Mỹ đang thực hiện chính sách kiềm chế và tiếp xúc với Trung Quốc?

16/05/2013 07:45
Đông Bình
(GDVN) - Sở dĩ Mỹ và một số nước thực hiện chính sách như vậy là do không rõ ý đồ của Trung Quốc, không ai biết được sức mạnh thực của Trung Quốc có thể "lan tỏa" đến đâu.
Ngày 13/5, tờ “Học giả Ngoại giao” Nhật Bản đăng bài viết “Chính sách thực sự của Mỹ đối với Trung Quốc là phòng bị?” của tác giả John Hemmings.

Theo bài viết, những năm gần đây, học giả Trung Quốc thường cho biết, Mỹ “chuyển hướng” sang châu Á là một khâu trong chiến lược lớn ngăn chặn của họ. Truyền thông Trung Quốc cũng thường đưa tin cho rằng Mỹ thực hiện chiến lược ngăn chặn Trung Quốc, giống như đối với Liên Xô thời kỳ Chiến tranh Lạnh.

Nhưng, mặt khác, các nhà hoạch định chính sách Mỹ luôn phủ nhận “thuyết ngăn chặn”. Trên thực tế, rất nhiều quan chức Washington cho rằng, quan hệ với Trung Quốc là tiếp xúc, và đạt được thành công rất cao trên nhiều lĩnh vực như thương mại, phòng chống phổ biển vũ khí hủy diệt hàng loạt và quản trị toàn cầu.

Vấn đề là, làm thế nào để lý giải sự khác biệt về quan điểm của hai bên. Nếu xét đến việc Mỹ luôn đưa ra chính sách Trung Quốc “khéo léo” hơn nhiều, chứ không phải là sự ngăn chặn đơn giản, thì điều này cũng sẽ không khó lý giải.

Nói theo suy đoán, sách lược đối với Trung Quốc của Mỹ là phòng bị/đề phòng. Thực ra, chính sách Trung Quốc của không ít quốc gia trong khu vực đều như vậy.

DF-21D của Trung Quốc cũng làm cho Mỹ phải suy tính nhiều?
DF-21D của Trung Quốc cũng làm cho Mỹ phải suy tính nhiều?

“Phòng bị/đề phòng” có nghĩa là một quốc gia áp dụng chính sách hoàn toàn ngược nhau đối với một quốc gia khác để phân tán rủi ro. Trong quan hệ quốc tế, biểu hiện là đồng thời thực hiện 2 chính sách mâu thuẫn lẫn nhau, tức là kiềm chế và tiếp xúc: Thông qua kiềm chế - duy trì lực lượng quân sự mạnh, xây dựng và tăng cường liên minh – đưa ra những dự đoán xấu nhất; đồng thời, thông qua tiếp xúc – xây dựng mạng lưới thương mại, tăng cường quan hệ ngoại giao và xây dựng khuôn khổ đa phương mang tính ràng buộc – đưa ra những dự đoán tốt nhất. Tất cả hành động của Mỹ đối với Trung Quốc thực sự phù hợp với 2 cực này.

Tại sao Washington phải thực hiện chính sách như vậy đối với Trung Quốc? Về căn bản, nó bắt nguồn từ tính không xác định – không rõ ý đồ của đối phương, vì vậy khó mà xây dựng đối sách. Loại tính không xác định này nhất định tồn tại giữa tất cả các nước ở mức độ nào đó, vậy tại sao chỉ muốn tiến hành đề phòng đối với Trung Quốc?

Trước hết, Trung Quốc đang trỗi dậy. Quá trình trỗi dậy của họ vẫn còn chưa kết thúc, điều này có nghĩa là không ai (gồm cả bản thân Trung Quốc) biết được tiềm lực thực sự của sức mạnh của họ. Loại tính không xác định này là mang tính kết cấu, chắc chắn có liên quan đến quyền lực và bên ngoài cảm thấy Bắc Kinh cuối cùng có bao nhiêu quyền lực và sức ảnh hưởng.

Trên thực tế, trong thời gian xảy ra khủng hoảng ở biển Đông và biển Hoa Đông, các nước trong khu vực luôn tìm cách nắm được chủ trương sẵn sàng sử dụng vũ lực “bảo vệ bản thân” ở mức độ nào của Trung Quốc. Không ai biết Bắc Kinh sẵn sàng đi bao xa. Ngoài ra, loại hình chính thể của Bắc Kinh cũng đã làm gia tăng độ khó cho việc tìm hiểu của bên ngoài, hệ thống quyết sách ngoại giao của họ không minh bạch.

Chính sách quốc phòng của Trung Quốc luôn được Mỹ cho là không minh bạch. Trong hình là chi đội tàu đổ bộ của Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc tiến hành diễn tập tấn công-phòng thủ và vận chuyển lực lượng ở biển xa.
Chính sách quốc phòng của Trung Quốc luôn được Mỹ cho là không minh bạch. Trong hình là chi đội tàu đổ bộ của Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc tiến hành diễn tập tấn công-phòng thủ và vận chuyển lực lượng ở biển xa.


Đông Bình