Báo Nhật: Hành động khiêu khích của TQ có xu hướng đa dạng hóa

27/12/2012 07:49
Đông Bình
(GDVN) - Nhật Bản sẽ lập đội quân riêng bảo vệ Senkaku, nhưng sẽ chưa đưa nhân viên công vụ đến thường trú ở Senkaku, chưa có khả năng tổ chức "ngày Takeshima".
Trong tranh cử, lãnh đạo Đảng Tự do Dân chủ, Thủ tướng Nhật Bản khóa mới, Shinzo Abe luôn tỏ thái độ cứng rắn với Trung Quốc.
Trong tranh cử, lãnh đạo Đảng Tự do Dân chủ, Thủ tướng Nhật Bản khóa mới, Shinzo Abe luôn tỏ thái độ cứng rắn với Trung Quốc.

Ngày 24/12, tờ Sankei Shimbun Nhật Bản cho biết, Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản sắp thành lập “lực lượng Senkaku”, ứng phó các hoạt động xâm nhập của tàu công vụ Trung Quốc tại vùng biển đảo Senkaku, toàn lực ứng phó sự khiêu khích của Trung Quốc.

Cùng ngày, Nhật Bản tiếp tục điều động máy bay chiến đấu F-15 cản đường máy bay hải giám Trung Quốc xâm nhập không phận đảo Senkaku. Báo TQ tuyên truyền rằng, trong khi đó, ở cấp độ Chính phủ Nhật Bản, ông Shinzo Abe, người sắp trở thành Thủ tướng, đã tỏ thái độ mềm dẻo, có ý định cải thiện quan hệ với Trung Quốc và Hàn Quốc.

Ngày 23/12, tờ Yomiuri Shimbun cho rằng, kế tiếp sau khi trì hoãn đưa nhân viên công vụ đến thường trú ở đảo Senkaku, ông Abe còn cho biết, vào đầu năm 2013, ông có thể sẽ không đến thăm ngôi đền Yasukuni. Tuy nhiên, tờ Chosun Ilbo Hàn Quốc phân tích cho rằng, những động thái này của Abe có lẽ là để rút lại sách lược sửa đổi Hiến pháp.

Tờ Sankei Shimbun cho rằng, từ sau khi Chính phủ Nhật Bản tuyên bố quốc hữu hóa đảo Senkaku ngày 11/9/2012 đến nay, ngoài những điều kiện thời tiết xấu như gió bão, tàu công vụ của Trung Quốc đã liên tục xâm nhập vùng biển đảo Senkaku, xâm phạm lãnh hải Nhật Bản với tần suất là mỗi tuần 1-2 lần, hiện đã lên tới 19 lần.

Nhật Bản tiếp tục điều máy bay chiến đấu F-15 cản đường máy bay hải giám Trung Quốc xâm phạm không phận đảo Senkaku.
Nhật Bản tiếp tục điều máy bay chiến đấu F-15 cản đường máy bay hải giám Trung Quốc xâm phạm không phận đảo Senkaku.

Theo bài báo, hành động khiêu khích của Trung Quốc có xu hướng đa dạng hóa, gần đây còn ra sức điều máy bay hải giám xâm phạm không phận. Ngoài ra, sau khi Trung Quốc có ban lãnh đạo mới, họ được cho là sẽ áp dụng thái độ cứng rắn đối với Nhật Bản. Đối với vấn đề này, Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản sẽ dành toàn lực để ứng phó.

Theo bài viết, trước đây, Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản chủ yếu lo ngại đội tàu cá cỡ lớn của Trung Quốc tấn công đảo Senkaku, cho nên đã điều 40 chiếc trong số toàn bộ 360 tàu tuần tra của họ, ứng phó với tình hình bất ngờ ở đảo Senkaku.

Nhưng nhìn vào tình hình hiện nay, tàu cá Trung Quốc hoàn toàn không đến tấn công, nhưng tàu công vụ Trung Quốc chưa thấy đâu đã mất dạng, Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản buộc phải tập trung tàu tuần tra trên phạm vi cả nước, chi viện cho Khu 11.

Tờ Sankei Shimbun dẫn lời quan chức Lực lượng bảo vệ bờ biển giấu tên cho biết, tăng trang bị ít nhất có thể “1 chọi 1” với tàu chấp pháp Trung Quốc. Hiện nay, tàu chấp pháp Trung Quốc hoạt động ở đảo Senkaku thường có khoảng 5 chiếc. Lực lượng bảo vệ bờ biển dự kiến tăng trang bị ít nhất cùng mức với Trung Quốc, tàu tuần tra tăng thêm sẽ có cứ điểm là Ban bảo vệ bờ biển Ishigaki ở Okinawa.

