Báo mạng TQ: "Chiến đấu cơ J-20 của TQ đã tiến hành thử nghiệm vũ khí"

04/02/2013 20:31
Việt Dũng
(GDVN) - Những vết lấm tấm xuất hiện trên thân máy bay J-20 được cho là giống máy bay F-35 Mỹ sau khi thử nghiệm vũ khí trước đây.
Máy bay chiến đấu J-20 có khả năng đã thử nghiệm vũ khí
Máy bay chiến đấu J-20 có khả năng đã thử nghiệm vũ khí

Mạng sina Trung Quốc dẫn các nguồn tin cho biết, gần đây, dư luận quốc tế tỏ ra đặc biệt quan tâm tới các động thái quân sự liên tiếp của Trung Quốc.

Điều quan tâm nhất hiện nay của phương Tây là máy bay thử nghiệm J-20 gần đây đã tiến hành bay thử thường xuyên, hơn nữa trên thân máy bay số 2 đã xuất hiện rất nhiều vết lốm đốm/lấm tấm, gây ra rất nhiều phỏng đoán.

Đầu tháng 1/2011, máy bay J-20 bắt đầu chính thức tiến hành bay thử lần đầu tiên, máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ mới đã đem lại niềm tự hào cho người Trung Quốc, gây ngạc nhiên cho dư luận. Sau khi trải qua các cuộc thử nghiệm trong vòng 2 năm, dư luận rất quan tâm đến những dấu hiệu lạ trên thân máy bay J-20, đồng thời cũng muốn biết khi nào thì loại máy bay này chính thức đi vào hoạt động và khả năng Không quân Trung Quốc sở hữu bao nhiêu loại máy bay chiến đấu tàng hình trong tương lai.

J-20 đang tiến hành thử nghiệm ném bom?

Ngày 21/1/2013, những người yêu thích quân sự đã chụp được hình ảnh máy bay thử nghiệm J-20 đã liên tiếp bay thử cất/hạ cánh 3 lần trong một ngày, hiện tượng này khá hiếm hoi trong thời gian 2 năm trước.

Được biết, tham gia bay thử lần này là máy bay thử nghiệm J-20 có số hiệu 2002, chiếc máy bay này từng xuất hiện ở cùng một nơi thử nghiệm vào ngày 11/1 (ngày kỷ niệm tròn 2 năm máy bay chiến đấu J-20 bay thử thành công lần đầu tiên), bề ngoài thân máy bay lần đầu tiên xuất hiện rất nhiều vết lốm đốm.

Những vết lốm đốm xuất hiện trên máy bay chiến đấu tàng hình J-20 Trung Quốc
Những vết lốm đốm xuất hiện trên máy bay chiến đấu tàng hình J-20 Trung Quốc

Có nhà quan sát cho rằng, sau khi “mất tích” hơn 1 tháng, máy bay chiến đấu J-20 số hiệu 2002 mới xuất hiện trở lại ở nơi thử nghiệm thuộc phía tây nam Trung Quốc.

Hơn nữa, trước đây máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ mới F-35 của Mỹ thử nghiệm ném bom cũng đã xuất hiện những dấu vết tương tự trên thân máy bay. Vì vậy, có người phỏng đoán, chiếc máy bay chiến đấu có số hiệu 2002 này đã thử nghiệm phóng vũ khí.

Tuy nhiên, cũng có người cho rằng, những vết lốm đốm này trên thân máy bay J-20 giống với dấu hiệu “bức xạ” trên thân máy bay J-15, chỉ dùng để quan sát định vị.

Theo trang mạng cộng nghệ quân sự Nga, máy bay J-20 của Trung Quốc gần đây đã tiến hành bay thử nhiều lần. Có người thậm chí còn chụp được hình ảnh máy bay mẫu J-20 mở khoang vũ khí ở giữa thân máy bay trong quá trình bay thử.

Những hình ảnh mới nhất có thể nhìn rõ, trong khoang vũ khí của máy bay mẫu J-20 treo một quả đạn hàng không mô phỏng màu vỏ quýt, nó có thể nặng 250 kg.

Có chuyên gia cho rằng, trong khoang vũ khí giữa thân máy bay J-20 có thể mang theo tổng cộng 6 quả đạn hàng không. Có nguồn tin tiết lộ, J-20 hiện đã tiến hành ném bom thử.

