nhanh chóng trở thành mục đích chính và “dù dưới chiêu bài phổ cập giáo dục đại học thì ta cũng có thể thấy rõ, đây là loại cải cách không có nghiên cứu và cũng chẳng có lộ trình thực hiện. Do đó, vấn đề chất lượng không được đặt ra. Ta có thể thấy điều này qua tình trạng số giáo sư không tăng kịp với số sinh viên, và số sinh viên không chính qui tăng vượt cả số sinh viên chính qui”.
Trong 12 năm vừa qua của đầu thế kỷ 21, số lượng sinh viên tăng 2,4 lần với tốc độ mỗi năm bình quân là 8,4% trong khi các điều kiện về đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất kỹ thuật chưa phát triển đủ để bảo đảm chất lượng đào tạo. Tuy số liệu thống kê trong giai đoạn này cho thấy số lượng giảng viên có tăng theo số lượng sinh viên để giữ tỷ lệ sinh viên trên giảng viên ở mức bình quân từ 27 đến 29, nhưng tỷ lệ giảng viên trình độ tiến sĩ giảm từ 14,8% xuống 10,6%.
Tỷ lệ sinh viên trên giảng viên ở mức bình quân không thể hiện sĩ số trung bình của lớp học. Các giảng viên “ăn khách” thường được bố trí dạy nhiều giờ với sĩ số lớp rất đông, còn các giảng viên trẻ được tuyển dụng thực chất là để tăng số lượng giảng viên “biên chế” nhằm giảm tỷ lệ sinh viên trên giảng viên mà thôi.
Ảnh mang tính chất minh họa. |
Vào những năm đầu thập kỷ 1990 số lượng sinh viên trên 100,000 dân của Việt Nam chỉ trên dưới 200, thấp hơn nhiều so với Malaysia (757), Indonesia (840), Thái Lan (1700) và Philippines (2660).
Việc mở rộng giáo dục đại học trong 20 năm qua đã đưa số lượng sinh viên trên 100,000 dân của Việt Nam lên 10 lần vào năm 2010, bắt kịp Indonesia, nhưng vẫn còn cách xa Malaysia (2730), Philippines (2930) và Thái Lan (3550) như Hình 1. Đó chỉ là sự gia tăng về số lượng, chứ chất lượng giáo dục đại học Việt Nam bị giảm sút và thua xa các nước nói trên.
Số lượng sinh viên trên 100 000 dân của Việt Nam và 4 nước khác Nguồn: World Bank, Number of Students per 100 000 inhabitants |
Từ 2005, nhiều cải tổ được thực hiện như: qui định mềm dẽo hơn về chương trình khung, cho phép một số trường sử dụng “chương trình tiên tiến” phỏng theo chương trình đào tạo của các trường đại học ngoại quốc có uy tín, thúc đẩy việc áp dụng hệ thống tín chỉ trong đào tạo trên toàn quốc, định hướng thành lập ba bốn trường đại học “đẳng cấp quốc tế” có chất lượng cao trên cơ sở hợp tác với Đức, Pháp, Nhật, Hoa Kỳ.
Tuy nhiên quy mô những cải tổ đó không làm thay đổi đáng kể tình trạng “xuống cấp” của giáo dục đại học Việt Nam. Nếu không có những cải tổ cơ bản và lớn lao hơn, hệ thống giáo dục đại học Việt Nam khó có thể hội nhập với khu vực và quốc tế năm 2020 để đạt những như tham vọng trong “Chiên lược phát triển giáo dục 2011 - 2020”.
Nhiều vấn đề xuất hiện và tồn tại trong giáo dục đại học Việt Nam: đó là vấn đề kém hiệu quả và chất lượng thấp, phương tiện thiếu thốn mà lại khiếm dụng, mất cân đối giữa các ngành nghề đào tạo rất hẹp và cứng nhắc với nhu cầu ngành nghề sử dụng linh động của nền kinh tế thị trường liên tục biến đổi.
Vấn đề khiếm dụng và thất nghiệp trí thức lại càng trầm trọng ở Việt Nam khi cơ cấu tổ chức giáo dục đại học và chương trình đào tạo lạc hậu không phù hợp cho tình trạng đổi mới kinh tế và xã hội. Nền kinh tế kế hoạch tập trung quan liêu bao cấp đã chuyển hầu hết sang nền kinh tế thị trường mà nền giáo dục lại đáp ứng rất chậm cho sự thay đổi này. Tình hình này cũng tương tự ở Trung Quốc trong thập niên 1990, cho nên đối với những nhà cải cách Trung Quốc lúc đó thì khu vực giáo dục đại học là thành trì cuối cùng của nền kinh tế kế hoạch.
Bằng chứng của chất lượng thấp là sự cách biệt giữa khả năng chuyên môn và ngành nghề của những người tốt nghiệp đại học với nhu cầu kỹ năng mới của thị trường. Phần lớn chương trình đào tạo, nội dung và phương pháp giảng dạy còn theo quán tính của thời kỳ kế hoạch tập trung quan liêu trong khi nền kinh tế thị trường càng ngày càng đòi hỏi ở những người tốt nghiệp đại học những khả năng chuyên môn khác xa với những gì được đào tạo ở trường đại học.
