EU bỏ lệnh cấm bán vũ khí cho Bắc Kinh,Trung-Nga sẽ ly gián?

25/10/2011 08:01
Đông Bình (Theo Mil)
(GDVN) - Washington có khả năng rất hứng thú với việc vừa thúc đẩy TQ phụ thuộc hơn vào EU vừa tiếp tục ly gián quan hệ Trung-Nga.

Ngày 19/10/2011, tờ “Bình luận Chính trị Thế giới” Mỹ đã có bài viết của tác giả Robert Farley cho biết, một bản báo cáo mới của Viện nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm đã nêu ra một trong những biến đổi lớn nhất của thị trường buôn bán vũ khí quốc tế trong 10 năm qua là:

Việc bán vũ khí cho Trung Quốc của Nga ngày càng suy giảm. Điều này hoàn toàn không có nguồn gốc từ sự xung đột chính trị lớn giữa hai nước mà là “xích mích nhỏ” chi phối quan hệ giữa các nước lớn.

Mặc dù Nga và Trung Quốc đều cảm thấy sự tác động mạnh từ đó, nhưng quan hệ mua bán vũ khí song phương xấu đi tuyệt đối không phải là vấn đề khu vực.

Trung Quốc học hỏi được rất nhiều từ công nghiệp quốc phòng Nga. Trong hình là máy bay chiến đấu Su-27 của Không quân Trung Quốc
Trung Quốc học hỏi được rất nhiều từ công nghiệp quốc phòng Nga. Trong hình là máy bay chiến đấu Su-27 của Không quân Trung Quốc

Khi Chiến tranh Lạnh sắp kết thúc, do quan hệ Trung-Nga “tan băng” và ngành công nghiệp quốc phòng Nga tìm đường ra vì sự dư thừa về năng lực sản xuất của Liên Xô cũ, Trung Quốc đã nhập lượng lớn vũ khí của Nga. Từ đó Trung Quốc học được rất nhiều kinh nghiệm quý báu ứng dụng cho công nghiệp quốc phòng của họ.

Nhưng đến khoảng năm 2005, những nhân tố bảo đảm cho quan hệ buôn bán vũ khí ổn định giữa hai nước giảm đi. Hàm lượng công nghệ và tính ổn định của các trang bị quân sự do Trung Quốc tự sản xuất được cải thiện, còn chất lượng hàng hóa của Nga lại từng bước giảm xuống.

Trung Quốc mua tên lửa phòng không S-300 của Nga
Trung Quốc mua tên lửa phòng không S-300 của Nga

Nội bộ Nga cũng có những lo ngại về việc sức mạnh quân sự của Trung Quốc ngày càng mạnh. Vấn đề sở hữu trí tuệ cũng trở thành vấn đề nghiêm trọng trong buôn bán vũ khí Trung-Nga. Đến nay, thực tế Nga coi Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh chú yếu trên thị trường vũ khí quốc tế càng khiến cho vấn đề này nổi bật hơn.

Vấn đề chủ yếu tác động tiêu cực đến quan hệ mua bán vũ khí Nga-Trung là sức mạnh quốc gia và vai trò ảnh hưởng của Trung Quốc ngày càng tăng cường. Vào thập niên 1990, sự tuyệt vọng của Nga và sự yếu ớt của Trung Quốc giúp hai nước này gắn bó với nhau.

Trung Quốc đã sản xuất được rất nhiều vũ khí hiện đại, đã trở thành đối thủ cạnh tranh của Nga trên thị trường vũ khí quốc tế. Trong hình là máy bay chiến đấu J-10 của Không quân Trung Quốc.
Trung Quốc đã sản xuất được rất nhiều vũ khí hiện đại, đã trở thành đối thủ cạnh tranh của Nga trên thị trường vũ khí quốc tế. Trong hình là máy bay chiến đấu J-10 của Không quân Trung Quốc.

Nhưng cùng với tình hình của Moscow, đặc biệt là Bắc Kinh được cải thiện, sự căng thẳng giữa hai bên không thể tránh được. Vấn đề hoàn toàn không chỉ ở chỗ Nga lo ngại về sức mạnh quốc gia của Trung Quốc, mà còn ở chỗ Trung Quốc “chắc chắn” có tham vọng đóng vai trò toàn cầu tương xứng với thực lực của mình, trở thành người chơi chính trên thị trường vũ khí quốc tế.

Sự hợp tác có hiệu quả về các vấn đề an ninh giữa Trung-Nga rõ ràng ảnh hưởng đến chiến lược lớn của Mỹ. Nhưng triển vọng tương lai của “tâm trục” hai nước hoàn toàn không phải không đáng lo ngại. Điều trớ trêu là, EU hủy bỏ lệnh cấm vận bán vũ khí cho Trung Quốc ngay lập tức có thể làm gia tăng tình hình căng thẳng Nga-Trung. Nếu Trung Quốc tìm được nhà cung ứng thay thế vũ khí do Nga chế tạo, thương mại vũ khí Nga-Trung có thể kết thúc triệt để.

Italia muốn bán máy bay vận tải chiến thuật C-27J Spartan cho Trung Quốc
Italia muốn bán máy bay vận tải chiến thuật C-27J Spartan cho Trung Quốc

Quan hệ quốc phòng chặt chẽ hơn giữa Trung Quốc và EU sẽ có ảnh hưởng chính trị sâu xa và khó có thể dự đoán được. Một mặt, mong muốn cấp bách giành được thị trường Trung Quốc sẽ làm cho châu Âu càng có khả năng khoan dung cho các hành động quân sự hung hăng hoặc gây phản cảm của Trung Quốc.

Mặt khác, Trung Quốc có thể sẽ cố gắng giữ kiềm chế để ngăn chặn EU khôi phục lệnh cấm vận bán vũ khí. Quan hệ Trung Quốc-EU vững chắc hơn giúp cho Trung Quốc có sự đắn đo, cũng làm cho EU và Mỹ có sự trông đợi.

Các nhà hoạch định chính sách Mỹ phổ biến chỉ quan tâm đến tác dụng tiêu cực tiềm ẩn của việc hủy bỏ lệnh cấm, vì vậy chủ trương duy trì hiện trạng. Nhưng, triển vọng “kép” thúc đẩy Trung Quốc phụ thuộc hơn vào EU và tiếp tục ly gián quan hệ Trung-Nga, có lẽ tạo sự hứng thú với các nhà hoạch định chiến lược Washington. Nếu không, các nhà hoạch định chính sách Mỹ có thể sẽ vì trả giá ngắn hạn mà mất đi lợi ích lâu dài.


Đông Bình (Theo Mil)