Báo TQ: "Việt Nam coi trọng dùng đặc công biến hình cho Biển Đông"

12/04/2014 08:35
Đông Bình
(GDVN) - Việt Nam có truyền thống xuất quỷ nhập thần, nhiều lần đánh trận kinh điển "lấy nhỏ thắng lớn", được quân Mỹ ca ngợi là "khủng long biến hình trong rừng cây"..
Đặc công Việt Nam dùng dây thừng để huấn luyện
Đặc công Việt Nam dùng dây thừng để huấn luyện

Tờ "Thanh niên Trung Quốc" ngày 11 tháng 4 có bài viết về đặc công Việt Nam, cho rằng, lực lượng đặc công là một "lưỡi dao sắc bén" của lực lượng vũ trang Việt Nam.

Cùng với trọng tâm chiến lược của Việt Nam chuyển hướng ra biển, lực lượng tinh nhuệ này đã dành được sự coi trọng nhiều hơn trong tác chiến trên biển, nhất là tác chiến trên đảo, đá ngầm, Việt Nam muốn phát huy truyền thống "lấy yếu chống mạnh".

Trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam, lực lượng đặc công Việt Nam ẩn náu trong rừng cây nhiệt đới, xuất quỷ nhập thần, nhiều lần tiến hành các trận chiến kinh điển "tứ lạng bạt thiên cân" (lấy nhỏ thắng lớn), được quân Mỹ gọi là "khủng long biến sắc trong rừng cây".

Trong mấy chục năm sau khi kết thúc chiến tranh, lực lượng này một thời đã bị mờ nhạt trong sự chú ý của dư luận, nhưng những năm gần đây, không ít người quan âm, trong diễn tập trên biển của Quân đội Việt Nam, hình ảnh của lực lượng đặc công tiếp tục sống động.

Thành tích chiến đấu huy hoàng

Lịch sử của lực lượng đặc công Việt Nam có thể ngược dòng thời gian, từ thời kỳ chiến tranh kháng chiến chống Pháp của Việt Nam (1945-1954). Lực lượng này lấy hình thức phân đội nhỏ, chuyên hoạt động ban đêm, tận dụng địa hình để che chở, tiến hành tập kích sở chỉ huy các cấp và các công trình quan trọng của địch, làm cho quân Pháp ăn ngủ không yên.

Đặc công Việt Nam huấn luyện (nguồn Tân Hoa xã)
Đặc công Việt Nam huấn luyện (nguồn Tân Hoa xã)

Sau khi “tài năng mới nổi”, lực lượng này tiếp tục lớn mạnh trong cuộc chiến đấu với quân Mỹ, biên chế 12 đơn vị cấp lữ đoàn, trung đoàn, binh lực trên 20.000 quân, nhiều lần tập kích các mục tiêu như Đại sứ quán Mỹ, "Phủ Tổng thống", Bộ Tổng tham mưu, Tổng cục cảnh sát, sân bay, bến cảng của VN Cộng hòa.

Theo thống kê, từ năm 1961 đến năm 1975, đặc công Việt Nam tổng cộng tập kích 311 lần sân bay của quân Mỹ, phá hủy hơn 6.000 máy bay, 771 kho dầu, 1.474 kho đạn và kho cất trữ dưới lòng đất, khả năng tiêu diệt mạnh, được mệnh danh là "B-52 Việt Nam".

So với bộ đội đặc công Lục quân, bộ đội đặc công trên biển của Việt Nam thành lập tương đối muộn, nhưng thể hiện cũng không tầm thường trong thời chiến, tổng cộng đã đánh chìm và bị thương vài trăm tàu chiến của Mỹ và VN Cộng hòa, trong đó có tàu sân bay Card lớp 15.000 tấn, tàu chở hàng Victoria lớp 10.000 tấn.

Báo TQ trích dẫn rằng Việt Nam từng tuyên bố, chỉ 1 tiểu đoàn tác chiến ở khu vực cảng lân cận giới tuyến quân sự tạm thời (vĩ tuyến 17) đã giành được thành tích chiến đấu phá hủy 372 tàu lớn nhỏ của địch.