Ứng phó với tàu thuyền Trung Quốc hầu như đã trở thành công việc quan trọng nhất trong thời gian gần đây của Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản. Ngày 19/12, lực lượng này tuyên bố sẽ hủy bỏ hoạt động duyệt binh trên biển vào năm 2013 để chuyên tâm ứng phó với tàu công vụ Trung Quốc ở vùng biển đảo Senkaku.

Đội tàu tuần tra của Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản.
Đội tàu tuần tra của Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản.

Lễ duyệt binh trên biển là hoạt động thường niên của Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản, có mời người dân thành phố bình thường ngồi lên tàu tuần tra hoặc máy bay tham gia diễn tập duyệt binh trên biển, công khai huấn luyện bảo vệ bờ biển, trong đó có cứu nạn trên biển, để cho người dân hiểu được công việc bảo vệ bờ biển.

Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản thành lập năm 1948, hiện là tổ chức thuộc Bộ Lãnh thổ-Giao thông Nhật Bản, chủ yếu phụ trách các hoạt động như duy trì trị an, cứu nạn trên biển, an ninh giao thông, phòng chống thiên tai và bảo vệ môi trường ở lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế của Nhật Bản, là tổ chức đi đầu trong bảo vệ quyền lợi biển của Nhật Bản.

Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Bộ trưởng Lãnh thổ-Giao thông, nhưng theo Luật Lực lượng bảo vệ bờ biển và Luật Lực lượng phòng vệ sửa đổi năm 2001, thì trong trường hợp có sự cố, Lực lượng bảo vệ bờ biển có thể đóng vai trò như là một lực lượng bán quân sự, đặt dưới sự chỉ huy trực tiếp của Bộ trưởng Quốc phòng, phối hợp với các hành động quân sự của Lực lượng Phòng vệ.

Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản đã chia ra 11 vùng quản lý, trong đó Khu 11 có trụ sở tại Naha, Okinawa, phụ trách quản lý đảo Senkaku và vùng biển xung quanh.

Máy bay trực thăng AS332L1 Super Puma của Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản.
Máy bay trực thăng AS332L1 Super Puma của Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản.

Theo số liệu năm 2011, số lượng nhân viên của Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản trên 12.000 người, quy mô ngân sách hàng năm khoảng 180 tỷ yên, sở hữu trên 450 tàu và hơn 70 máy bay (máy bay cánh cố định và máy bay trực thăng), trong đó có 14 tàu tuần tra lớp trên 3.000 tấn.

Do ngân sách bảo vệ bờ biển không thuộc ngân sách quốc phòng, vì vậy những năm gần đây Nhật Bản tập trung nhiều ngân sách cho đầu tư xây dựng lực lượng bảo vệ bờ biển để vừa tăng cường lực lượng vũ trang trên biển, vừa tránh sự lo ngại và chỉ trích của bên ngoài đối với việc tăng chi tiêu quân sự thực tế của họ.

Chính sách chống lại Trung Quốc ở tuyến đầu của Nhật Bản ngày càng rõ ràng. Chính sách ngoại giao của Thủ tướng Nhật Bản khóa mới Shinzo Abe còn chưa được thể hiện. ông Abe cho biết, năm 2013 sẽ không thăm đền Yasukuni, thận trọng trong tranh chấp đảo Senkaku và Takeshima.

Ngày 23/12, tờ Yomiuri Shimbun cho rằng, lãnh đạo Đảng Tự do Dân chủ Nhật Bản công khai tuyên bố, sẽ điều nhân viên công vụ đến đóng tại đảo Senkaku, nhưng ngày 22/12, khi trả lời phỏng vấn báo chí, ông Shinzo Abe lại “ngập ngừng” nói sẽ nghiên cứu vấn đề này.

Về kế hoạch tổ chức “ngày Takeshima” (22/2) tại Nhật Bản, ông Shinzo Abe cũng cho biết sẽ thận trọng xem xét, đồng thời cho hay năm tới ông cũng không đến thăm ngôi đền Yasukuni. Điều này trái ngược hoàn toàn với tuyên bố của ông trước đó.

Máy bay tuần tra P-3C của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản tiến hành tuần tra vùng biển đảo Senkaku, xua đuổi tàu hải giám TQ.
Máy bay tuần tra P-3C của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản tiến hành tuần tra vùng biển đảo Senkaku, xua đuổi tàu hải giám TQ.

