Thỏa thuận chiến lược có thể sẽ đạt được giữa Mỹ và Trung Quốc?

28/10/2014 16:13
Bình Nguyên
(GDVN) - Một số chuyên gia Mỹ cho rằng Hoa Kỳ có thể đang từ bỏ những ưu thế có giá trị lớn hơn rất nhiều để đổi lại những lợi ích không xứng tầm.

Ngày 28/10/2014, tờ The diplomat có trụ sở tại Nhật Bản đã đăng tải một bài viết tổng hợp các ý kiến thảo luận được trích dẫn từ chương trình đối thoại chiến lược Mỹ - Trung Quốc do Đại học cao cấp hải quân phối hợp với Diễn đàn Thái Bình Dương, CSIS tổ chức từ 8 - 10 tháng 6/2014 ở Ihilani, Hawaii.

Các nội dung được trích đến nay mới được công bố, chúng chủ yếu là những ý kiến, phân tích đề xuất của cácchuyên gia gồm Nicholas Cosmas (một sỹ quan của quân đội Mỹ hoạt động ở nước ngoài) và Meicen Sun – học viên cao cấp đang hoàn thành luận án tiến sỹ tại Đại học Pennsylvania cũng như của John K. Warden học giả của Diễn đàn Thái Bình Dương, Trung tâm nghiên cứu chiến lược quốc tế/CSIS.

Lãnh đạo cao cấp nhất Trung Quốc - Mỹ
Lãnh đạo cao cấp nhất Trung Quốc - Mỹ

Nội dung cơ bản của bài phân tích chỉ rõ sự cần thiết để buộc hai nước Mỹ và Trung Quốc phải thành lập và cùng nhau ký kết một thỏa thuận trong đó sẽ thông báo cho nhau về các trường hợp phóng tên lửa tầm xa nhằm mục đích giảm thiểu sự phán đoán nhầm tai hại.

Trong tháng 7 vừa qua, trong lời kêu gọi nhắm đến Chủ tịch nước Trung Quốc là ông Tập Cận Bình, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama lại một lần nữa đề nghị rằng Bắc Kinh và Washington cần cải thiện mối quan hệ song phương thông qua các biện pháp hợp tác thực tế, giảm thiểu các khác biệt trên tinh thần xây dựng.

Đáp lại những thiện chí này là vô vàn những sự kiện khiến lời kêu gọi của Tổng thống Hoa Kỳ trở lên xa vời. Chỉ trong một thời gian ngắn liên tiếp diễn ra các sự kiện khiến quan hệ Mỹ - Trung Quốc ngày càng trở lên căng thẳng.

Những sự kiện có là quan điểm khác nhau giữa Bắc Kinh và Washington liên quan đến các tranh chấp, tuyên bố chủ quyền; Mỹ cáo buộc Trung Quốc tiến hành các hoạt động gián điệp công nghệ cao, va chạm trên không…

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, ở tầm xa chiến lược, giữa Mỹ và Trung Quốc vẫn còn có những cánh cửa lạc quan để xây dựng một mối quan hệ ổn định hơn trên quy mô ngắn và trung hạn.

Trong suốt quãng thời gian điều hành nước Mỹ của mình, chính quyền của Tổng thống Obama đã từng kêu gọi Trung Quốc tiến hành thảo luận chính thức giai đoạn I (Track-I), trong đó tập trung chủ yếu và các vấn đề liên quan đến quản lý vũ khí hạt nhân, năng lực chiến lược trong đó cụ thể là các vấn đề: tư thế hạt nhân, phòng thủ tên lửa, khả năng tấn công chiến lược, tầm xa…

Tuy nhiên, giới lãnh đạo của Trung Quốc bằng cách này hay cách khác đã từ chối đề nghị của Mỹ. Bắc Kinh cho rằng Trung Quốc là cường quốc yếu thế hơn Mỹ và nước này không thể tiến hành các cuộc thảo luận như Hoa Kỳ đề xuất bởi “như vậy là không tương xứng”.

Dẫu vậy, cả Trung Quốc và Mỹ đều thừa nhận rằng Washington và Bắc Kinh cùng có lợi ích chung trong việc phải cải thiện các giao tiếp chiến lược.

Trong tháng 4 năm 214, Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Chuck Hagel và người đồng cấp Trung Quốc là ông Thường Vạn Toàn đã cung nhau đề xuất một cơ chế cảnh báo quân sự đối với các hoạt động quân sự lớn giữa hai nước.

Đề xuất này được cho là tiền đề cho phép Mỹ và Trung Quốc tránh được các tình huống phán đoán, tính toán nhầm của quân đội hai nước, thông qua đó trực tiếp giảm được các leo thang có thể dẫn đến xung đột nghiêm trọng trong thời gian khủng hoảng.

