Tân Hoa Xã: Nhật Bản sẽ không dám bắn chặn tên lửa của Triều Tiên

01/04/2012 09:09
My Thái (Theo Tân Hoa xã)
(GDVN) - Các hệ thống bắn chặn của Nhật Bản đã sẵn sàng. Song, Nhật Bản sẽ bắn chặn tên lửa của Triều Tiên? Nhật Bản sẽ đủ can đảm?
Đài Tiếng nói Trung Quốc mới đây cho biết, Triều Tiên có thể không lường trước được kế hoạch phóng tên lửa mang theo vệ tinh của mình sẽ tạo ra một luồng phản ứng dư luận dữ dội thế này.
Sau khi Triều Tiên tuyên bố vào giữa tháng 4 tới, nước này sẽ tiến hành phóng tên lửa mang theo vệ tinh “Quang Minh Tinh-3” (Unha-3), ngay lập tức Mỹ đã ngừng việc viện trợ lương thực cho Triều Tiên.
Về phía Nhật Bản, Thủ tướng Yoshihiko Noda đã cho triệu tập một cuộc họp an ninh khẩn cấp để đối phó với kế hoạch này.
Đồng thời yêu cầu Lực lượng phòng vệ Nhật Bản triển khai ngay các hệ thống phòng thủ tên lửa đánh chặn, sẵn sàng bắn hạ tên lửa của Triều Tiên nếu xâm phạm lãnh thổ của Nhật Bản.

Tàu khu trục tên lửa Aegis Kongo của Nhật Bản
Tàu khu trục tên lửa Aegis Kongo của Nhật Bản

Hàn Quốc cũng có kế hoạch tăng cường các cuộc diễn tập đổ bộ với Hải quân Mỹ, lấy Triều Tiên là mục tiêu giả định  nếu trường hợp xấu nhất có thể xảy ra.
Trong 50 năm kể từ khi vệ tinh đầu tiên trên thế giới được phóng lên quỹ đạo, chưa lần nào việc phóng vệ tinh lại khiến cho Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc cảm thấy bất an như lần phóng này của Triều Tiên.

Người ta đang đặt ra câu hỏi: Tại sao một vệ tinh nhỏ như thế lại khiến cho cả khu vực Đông Á lo lắng?
Trước những “mối quan tâm đặc biệt” của quốc tế dành cho vệ tinh “Quang Minh Tinh-3”, Phó Chủ tịch Ủy ban kỹ thuật không gian vũ trụ của Triều Tiên đã công bố hình thức chi tiết của vệ tinh lần này:

vệ tinh “Quang Minh Tinh-3” có trọng lượng 100kg, có thể bay với độ cao tối đa là 500km, nó có tuổi thọ hoạt động 2 năm, được lắp đặt máy ảnh để chụp các dự liêu quan sát được gửi về Sở chỉ huy.
Ngoài ra, vệ tinh “Quang Minh Tinh-3” còn có nhiệm vụ quan sát phát hiện các nguồn tài nguyên rừng, cảnh báo thiên tai và thu thập dữ liệu để dự báo thời tiết một cách chính xác hơn.
Giáo sư Học viện Quốc phòng Trung Quốc, Thiếu tướng Trương Triệu Trung cho biết, nhìn quá trình phóng các vệ tinh lần trước có thể thấy, Mỹ có thể truyền các thông tin liên quan đến vệ tinh lần này cho Nhật Bản và Hàn Quốc sau 10 phút khi nó dời mặt đất.
Ông Trương cũng cho biết thêm, nếu theo thời điểm dự kiến của kế hoạch phóng tên lửa lần này, nó sẽ được đặt vào bệ phóng từ 1-2 ngày trước khi tiến hành tiếp nhiêu liệu và lần tiếp nhiêu liệu cuối cùng sẽ được tiến hành 5 giờ trước khi tên lửa được phóng đi.
Muốn theo dõi được quá trình này của Triều Tiên, Mỹ cần sử dụng hệ thống vệ tinh cảnh báo sớm tên lửa. Sau đó,

Mỹ sẽ phóng một tên lửa đẩy để radar trên tàu khu trục tên lửa Aegis và hệ thống tên lửa bắn chặn Patriot-3 của Nhật Bản và Hàn Quốc xác định được phương hướng tên lửa của Triều Tiên trước khi nó chuẩn bị được bắn.
Hệ thống tên lửa đánh chặn PAC-3 của Nhật Bản đang được tăng cường
Hệ thống tên lửa đánh chặn PAC-3 của Nhật Bản đang được tăng cường

