Mỹ tăng cường mạng lưới săn ngầm hàng không ở Tây Thái Bình Dương

11/07/2015 07:33
Đông Bình (nguồn Tin tức Trung Quốc)
(GDVN) - Hải quân Mỹ đang nâng cao năng lực tác chiến săn ngầm như về tính năng của máy bay săn ngầm, vũ khí săn ngầm và hình thức tác chiến; được Nhật Bản trợ giúp.
Máy bay tuần tra săn ngầm P-8A Poseidon Hải quân Mỹ theo dõi Trung Quốc ở khu vực quần đảo Trường Sa của Việt Nam (nguồn mạng sina Trung Quốc)
Máy bay tuần tra săn ngầm P-8A Poseidon Hải quân Mỹ theo dõi Trung Quốc ở khu vực quần đảo Trường Sa của Việt Nam (nguồn mạng sina Trung Quốc)

Tờ "Tin tức Trung Quốc" ngày 10 tháng 7 có bài viết cho rằng, trong thời gian gần đây, Mỹ không ngừng tăng cường triển khai lực lượng quân sự ở khu vực Tây Thái Bình Dương, ra sức tăng cường năng lực săn ngầm của Quân đội Mỹ ở khu vực này, đồng thời dồn dập điều động máy bay tuần tra săn ngầm bay tuần tra ở Biển Đông.

Tạp chí "Nghiên cứu quân sự" Nhật Bản phân tích cho rằng, về tình hình hiện nay, Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Quân đội Mỹ coi năng lực trinh sát, tác chiến săn ngầm là vấn đề trọng điểm, chủ động xây dựng mạng lưới săn ngầm hàng không do Mỹ đứng đầu, có sự tham gia của quân đội các nước đồng minh khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Tăng cường săn ngầm bằng nhiều thủ đoạn

Để tăng cường năng lực săn ngầm, Hải quân Mỹ đang nâng cao năng lực tác chiến săn ngầm trên các phương diện như tính năng của máy bay săn ngầm, vũ khí săn ngầm và hình thức tác chiến.

Trên phương diện tính năng của máy bay săn ngầm, dựa theo quan điểm của Hải quân Mỹ, tính năng của máy bay tuần tra săn ngầm P-8A Poseidon, P-3C Orion được tăng cường rõ rệt so với trước kia,

không chỉ năng lực hoạt động liên tục được tăng mạnh, hơn nữa số liệu phao thiết bị định vị thủy âm có thể đồng thời xử lý cũng tăng lớn, từ đó theo dõi vùng biển có phạm vi lớn hơn, tận dụng nhiều nhóm phao định vị thủy âm để đồng thời theo dõi nhiều mục tiêu khả nghi.

Máy bay tuần tra săn ngầm P-8A Poseidon Hải quân Mỹ theo dõi Trung Quốc ở khu vực quần đảo Trường Sa của Việt Nam (nguồn mạng sina Trung Quốc)
Máy bay tuần tra săn ngầm P-8A Poseidon Hải quân Mỹ theo dõi Trung Quốc ở khu vực quần đảo Trường Sa của Việt Nam (nguồn mạng sina Trung Quốc)

Trên phương diện vũ khí săn ngầm, Quân đội Mỹ đang phát triển "vũ khí săn ngầm trên cao".

Chuyên gia quân sự cho rằng, khi tấn công tàu ngầm, máy bay săn ngầm trước hết cần giảm độ cao, tiếp tục sử dụng thiết bị dò từ tính lạ để xác định vị trí mục tiêu, cuối cùng phóng ngư lôi săn ngầm. Trong quá trình này, máy bay săn ngầm khi tiến hành bay thấp có thể bị tên lửa phòng không từ tàu ngầm tấn công.

"Vũ khí săn ngầm trên cao" có thể giúp cho máy bay săn ngầm tránh đi vào tầng trời thấp nguy hiểm, cốt lõi của nó là lắp thiết bị dẫn đường bay lượn trên ngư lôi săn ngầm, làm cho ngư lôi săn ngầm có thể phóng từ trên cao 10.000 m, sau khi bay lượn đến điểm rơi chỉ định, xâm nhập xuống dưới mặt biển rồi tấn công tàu ngầm.