Dưới bóng của “chiếc ô cảnh báo quân sự” rộng hơn, giữa Mỹ và Trung Quốc có lẽ cần thiết lập một thỏa thuận cảnh báo tên lửa tương hỗ để hai bên cùng có thông tin và nắm bắt được các hoạt động quân sự lớn của nhau, đặc biệt là hoạt động phóng tên lửa tầm xa.

Theo giới chuyên gia, một thỏa thuận như vậy được hình thành và thực thi có thể mang lại 2 mục đích. Đầu tiên, nó sẽ là tiền đề để Mỹ và Trung Quốc thiếp lập một cơ chế cảnh báo quấn sự quy mô lớn hơn. Thứ hai, có có thể được xem là công cụ thử nghiệm tính hiệu quả của các hiệp ước kiểm soát vũ trang phi chính thức.

Cả Hoa Kỳ và Trung Quốc đều đã có ít nhiều kinh nghiệm với việc phát động các hiệp ước cảnh báo quân sự kiểu như này. Trong quá khứ Mỹ và Liên Xô đã thống nhất được một thỏa thuận tương tự đó chính là “Hiệp ước kiểm soát biến cố” (AMA- Accident Measures Agreement), đây cũng là tiền đề, một phần quan trọng của “Các cuộc đàm phán giới hạn vũ khí chiến lược” (Strategic Arms Limitation Talks (SALT)) mà Mỹ và Liên Xô đã đặt bút ký cùng nhau năm 1971.

Tại Hội nghị thượng đỉnh Moscow năm 1988, Hoa Kỳ và Liên Xô đã tiếp tục tiến hành ký kết “Hiệp ước cảnh báo phóng tên lửa đạn đạo” đánh dấu lần đầu tiên có một bản văn kiện, hiệp ước quy định hai nước Liên Xô – Mỹ phải thông báo cho nhau về các vụ phóng tên lửa đạn đạo chiến lược.

Với Trung Quốc, năm 2009, Bắc Kinh và Moscow đã tiến hành đàm phán và thống nhất được với nhau về một hiệp ước tương tự. Đây cũng là lần đầu tiên Trung Quốc, một đất nước chuyên giấu kín các hoạt động quân sự của mình đồng ý chia sẻ thông tin về các vụ phóng tên lửa đạn đạo với nước ngoài.

Tính cho đến nay, giữa Mỹ và Trung Quốc chưa hề có bất cứ thỏa thuận nào, thậm chí cũng chưa hề có thiện chí cho thấy Trung Quốc và Mỹ sẽ có một bản hiệp ước tương tự như những gì Bắc Kinh đã làm với Moscow trong đó chia sẻ với nhau các thông tin cơ bản về khả năng chiến lược, cụ thể là phóng tên lửa đạn đạo tầm xa.

Theo nhận định của các chuyên gia Mỹ, để cải thiện các giao tiếp chiến lược cũng như xây dựng lòng tin, Hoa Kỳ và đối tác Trung Quốc cần phát triển một thỏa thuận như đã đề cập phía trên, trong đó sẽ hướng tới việc chia sê các thông tin cơ bản về tên lửa đạn đạo xuyên lục địa trên mặt đất và tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm và kể cả các khả năng và hoạt động phát động tấn công thông thường tầm xâ cũng như tên lửa đánh chặn đạn đạo…

Theo đề xuất, nếu hình thành hiệp ước, mỗi nước phải thông báo cho nhau về các kế hoạch phóng tên lửa trước 24 tiếng đồng hồ. Trong đó nêu rõ ngày giờ, địa điểm, khu vực ảnh hưởng dự tính của mỗi lần phóng, mỗi loại vũ khí.

Thực tế cho thấy các vụ phóng thử, phóng thật các hệ thống vũ khí chiến lược không diễn ra thường xuyên nên hiệp ước phải quy định rõ, kế hoạch chuẩn số lần phóng trong 1 năm để tiện quan sát, theo dõi, kiểm chứng.

Một thỏa thuận cảnh báo phóng tên lửa chiến lược như vậy nếu được hai nước ký kết sẽ tạo ra rất nhiều lợi ích mà cả hai nước đều cảm thấy hài lòng.

Tên lửa DF-25 của Trung Quốc
Tên lửa DF-25 của Trung Quốc

Đầu tiên, quan trọng nhất, khi được thông báo trước, các cuộc thử nghiệm sẽ không bị hiểu nhầm là đối phương phát động tấn công tập kích bất ngờ. Việc phản kích nhầm sẽ bị hạn chế ở mức tối đa, quan trọng hơn cả là nó là cảnh báo để ngăn chặn các kịch bản thảm họa ngay từ phút ban đầu.