Sau khi radar của tàu khu trục Aegis nhận được thông báo từ Mỹ, Chính phủ Nhật Bản thậm chí đang có kế hoạch kích hoạt hệ thống báo động quốc gia, giống như việc Nhật Bản đang xảy ra một trận động đất lớn.
Điều này có nghĩa là, ngay sau khi Triều Tiên bắn tên lửa thì tất cả điện thoại di động đang được phủ sóng tại Nhật Bản sẽ nhận được sự cảnh báo về an toàn.
Ngoài yếu tố an ninh, một chuyên gia về vấn đề Triều Tiên của Trung Quốc ông Dương Hy Vũ cho biết, Nhật Bản còn có một mối quan tâm sâu sắc khác khi Triều Tiên phóng tên lửa lần này.
Theo ông Dương, trên thực tế, hai lần phóng tên lửa của Triều Tiên trước đây đều xâm phạm vào lãnh thổ Nhật Bản, nhưng đây là lần đầu tiên kế hoạch của Triều Tiên được công bố một cách công khai và rõ ràng.
Lần bắt tên lửa đầu tiên của Triều Tiên năm 1998, các mảnh vỡ của tên lửa đẩy đã rơi xuống khu vực cách phía Tây của Hàn Quốc 160km, tức là vùng biển nằm giữa tỉnh Giang Tô của Trung Quốc với Hàn Quốc. Còn lần thứ hai rơi xuống khu vực biển cách phía đông bắc Philippines 200 hải lý.
Nhưng nếu lần này Triều Tiên phóng thành công thì điểm rơi của các mảnh vỡ rất có thể sẽ nằm trong lãnh thổ Nhật Bản. Điều này cho thấy lý do tại sao Nhật Bản đưa ra những phản ứng mạnh mẽ như vậy.
Các tàu khu trục tên lửa Aegis và hệ thống tên lửa đánh chặn PAC-3 của Nhật Bản đã ở trạng thái sẵn sàng chiến đấu. Tuy nhiên, điều này liệu có nghĩa Nhật Bản sẽ bắn chặn tên lửa của Triều Tiên? Nhật Bản sẽ đủ can đảm?
Thiếu tướng Trương Triệu Trung cho rằng, nếu hành động như vậy Nhật Bản sẽ tạo ra một cuộc chiến tranh ngay lập tức.
Theo ông Trương, Nhật Bản không có đủ can đảm để có thể bắn hạ tên lửa của Triều Tiên, hoặc ít nhất Mỹ cũng không để cho Nhật Bản làm như vậy, bởi vì một cuộc chiến tranh rất dễ xảy ra nếu không bên nào chịu bên nào.
Ông Trương Triệu Trung cho rằng Nhật Bản sẽ không dám bắn tên lửa của Triều Tiên
Ông Trương Triệu Trung cho rằng Nhật Bản sẽ không dám bắn tên lửa của Triều Tiên

Do vẫn quá sớm để khẳng định Nhật Bản có thể trực tiếp bắn hạ tên lửa của Triều Tiên, song Chuyên gia nghiên cứu hàng không vũ trụ Mỹ John Shelton nhận định, tên lửa đẩy của Triều Tiên sẽ được nâng cao đáng kể khả năng tấn công quân sự, liệu Mỹ có thể thực hiện được một tấn công chính xác để tiêu được cơ sở phóng tên lửa của họ?
Đây có thể là cái cớ để Mỹ đẩy nhanh tiến độ xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa ở châu Á.
Theo các nhà phân tích, nếu Nhật Bản muốn đánh chặn tên lửa của Triều Tiên, bất kể các vấn đề liên quan đến pháp lý hay kỹ thuật Nhật Bản đều đang gặp rất nhiều bất lợi.
Liên quan đến vấn đề này, một cuộc hội đàm giữa Bộ trưởng Ngoại giao ba nước Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc sẽ được tổ chức tại Ninh Ba, Chiết Giang vào ngày 7-8/4 tới đây.
Đại diện đặc biệt về vấn đề Triều Tiên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc ông Vũ Đại Vĩ cho biết, các nước nên bình tĩnh và kiềm chế để duy trì hòa bình và ổn định khu vực.
My Thái (Theo Tân Hoa xã)