Trên phương diện hình thức tác chiến, Quân đội Mỹ tìm cách để máy bay không người lái và máy bay tuần tra săn ngầm hiệp đồng tác chiến. Vì thế, vào tháng 4 năm 2013, Hải quân Mỹ đấu thầu phát triển máy bay săn ngầm không người lái có thể được máy bay tuần tra săn ngầm thả và điều khiển.

Sau đó, Công Boeing lấy máy bay không người lái Scan Eagle hoàn thiện làm nền tảng, phát triển ra máy bay không người lái Mag Eagle tự mang theo thiết bị dò từ tính lạ giá rẻ.

Phóng viên CNN Mỹ lên máy bay tuần tra săn ngầm P-8A Hải quân Mỹ theo dõi Trung Quốc ở khu vực quần đảo Trường Sa của Việt Nam (nguồn mạng sina Trung Quốc)
Phóng viên CNN Mỹ lên máy bay tuần tra săn ngầm P-8A Hải quân Mỹ theo dõi Trung Quốc ở khu vực quần đảo Trường Sa của Việt Nam (nguồn mạng sina Trung Quốc)

Loại máy bay không người lái này trang bị hệ thống dẫn đường vệ tinh, có thể thay thế máy bay săn ngầm tiến hành bay thấp, tìm kiếm tàu ngầm. Máy bay săn ngầm có thể căn cứ vào vị trí mục tiêu do phao định vị thủy âm và Mag Eagle cung cấp, thả "vũ khí săn ngầm" trên trời cao để tiến hành tấn công.

Được biết, Hải quân Mỹ có kế hoạch để cho máy bay tuần tra săn ngầm P-8A đồng thời trang bị "vũ khí săn ngầm trên cao" và máy bay không người lái Mag Eagle, thực hiện nhiệm vụ theo dõi và giám sát hoạt động của tàu ngầm các nước ở khu vực Tây Thái Bình Dương.

Cải tạo máy bay cũ để trợ giúp

Về khách quan, máy bay tuần tra săn ngầm của Quân đội Mỹ thông thường phải đến vùng biển cách căn cứ rất xa để tuần tra, cho nên phải tự mang theo "vũ khí săn ngầm trên cao" và Mag Eagle, nhưng ở vùng biển sát căn cứ không quân thì có thể tận dụng máy bay có căn cứ trên mặt đất để thay thế "vũ khí săn ngầm trên cao" và Mag Eagle để thực hiện nhiệm vụ tấn công.

Có chuyên gia phân tích cho rằng, những năm gần đây, ngân sách quốc phòng Mỹ căng thẳng, tư duy dùng binh của Hải quân Mỹ đã bước vào thời đại "liệu cơm gắp mắm".

Hải quân Mỹ đã sớm phát triển hệ thống chỉ huy tác chiến của tàu khu trục Aegis cũ và dỡ bỏ từ tàu tuần dương cũ, dùng cho tàu chiến khác, cố gắng "phát huy hết công dụng của nó". Đến nay, máy bay tuần tra săn ngầm P-8A mới của Hải quân Mỹ cũng trở thành cục cưng, chắc chắn phải sử dụng tốt trong một khoảng thời gian dài.

Máy bay tuần tra săn ngầm P-8A Poseidon Hải quân Mỹ
Máy bay tuần tra săn ngầm P-8A Poseidon Hải quân Mỹ

Đối với vấn đề này, Quân đội Mỹ hy vọng cải tạo một lô "trợ thủ săn ngầm tầng trời thấp" phối hợp với chúng trong tác chiến, cố gắng tránh để máy bay tuần tra săn ngầm P-8A đắt tiền hạ xuống tầng trời thấp, tiến hành động tác bay làm hao mòn quá mức tuổi thọ của thân máy bay.

Theo tạp chí "Popular Mechanics" Mỹ, đã có công ty an ninh Mỹ đưa ra phương án "hỗ trợ săn ngầm" cải tạo máy bay kiểu cũ (chủ yếu là máy bay S-2 cũ để ở bãi rác máy bay Davis Monthan),

cụ thể bao gồm đổi sang trang bị động cơ phản lực cánh quạt TPE-331 (được sử dụng rộng rãi cho máy bay phòng cháy chữa cháy Mỹ) cho máy bay S-2, lắp nhiều giá treo vũ khí hơn và bố trí gờ nối để thao tác ngư lôi săn ngầm, xây dựng một lực lượng tuần tra săn ngầm có năng lực nhưng giá rẻ.