Đối với vấn đề này, ngày 24/12, tờ JoongAng Ilbo Hàn Quốc bình luận, Shinzo Abe được cho là thuộc phe cực hữu, sau tranh cử đã tỏ thái độ xử lý ôn hòa quan hệ ngoại giao với Hàn Quốc và Trung Quốc, kế hoạch đưa ra trong tranh cử khiến Trung Quốc và Hàn Quốc không vui bị gác lại.

Theo tờ Tokyo Shimbun Nhật Bản, nếu thực hiện cam kết tranh cử của Đảng Tự do Dân chủ, chắc chắn sẽ tác động nghiêm trọng tới quan hệ giữa Nhật Bản với Trung Quốc và Hàn Quốc. Abe thông qua lập trường cứng rắn để đoàn kết Đảng Tự do Dân chủ, đã thắng cử, bây giờ ông tỏ ra mềm mỏng có thể sẽ gây ra sự không hài lòng trong đảng.

Tuy nhiên, tờ Chosun Ilbo Hàn Quốc cho rằng, thái độ hiện nay của Abe có thể là sự nhượng bộ chiến lược mang tính tạm thời. Đảng Tự do Dân chủ đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Hạ viện, nhưng ở Thượng viện vẫn là đảng lớn thứ hai, tỷ lệ ủng hộ của xã hội Nhật Bản đối với Abe cũng không cao.

Nếu để xảy ra những biến số bất ngờ trong quan hệ với Trung Quốc và Hàn Quốc, tỷ lệ ủng hộ sẽ trượt dốc. Đặc biệt, nếu điều nhân viên công vụ đến thường trú ở đảo Senkaku, Trung-Nhật sẽ xảy ra xung đột vũ trang, khả năng chiến tranh trừng phạt kinh tế sẽ rất cao.

Máy bay Falcon-900 của Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản.
Máy bay Falcon-900 của Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản.

Bài viết dẫn lời giáo sư Kimura Kan, Đại học Kobe Nhật Bản cho rằng, từ nay đến cuộc bầu cử Thượng viện năm 2013, ông Shinzo Abe sẽ cố gắng tránh để xảy ra xung đột với các nước láng giềng, toàn lực đầu tư cho phát triển kinh tế, tranh thủ tỷ lệ ủng hộ. Để tiến hành sửa đổi Hiến pháp, cho phép Nhật Bản thực hiện quyền tự vệ tập thể, có quân đội, Shinzo Abe phải tranh thủ được Thượng viện.

Theo bài viết, Shinzo Abe tạm hoãn thực hiện chính sách cực hữu còn có yếu tố Mỹ. Green, chuyên gia vấn đề Nhật Bản, Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế Mỹ đã nói với tờ Tokyo Shimbun rằng, nếu Abe áp dụng thái độ cứng rắn trong vấn đề lịch sử, ông sẽ gặp phải sự phản đối của Trung Quốc và Hàn Quốc, làm cho Nhật Bản bị "cô lập" ở Đông Á, điều này đã trúng bẫy chiến lược của Trung Quốc.

Quan hệ Nhật-Hàn nếu xấu đi, lập trường của Mỹ sẽ rất khó khăn. Vì vậy, để tăng cường đồng minh Nhật-Mỹ, thì tăng cường quan hệ Nhật-Hàn sẽ không thể thiếu được.
Biên đội tàu tuần tra và máy bay trực thăng của Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản
Biên đội tàu tuần tra và máy bay trực thăng của Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản
Tàu khu trục Chokai trang bị hệ thống Aegis, Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản.
Tàu khu trục Chokai trang bị hệ thống Aegis, Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản.
Tàu ngầm diesel lớp Soryu, Nhật Bản
Tàu ngầm diesel lớp Soryu, Nhật Bản
Radar cỡ lớn cảnh giới tầm xa FPS-5, Nhật Bản.
Radar cỡ lớn cảnh giới tầm xa FPS-5, Nhật Bản.
Mỹ triển khai thêm radar X-band cảnh báo sớm ở miền nam Nhật Bản.
Mỹ triển khai thêm radar X-band cảnh báo sớm ở miền nam Nhật Bản.
Mỹ-Nhật diễn tập đoạt đảo
Mỹ-Nhật diễn tập đoạt đảo
Mỹ-Nhật diễn tập liên hợp trên biển.
Mỹ-Nhật diễn tập liên hợp trên biển.
Đông Bình