Quốc hội Việt Nam từng ba lần trao tặng danh hiệu "Đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang" cho trung đoàn đặc công trên biển (sau này nâng cấp lên thành lữ đoàn đặc công trên biển), đồng thời trao cho danh hiệu "hạm đội chiến lược".

Đặc công Việt Nam huấn luyện (nguồn Tân Hoa xã)
Đặc công Việt Nam huấn luyện (nguồn Tân Hoa xã)

Đi nhanh, chân cứng, dẻo dai

Giống như đơn vị tác chiến đặc biệt của các nước khác, việc tuyển chọn con người của lực lượng đặc công Việt Nam cũng rất chặt chẽ. Cán bộ có tư cách tiếp nhận sát hạch ngoài thân thể cường tráng, ý chí kiên cường, còn yêu cầu tin cậy tuyệt đối về chính trị, đa số người được chọn là ưu tú của lực lượng trinh sát, cũng có số ít đến từ nhân viên chuyên ngành ngoài xã hội.

Trải qua 3 - 6 tháng huấn luyện đặc biệt, đặc công thông qua sát hạch mới có thể được điều đến các đơn vị tác chiến; trong thời gian phục vụ, thời gian huấn luyện bình quân năm của họ trên 200 ngày, trọng điểm tôi luyện 3 "công phu":

Việt Nam có ruộng nước, đầm lầy nhiều, sông hồ dày đặc, cao nguyên, miền núi chiếm 3/4, không có lợi cho tác chiến cơ giới hóa, nếu muốn hành động linh hoạt trong rừng cây thì phải luyện được "đôi chân nhanh nhạy".

Yêu cầu tốc độ hành quân của đặc công Việt Nam không thấp, chẳng hạn, trên đường cái, yêu cầu bộ binh mỗi giờ đi được 6 km, đặc công đi được 8 km; tốc độ chạy bộ của bộ binh là mỗi giờ 8 km, đặc công phải đạt 10 - 12 km.

Đặc công Việt Nam huấn luyện (nguồn Tân Hoa xã)
Đặc công Việt Nam huấn luyện (nguồn Tân Hoa xã)

Nơi đóng quân của lực lượng đặc công thường xây dựng ở dưới chân núi, lưng dựa vào núi lớn, mặt hướng ra đồng ruộng; mỗi ngày đều tập thể dục buổi sáng, không chạy dài thì leo núi, luyện đôi chân, làm cho gân cốt khỏe mạnh, tăng cường khả năng chịu đựng nhằm mục tiêu "bước đi như bay".

Đi nhanh thì còn phải có "chân cứng". Huấn luyện "chân cứng" được bắt đầu từ thập niên chiến tranh chống xâm lược, khi đó người Việt Nam sống gian khổ, giầy thuộc hàng xa xỉ, cộng với khí hậu Việt Nam ẩm thấp, oi bức lâu năm, chân trần có thể tránh được bệnh tật do đi giầy dài ngày, lại có thể tự do hoạt động ở đầm lầy, sông suối, thực hiện tập kích cự ly gần, có thể gọi là "nhất cử tam đắc" (một việc được cả ba).

Đến nay, truyền thống này vẫn giữ gìn, trong phim tuyên truyền chính thức, có thể nhìn thấy binh lính đặc công chạy rất nhanh bằng chân trần, trên đường nhựa, đường dốc, bờ ruộng, bụi cây, thậm chí mặt đường cát đá. Có đại đội trộn xỉ than đá lẫn với cát, rải thành một đường hơn trăm m, mỗi ngày tận dụng thời gian để luyện tập "chạy trăm mét chân trần".

"Chịu nhiệt độ cao" là khoa mục khó khăn nhất. Lực lượng đặc công Việt Nam thường phơi mình dưới ánh nắng chói chang của vùng á nhiệt đới, qua đó tăng cường sức chịu đựng. Trong huấn luyện chịu nhiệt độ cao, gian khổ nhất phải kể đến ở bên dòng sông trong mùa hè, đá cuội được phơi nắng nóng tới mức đủ để rán chín trứng gà, các binh lĩnh huấn luyện được yêu cầu đi chân trần qua đó. Đoạn đường đá cuội này được bố trí vài chục m, do đó đi chân trần rất bỏng rát, thậm chí có người còn bị rớm máu.