Cải tổ chương trình đào tạo đã được đặt ra nhiều lần nhưng thực chất những thay đổi chưa cơ bản và chưa đáp ứng nhu cầu thay đổi rất nhanh của kinh tế và xã hội. Giáo dục đại học Việt Nam mang tính đồng huyết rất cao, cho nên chương trình đào tạo và nội dung giảng dạy thường được sao đi chép lại giữa các trường đại học và nhất là phải dựa vào chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Hiện đang tồn tại một ngộ nhận nguy hiểm rằng cứ tiến hành cải tổ từ từ cũng có thể đem lại những kết quả cần thiết. Quan điểm này sẽ là mối hại lớn cho giáo dục đại học Việt Nam. Việc đi đúng hướng mới chỉ là điều kiện cần nhưng chưa đủ. Tốc độ mới là một yếu tố quan trọng của cải tổ giáo dục ở Việt Nam.
Có một số người đã thôi thúc chính quyền phải tăng chi tiêu theo một tỉ lệ nhất định của tổng sản phẩm quốc dân để phát triển giáo dục, khoa học và công nghệ. Chi tiêu của chính quyền dành cho giáo dục, khoa học và công nghệ ở nhiều nước đang phát triển được thừa nhận là không đủ, và ở Việt Nam là khá thấp tuy được tăng dần trong những năm gần đây, nhưng nhiều nhà nghiên cứu giáo dục thường có sự dè dặt đối với các loại ý kiến tăng ngân sách giáo dục và khoa học công nghệ đơn thuần này, vì chi tiêu của chính quyền chỉ là một trong nhiều yếu tố cần thiết cho giáo dục đại học được phát triển.
Ba nhược điểm lớn về quản lí giáo dục đại học
Việt Nam cũng như nhiều nước đang phát triển khác phải đối diện vấn đề nan giải trong việc tăng số lượng sinh viên và đồng thời nâng cao chất lượng trong điều kiện hạn chế về ngân sách.
Trong hơn hai mươi năm qua, giáo dục đại học đã dần dần thực hiện những cải tổ về tài chính như phát triển nguồn thu từ học phí và các dịch vụ khoa học kỹ thuật, cho phép mở các đại học dân lập và tư thục... để huy động sức đóng góp tài chính của xã hội cho việc tăng qui mô đào tạo bậc đại học.
Tuy nhiên với hạn chế về cơ sở vật chất và thiếu giảng viên có trình độ, việc tiếp tục tăng số lượng sinh viên sẽ dẫn đến giảm sút trầm trọng về chất lượng, nếu không có chính sách và giải pháp thích hợp.
Vì thế cần phân tích để thấy rõ rằng cuộc khủng hoảng kép về số lượng và chất lượng của giáo dục đại học nước ta kéo dài trong hơn hai thập kỷ qua có nguyên nhân chủ yếu ở việc tổ chức quản lý hệ thống giáo dục đại học.
Nhược điểm lớn nhất về tổ chức quản lý của hệ thống giáo dục đại học là sự phân tán trách nhiệm quản lý cho quá nhiều bộ và nhiều tỉnh thành chủ quản. Việc chia cắt các nhiệm vụ quản lý nhà nước về giáo dục đại học giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo với các bộ ngành khác đã làm cho việc quản lý nhà nước đối với hệ thống giáo dục chồng chéo, phân tán, thiếu thống nhất.
Vào cuối thập niên 1980, nhiều trường đại học và cao đẳng đã được chuyển dần từ nguyên tắc quản lý theo “sản phẩm đào tạo và sử dụng” trực thuộc các bộ chủ quản khác nhau sang nguyên tắc quản lý theo “qui trình công nghệ giáo dục” của một bộ duy nhất là Bộ Giáo Dục và Đào Tạo.
Tuy nhiên hiện nay Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ có trách nhiệm quản lý trực tiếp khoảng 60 trường đại học và cao đẳng công lập trong số hơn 400 cơ sở giáo dục đại học; Chính phủ chịu trách nhiệm về hai Đại học Quốc gia; 13 bộ ngành và các chính quyền tỉnh thành cùng tham gia quản lý khoảng 260 trường đại học và cao đẳng công lập; còn lại trên 80 cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập chịu sự quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng cơ quan chủ quản và chính quyền địa phương.
Những vấn đề về tài chính và thẩm quyền quản trị đối với giáo dục đại học bị chia cắt giữa nhiều bộ, nhiều tỉnh thành, nhiều cơ quan chủ quản, tất cả những điều này đã khiến cho việc thực hiện cải tổ giáo dục đại học trở thành khó khăn.
Nhược điểm lớn thứ hai về tổ chức quản lý của hệ thống giáo dục đại học Việt Nam là sự tách rời giữa các trường đại học với các cơ quan nghiên cứu khoa học.
