Ấn Độ chi hàng chục tỷ USD mua, nâng cấp các loại vũ khí thời Liên Xô

01/04/2012 16:25
My Thái (Theo Sina)
(GDVN) -Với phương trâm không tiếc tiền đầu tư, nền quốc phòng của Ấn Độ đang ngày một “thay da đổi thịt”.
Để đối trọng với sự trỗi đậy mạnh mẽ của quân đội Trung Quốc, cùng với việc duy trì áp lực với “đối thủ truyền thống” Pakistan, New Delhi dự định tập trung vào nâng cấp để cải thiện các loại vũ khí trang bị đã trở nên lạc hậu, từ khu vực Kashmir phủ đầy tuyết đến vùng sa mạc Rajasthan.
Theo đó, chi tiêu quốc phòng của nước này trong năm tới sẽ tăng lên 17%, tương đương với khoảng 38,6 tỷ USD.
Máy bay chiến đấu MiG-21 mà Ấn Độ mua từ thời Liên Xô
Máy bay chiến đấu MiG-21 mà Ấn Độ mua từ thời Liên Xô

Các công ty nước ngoài, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân có cơ hội tham gia vào các dự án đấu thấu mua sắm hoặc nâng cấp vũ khí của quân đội Ấn Độ.
Tuy nhiên, theo tuần báo Hàng không Mỹ (Aviation Week), nếu Ấn Độ không có chiến lược đầu tư bền vững, thì hiệu quả đạt được sẽ không được cao và chỉ là nửa vời.
Bởi lý do này, trong 5 năm tiếp theo, New Delhi đã quyết định chi thêm 5 tỷ USD để tân trang và nâng cấp các loại vũ khí thời Liên Xô cũ. Điều này khiến cho Ấn Độ vẫn là thị trường vũ khí hấp dẫn nhất thế giới trong tương lai gần.
Công ty hàng không Boeing của Mỹ dự đoán, trong 10 năm tới, Ấn Độ sẽ ký thêm nhiều đơn đặt hàng mua sắm vũ khí khác với giá trị có thể lên tới 32 tỷ USD.
T-72 do Liên Xô sản xuất cũng sẽ được Ấn Độ nâng cấp
T-72 do Liên Xô sản xuất cũng sẽ được Ấn Độ nâng cấp

Bill Swanson, Giám đốc điều hành công ty Raytheon, một trong những hãng sản xuất tên lửa lớn nhất trên thế giới cho biết: “Chúng tôi nhìn thấy những cơ hội tốt từ Ấn Độ.

Chúng tôi có dự định không chỉ bán vũ khí cho nước này, mà còn muốn thiết lập một mối quan hệ đối tác thật sự với phía Ấn Độ”.
Theo kế quả nghiên cứu của Tập đoàn tài chính KPMG, trong giai đoạn từ 2005-2010, chi phí quốc phòng của Ấn Độ tăng trung bình 12,57% mỗi năm. Dự kiến trong 5 tới, co số này sẽ là 13,08%.
Chỉ tính riêng lực lượng Không quân của Ấn Độ, đến năm 2030 đã có kế hoạch bổ sung thêm 1.000 chiếc máy bay chiến đấu mới để trang bị cho 60 phi đội bay đang hoạt động của Ấn Độ.
Ngoài hợp đồng 126 chiếc máy bay chiến Rafale mà Ấn Độ vừa ký với Hãng Dassault của Pháp, nước này còn một vài kế hoạch lớn khác.
Tên lửa phòng không vác vai IGLA của Liên Xô
Tên lửa phòng không vác vai IGLA của Liên Xô

Điều đáng chú ý là, Chính phủ Ấn Độ đã thông qua một bộ luật mới trong tháng 2 vừa qua, theo đó lần đầu tiên các công ty vũ khí thuộc sở hữu của nhà nước được phép liên doanh với các công ty tư nhân hoặc các công ty sản xuất vũ khí nước ngoài để có thể thúc đẩy việc cạnh tranh lành mạnh.
Theo đó, các công ty sản xuất vũ khí hàng đầu như Lockheed Martin, Eurofighter hay Boeing có thể bắt đầu các hoạt động kinh doanh của mình tại đây, bao gồm cả việc thiết lập quan hệ đối tác với các công ty tư nhân của Ấn Độ.
Tuy nhiên theo giới truyền thông Ấn Độ nhận định, New Delhi đang muốn cải thiện khả năng tự sản xuất vũ khí trang bị của mình hơn là nhập khẩu từ nước ngoài. Bởi đây mới là yếu tố bền vững trong chiếc lược phát triển quốc phòng của Ấn Độ.
Các hợp đồng mua sắm vũ khí của quân đội Ấn Độ thường quá chậm trễ so với nhu cầu thực sự của quân đội. Một hợp đồng vũ khí đạt được hiệu quả cuối cùng, Ấn Độ đã phải mất quá nhiều thời gian, bởi quá nhiều vấn đề cần thỏa thuận.
My Thái (Theo Sina)