Đặc công Việt Nam huấn luyện (nguồn Tân Hoa xã)
Đặc công Việt Nam huấn luyện (nguồn Tân Hoa xã)

Khi đã có được những "công phu cứng" này để bảo vệ, binh sĩ đặc công lại tiếp tục tiến hành huấn luyện đa dạng như luyện tập bắn súng (bắn chính xác cao súng thông thường, sử dụng các vũ khí đặc chủng như súng ngắm và súng ngắn không tiếng động), đặt bộc phá, chiến đấu giáp lá cà, bơi lội (huấn luyện sức chịu đựng, lặn, bơi vũ trang), lái xe (kỹ thuật điều khiển các loại ô tô, xe máy), kỹ thuật leo trèo, kỹ thuật ngụy trang, địa hình học quân sự, chiến thuật, cấp cứu chiến trường, binh sĩ đặc công Việt Nam có thể hành động thoải mái trong rừng cây và đầm lầy nhiệt đới, thực hiện các loại nhiệm vụ đặc biệt.

Huấn luyện trang bị theo hướng "kết hợp cả đất liền và biển"

Sau khi bước vào thời kỳ hòa bình trong thập niên 90 của thế kỷ trước, lực lượng đặc công Việt Nam có tinh giản, nhưng vẫn là "binh chủng gần như độc lập" có vị thế và tầm ảnh hưởng đặc biệt.

Hiện nay, lực lượng đặc công Việt Nam chủ yếu gồm có 5 trung đoàn đặc công trực thuộc Bộ tư lệnh Đặc công - Lục quân và Lữ đoàn 126 đặc công trên biển trực thuộc của Hải quân, tổng quy mô là trên 8.000 binh sĩ.

Điều đáng chú ý là, năm 1975, sau khi tiếp quản 6 đảo, đá ngầm trong đó có đảo Trường Sa, đặc công trên biển của Việt Nam đã thể hiện được khả năng trong môi trường biển.

Đặc công Việt Nam huấn luyện (nguồn Tân Hoa xã)
Đặc công Việt Nam huấn luyện (nguồn Tân Hoa xã)

Cùng với sự điều chỉnh chiến lược quốc phòng những năm gần đây, Quân đội Việt Nam càng thêm coi trọng đối với tác chiến đặc biệt, bỏ ra nhiều công sức để xây dựng lực lượng đặc công trên biển, trao cho họ sứ mệnh bảo vệ chủ quyền biển đảo, bảo vệ quyền lợi chủ quyền và quyền quản lý vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, lực lượng đặc công cũng từng bước chuyển đổi theo hướng "kết hợp cả đất liền và biển".

Cấp cao Nhà nước và Quân đội Việt Nam nhiều lần thị sát lực lượng đặc công, tăng cường chính sách ưu đãi như cung cấp tài chính, trang bị, con người cho lực lượng này.

Trước đây, vũ khí "tiêu chuẩn" của lực lượng đặc công Việt Nam tương đối đơn giản: Mỗi trung đội chỉ trang bị một khẩu súng máy hạng nhẹ, một ống phóng rocket 40 mm; mỗi người trang bị một khẩu tự động/tiêu liên, một con dao găm. Để cải thiện trình độ "phần cứng", Việt Nam không tiếc tiêu nhiều tiền mua sắm trang bị, vũ khí phương tiện thông tin và vận tải.

Hiện nay, Hải quân Việt Nam ngoài tàu vận tải, tàu cá vũ trang, còn nhập khẩu 6 tàu ngầm cỡ nhỏ lớp Yugo của CHDCND Triều Tiên, sử dụng làm công cụ vận chuyển chuyên dụng cho lực lượng đặc nhiệm, những tàu ngầm này có thể mang theo 6 - 7 người nhái, bí mật đến vùng biển tiến hành tác chiến.