Loại máy bay tân trang này trong thời bình thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, trong thời chiến chỉ cần lắp ngư lôi săn ngầm là có thể tiến hành tác chiến săn ngầm ở tầng trời thấp, làm "trợ thủ đắc lực" cho máy bay tuần tra săn ngầm bay ở tầng trời cao.

Nhật Bản trợ giúp khắc phục chỗ hổng

Ngoài tự mình tiến hành săn ngầm, Mỹ còn tích cực thúc đẩy các nước đồng minh nỗ lực nhiều hơn, xây dựng thành mạng lưới theo dõi dày đặc ở dọc chuỗi đảo thứ nhất.

Máy bay tuần tra săn ngầm P-3C Nhật Bản
Máy bay tuần tra săn ngầm P-3C Nhật Bản

Tạp chí "Máy bay chiến trường" Anh cho rằng, kế tiếp máy bay săn ngầm Quân đội Mỹ hoạt động tích cực ở Biển Đông, máy bay săn ngầm P-3 của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản và Không quân Australia cũng đã rục rịch.

Đặc biệt là cụm máy bay tuần tra P-3C của Nhật Bản có năng lực trinh sát tình báo và tìm kiếm, nhận dạng mục tiêu mạnh, có thể trợ giúp Quân đội Mỹ khắc phục sơ hở.

Theo tờ "Aviation Week" Mỹ, Nhật Bản sở hữu cụm máy bay P-3 lớn nhất thế giới, tổng số đạt 107 chiếc, trong đó máy bay tuần tra săn ngầm P-3C lên tới 73 chiếc.

Ngoài phiên bản tuần tra cơ bản nhất P-3C, còn có phiên bản trinh sát điện tử EP-3, phiên bản chụp ảnh trinh sát OP-3C, phiên bản thử nghiệm trang bị UP-3C, phiên bản chi viện huấn luyện tác chiến điện tử UP-3D.

Trong đó, ngoại hình của EP-3 tương đối dễ nhận ra, lưng và bụng máy bay lần lượt có 3 và 2 chỉnh lưu chỉnh lưu được lắp thiết bị nghe lén điện tử, trong khoang máy bay bố trí nhiều trạm công tác quản lý tình báo điện tử và trạm công tác tình báo thông tin, trong đó rất nhiều thiết bị nhạy cảm do Mỹ kiểm soát, để bảo đảm duy trì khoảng cách thế hệ về công nghệ với EP-3E do Quân đội Mỹ sử dụng.

OP-3C phụ trách nhiệm vụ chụp ảnh trinh sát, đã dỡ bỏ thiết bị trinh sát tìm kiếm săn ngầm của P-3C, đổi sang lắp thiết bị chụp ảnh trinh sát dưới mũi và cánh máy bay, đồng thời ở hai bên và phía dưới trước đầu máy bay được lắp thêm radar theo dõi "nghiêng".

Máy bay tuần tra trinh sát điện tử EP-3C của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản
Máy bay tuần tra trinh sát điện tử EP-3C của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản

UP-3C là phiên bản chuyên lắp trang bị mới để thử nghiệm bay, chỉ có một chiếc. EP-3D là phiên bản chi viện được cải tạo để huấn luyện tác chiến điện tử, bụng và lưng máy bay được lắp thêm lồng anten cỡ lớn, bên trong có máy gây nhiễu vô tuyến điện và trang bị máy phát có thể gây nhiễu tín hiệu điện tử.

Số liệu công khai cho biết, bán kính tác chiến lớn nhất của những máy bay tuần tra săn ngầm này là 4.400 km, có thể bao quát toàn bộ vùng biển xung quanh Nhật Bản.

Đơn vị trang bị loại máy bay này bao gồm cụm hàng không 1 thuộc căn cứ Kanoya, cụm hàng không 2 thuộc căn cứ Hachinohe, cụm hàng không 5 thuộc căn cứ Atsugi, cụm hàng không 5 căn cứ Naha, cụm hàng không 31 căn cứ Iwakuni,

chúng lần lượt hướng vào Nga, CHDCND Triều Tiên và Trung Quốc, có thể tiến hành giám sát chặt chẽ đối với tàu chiến và máy bay của các nước láng giềng ra vào chuỗi đảo thứ nhất. 

Máy bay do thám OP-3C Nhật Bản
Máy bay do thám OP-3C Nhật Bản
Đông Bình (nguồn Tin tức Trung Quốc)