J-20
J-20

Chuyên gia vũ khí hàng không Nga cho rằng, kiểu dáng của J-20 rõ ràng cũng là một nguyên nhân chính gây sự chú ý rộng rãi của dư luận. Máy bay này được thiết kế khung to làm cho nó có khả năng phát động tấn công đối với các mục tiêu cỡ lớn trên biển.

Ngoài ra, trong các cuộc thử nghiệm gần đây, J-20 cũng tỏ ra có khả năng cơ động. Các trang mạng quân sự Trung Quốc cũng liên tục đăng tải các hình ảnh cho thấy, máy bay nguyên mẫu J-20 đã hoàn thành bay “góc tấn lớn và lộn vòng”, rõ ràng máy bay này đã bước vào giai đoạn thử nghiệm tính năng cơ động.

Theo báo mạng Trung Quốc "tự tung", do động tác “góc tấn lớn và lộn vòng” đã tiếp cận phạm trù “siêu cơ động”, nên bố cục khí động học của J-20 tiên tiến, có tính năng “siêu cơ động”.

“Siêu cơ động” thường chỉ “khả năng kiểm soát máy bay trong điều kiện góc tấn lớn và mất tốc độ/tròng trành quá mức”, hiện nay trên thế giới thường công nhận máy bay thế hệ thứ năm có đặc tính “4S”, tức là “tàng hình, siêu cơ động, tuần tra siêu âm, tấn công vượt tầm nhìn” (tiếng Anh đều được mở đầu bằng chữ S).

Máy bay J-20
Máy bay J-20

Ngoài ra, hai chuyên gia quân sự Australia là Caro Cooper và Michael Pelosi gần đây đã sử dụng mô hình máy tính đã tiến hành mô phỏng diện tích bức xạ radar của máy bay J-20 và T-50.

Hai chuyên gia này sử dụng nhiều sóng ngắn để kiểm tra bố cục không gian cường độ bức xạ radar của hai loại máy bay chiến đấu tàng hình này, cho rằng, diện tích tiết diện bức xạ radar của J-20 và T-50 đều được phân bố “kiểu chiếc nơ” điển hình, nhưng chúng có sự khác biệt về tính năng tàng hình radar.

Phân bố “kiểu chiếc nơ” cho thấy tính năng tàng hình phía trước của hai loại máy bay chiến đấu này đều nổi bật, nhưng hướng bên có “reflecting lobes” (sóng bức xạ) rất rõ rệt. Đối thủ là radar VHF sóng ngắn 2 m, tính năng tàng hình của J-20 và T-50 đều không đạt yêu cầu.

Theo báo Trung Quốc, cùng với việc chuyển từ sóng dài sang sóng ngắn, tính năng tàng hình radar của J-20 và T-50 không ngừng được cải thiện.

Thông qua các biện pháp như bỏ “vây cá”, cải tạo ống phun mặt cắt ngang hình chữ nhật, xóa đoạn chuyển tiếp giữa cánh và thân, cùng khu chuyển tiếp hình cung tròn của mặt bên thân máy bay, tính năng tàng hình hướng bên và hướng sau của J-20 còn có khả năng tiếp tục được TQ cải tiến.

Trong khi đó T-50 ngoài việc có thể chuyển sang sử dụng ống phun đuôi phong cách tương tự F-22, đã không còn nhiều không gian cải tiến, khoảng cách về tính năng tàng hình của J-20 và T-50 phiên bản hoàn thiện sẽ lớn hơn giai đoạn máy bay nguyên mẫu.

Máy bay chiến đấu tàng hình F-35 xuất hiện vết lốm đốm khi thử nghiệm vũ khí
Máy bay chiến đấu tàng hình F-35 xuất hiện vết lốm đốm khi thử nghiệm vũ khí
* Trích dẫn, đăng tải lại toàn bộ hoặc một phần thông tin từ bài viết này phải chịu trách nhiệm và ghi rõ "theo báo Giáo Dục Việt Nam" hoặc "theo Giaoduc.net.vn". Box thảo luận ở phía dưới là diễn đàn để độc giả gửi comment, đánh giá, nhìn nhận và chia sẻ ý kiến. Báo Giáo Dục Việt Nam luôn đón nhận các ý kiến khách quan, có tính chất xây dựng, tôn trọng pháp luật, thuần phong mỹ tục... của tất cả bạn đọc gửi về. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu để quá trình biên tập và đăng tải được thuận tiện. Chân thành cảm ơn độc giả!
Việt Dũng