Đặc công Việt Nam huấn luyện (nguồn Tân Hoa xã)
Đặc công Việt Nam huấn luyện (nguồn Tân Hoa xã)

Về vận tải đường không, lực lượng đặc công có thể đi bằng máy bay vận tải An-26 và máy bay trực thăng Ka-28, Mi-8, thông qua phương thức nhảy dù, hạ cánh máy bay, vượt trở ngại và phong tỏa trên biển, đến đảo, đá ngầm khu vực mai phục dự kiến.

Huấn luyện tác chiến trên biển cũng ngày càng được lực lượng đặc công coi trọng. Quân đội Việt Nam coi bơi vũ trang là chương trình huấn luyện trọng điểm của toàn quân, nhất là lực lượng đặc công.

Đại cương huấn luyện quy định, thời gian huấn luyện bơi cả năm tổng cộng khoảng 40 - 50 ngày, bao gồm huấn luyện bơi trong điều kiện sóng gió khắc nghiệt và huấn luyện lặn mang nặng 10 kg, sâu 10 m, mỗi người lính đặc công phải đạt trình độ bơi xuôi dòng liên tục 15.000 m, bơi ngược dòng liên tục 4 giờ, một lần lặn đạt 30 m.

Cụ thể đến tác chiến đảo, đá ngầm, Quân đội Việt Nam có huấn luyện trên các phương diện như tiến hành lặn người nhái, tấn công nhà giàn, chống cướp tàu, chống thâm nhập, đặt bộc phá/đặt mìn dưới nước, yêu cầu lực lượng đặc công tiến hành hiệp đồng với Hải quân, Cảnh sát biển, lực lượng biên phòng và dân quân.

Đặc công Việt Nam huấn luyện (nguồn Tân Hoa xã)
Đặc công Việt Nam huấn luyện (nguồn Tân Hoa xã)

Trong tác chiến đoạt lại đảo, đá ngầm có khả năng xảy ra trong tương lai, lực lượng đặc công Việt Nam có thể dùng tàu cá để che chắn, thực hiện nhiệm vụ đặt mìn, trinh sát hoặc các phương thức như nhảy dù, hạ cánh máy bay hoặc phái người nhái đến, tiến hành chi viện lập thể đối với lực lượng đang đóng trên các đảo, tiến hành quấy nhiễu, gây thiệt hại cho các điểm tựa, công trình, tàu chiến của địch.

Do thực lực quân sự có hạn, trong thế kỷ 21, Quân đội Việt Nam vẫn quán triệt tư tưởng và nguyên tắc tác chiến "lấy yếu chống mạnh", lực lượng đặc công - vốn được mệnh danh là lực lượng tinh nhuệ đặc biệt - do có sở trường đánh sâu, đánh mạnh và đánh hiểm nên được coi trọng nhiều hơn.

Quân đội Việt Nam hy vọng xây dựng lực lượng này trở thành một "lưỡi dao sắc bén" trong tác chiến trên biển, nhất là tác chiến đảo, đá ngầm, dùng hành động chiến thuật có quy mô tương đối nhỏ để đạt được mục đích chiến đấu, chiến dịch, thậm chí chiến lược, từ đó hình thành "ưu thế phi đối xứng" trong môi trường thời gian, không gian đặc biệt.

Đặc công Việt Nam huấn luyện (nguồn Tân Hoa xã)
Đặc công Việt Nam huấn luyện (nguồn Tân Hoa xã)
Đặc công Việt Nam huấn luyện (nguồn chinaiiss.com)
Đặc công Việt Nam huấn luyện (nguồn chinaiiss.com)
Đặc công Việt Nam huấn luyện (nguồn báo Phượng Hoàng, Hồng Kông)
Đặc công Việt Nam huấn luyện (nguồn báo Phượng Hoàng, Hồng Kông)
Đặc công Việt Nam huấn luyện (nguồn báo Quang Minh, TQ)
Đặc công Việt Nam huấn luyện (nguồn báo Quang Minh, TQ)

Mời độc giả bình luận về bài viết đánh giá lực lượng đặc công của Việt Nam đăng trên báo TQ ở box thảo luận phía dưới

Đông Bình