Do Việt Nam theo mô hình Liên xô cũ nên các viện nghiên cứu hoàn toàn độc lập với các trường đại học. Các trường đại học chủ yếu tập trung vào việc giảng dạy mà ít quan tâm đến hoạt động nghiên cứu khoa học. Công tác nghiên cứu chủ yếu được thực hiện ở các viện nghiên cứu quốc gia và các viện nghiên cứu chuyên ngành trực thuộc các bộ chủ quản và các tỉnh thành.
Theo thống kê năm 2011, cả nước có trên 1.600 tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghệ, trong đó có 2 viện nghiên cứu quốc gia là Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, 433 viện nghiên cứu thuộc các bộ các ngành, 340 tổ chức nghiên cứu thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, và các Hội thành viên, trên 800 tổ chức thuộc các tỉnh các thành phố và các doanh nghiệp.
Trong khi chỉ có 44 trường đại học được phép đào tạo và cấp bằng tiến sĩ thì có đến 71 viện nghiên cứu được đào tạo và cấp bằng tiến sĩ độc lập mà không cần cộng tác với trường đại học. Theo thống kê trong ba năm học từ 2008 đến 2010, trong khi các trường đại học có 3.518 nghiên cứu sinh tiến sĩ thì các viện nghiên cứu cũng có đến 2.325 nghiên cứu sinh tiến sĩ.
Sự tách rời này làm cho những người làm khoa học ít được tham gia giảng dạy và giảng viên đại học cũng bị hạn chế trong việc tham gia nghiên cứu khoa học, sinh viên cũng ít được tiếp cận những tri thức từ những nhà khoa học giỏi. Chính sự tách rời này làm cho trường đại học chưa thực sự là trung tâm chất lượng về đào tạo và nghiên cứu khoa học.
Sự tách rời giữa các viện nghiên cứu và các trường đại học còn làm cho năng lực nghiên cứu khoa học của Việt Nam có vị trí quá thấp trên trường quốc tế. Khi xét đến tổng số các bài báo quốc tế về công trình nghiên cứu khoa học thì Việt Nam chẳng những không thể so sánh với Hàn Quốc và Đài Loan mà còn thua xa các nước tương đối ít phát triển hơn trong khu vực Đông Nam Á như Thái Lan, Philippines và Indonesia.
Việc bố trí xây dựng các trường đại học và các viện nghiên cứu chịu ảnh hưởng nặng nề của hệ thống hành chính, nên việc tổ chức và hoạt động của các trường đại học và các viên nghiên cứu theo nguyên tắc trực thuộc các bộ khác nhau, trực thuộc các tỉnh thành khác nhau. Sự ngăn cách, biệt lập giữa các trường các viện gây cản trở rất lớn cho việc phát huy tiềm lực của đội ngũ cán bộ giảng dạy và nghiên cứu khoa học, hạn chế việc phát huy năng lực của cơ sở vật chất hiện có của các trường các viện, gây khó khăn cho sự hợp tác liên thông liên kết giữa các trường các viện.
Nhược điểm lớn thứ ba về tổ chức quản lý của hệ thống giáo dục đại học là sự phân tán của quá nhiều trường đại học và học viện theo nhiều chuyên ngành riêng rẽ với các chương trình đào tạo quá hẹp theo mô hình của Liên Xô cũ. Chính việc tổ chức quản lý các trường đại học chuyên ngành có mục tiêu đào tạo nặng về kiến thức cụ thể theo những tiểu chuyên ngành rất hẹp mà người sinh viên không được trang bị một nền tảng vững chắc về giáo dục tổng quát cần thiết cho việc tự học tập suốt đời và khả năng đáp ứng cao với môi trường làm việc thay đổi không ngừng trong tương lai.
Tình hình này cũng tương tự như ở Trung Quốc trong thập niên 1980 và 1990, khi đó các đại học Trung Quốc bị phê phán là quá chuyên sâu và quản trị phân tán, hoạt động trùng lắp, qui mô nhỏ, hiệu quả thấp và chất lượng thấp.
“Chiến lược phát triển giáo dục 2011 – 2020” (được Thủ tướng phê duyệt ngày 13 tháng 6 năm 2012) cũng nêu mục tiêu mới về chất lượng đào tạo: “Sinh viên sau khi tốt nghiệp có kiến thức hiện đại, kỹ năng thực hành nghề nghiệp vững chắc, có khả năng lao động sáng tạo, có tư duy độc lập, phê phán và năng lực giải quyết vấn đề, có khả năng thích ứng cao với những biến động của thị trường lao động, có khả năng sử dụng tiếng Anh trong học tập, nghiên cứu và làm việc sau khi tốt nghiệp…”.
Tuy nhiên để đáp ứng những mục tiêu đào tạo đổi mới đó, giáo dục đại học Việt Nam phải được cải tổ một cách cơ bản và sâu rộng, từ cải tổ chương trình đào tạo, đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập, đổi mới đầu tư cơ sở vật chất, và nhất là phải cải tổ hệ thống tổ chức quản lý.
Bài tới: Làm thế nào để cải tổ hệ thống giáo dục đại học
Nguyễn Thiện Tống