Một cơ chế cảnh báo tiên tiến như vậy sẽ đảm bảo cho mỗi nước ký kết quyền biết trước, được biết trước và tiếp cận dễ dàng thông tin phóng của đối phương khi nước này hoặc nước khác trong hiệp ước thực hiện các vụ thử nghiệm hay thậm chí là nhằm vào bên thứ 3 không liên quan.

Thứ hai, thỏa thuận sẽ giảm thiểu sự hiểu nhầm về năng lực tấn công của mỗi chế độ. Thực tế mỗi bên sẽ nhận được thông tin có lợi trong đó chỉ rõ bán kính ảnh hưởng của các chương trỉnh thử nghiệm tên lửa đạn đạo, tên lửa siêu thanh và quá trình phát triển các tên lửa tầm xa kiểu mới. Các thông tin quý giá đó sẽ giúp các chiến lược gia và nhà hoạch định quân sự của mỗi nước tránh được các giả định, phán đoán trong trường hợp xấu nhất.

Thứ ba, thỏa thuận cảnh báo tên lửa đạn đạo sẽ góp phần cải thiện năng lực cảnh báo sớm của cả Mỹ lẫn Trung Quốc. Thông tin khi được cung cấp trước kết hợp với những phương tiện giám sát của mỗi bên sẽ nhanh chóng xác định được chủng loại tên lửa, khả năng công phá mà một trong hai nước thử nghiệm. Nó còn giúp mỗi bên phân biệt dược đâu là các tên lửa hạt nhân, đâu là các tên lửa thông thường.

Cuối cùng, hiệp ước cảnh báo tên lửa nếu được ký kết sẽ là nền tảng cho các thỏa thuận song phương nhằm xây dựng và vun đắt lòng tin giữa Mỹ và Trung Quốc, tăng cường tính minh bạch, là tiền đề cho các bước đi củng cố ổn định chiến lược trong tương lai.

Thực tế, lợi ích của hiệp ước thậm chí sẽ được cộng hưởng nếu Hoa Kỳ và Trung Quốc tiến tục đi sâu hơn – cụ thể là chuyển các thông tin về phóng tên lửa đạn đạo cho các nhà điều hành các hãng hàng không của hai nước để tránh các trường hợp tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra.

Mỹ và Nga đã đồng ý tiến hành các biện pháp tương tự như đề xuất trong hiệp ước START I và cả hai đồng ý sẽ tiến hành những nội dung trao đổi mới trong các hiệp ước START tiếp theo.

Cản trở

Tên lửa đạn đạo của Mỹ bắn thử
Tên lửa đạn đạo của Mỹ bắn thử

Khi bàn đến việc thiết lập và ký kết một hiệp ước chiến lược, tất nhiên, cũng không thể tránh được các cản trở trên thực tế. Trong trường hợp giữa Mỹ và Trung Quốc các yếu tố có thể cản trở hai bên xây dựng hiệp ước chung đó là:

Cả hai nước Mỹ và Trung Quốc đều có thể đang tồn tại những so đo liên quan đến lợi ích có thể không tương xứng. Mỹ đương nhiên là có nhiều tiền năng, mạnh hơn Trung Quốc. Công nghệ của Mỹ cũng dễ dàng phát hiện và dự đoán các cuộc thử nghiệm tên lửa đạn đạo của Bắc Kinh dù nó có diễn ra ở đâu trên khắp hành tinh này.

Chính vì yếu tố này mà một số chuyên gia Mỹ cho rằng Hoa Kỳ có thể đang từ bỏ những ưu thế có giá trị lớn hơn rất nhiều để đổi lại những lợi ích không xứng tầm.

Trong khi đó, về phần mình, giới phân tích quân sự của Trung Quốc cũng lại cho rằng trao đổi với Mỹ thì Mỹ có khẳ năng nhòm nhó, can thiệp mạnh hơn vào các dư liệu mà Bắc Kinh cung cấp.

Cơ hội để Mỹ và Trung Quốc giải tỏa, trình bày các nghi ngại này đó chính là việc cùng nhau bàn thảo, đưa ra các dự thảo quan trọng trước khi cùng nhau thống nhất ký kết. Điều này hoàn toàn có thể được tiến hành cũng giống như bất cứ cuộc đàm phán, thỏa thuận tay đôi đơn giản nào khác trên thế giới.

Một vấn đề có thể tạo ra cản trở thứ hai đó là sự an toàn, an ninh cho các thông tin chia sẻ giữa hai nước. Về phần mình Bắc Kinh lo ngại Nhật Bản có thể tận dụng quan hệ đồng minh với Mỹ để nhận được các thông tin TQ chia sẻ, đặc biệt trong bối cảnh Nhật Bản cũng đang từng bước mở rộng khả năng quân sự vốn từ lâu bị hạn chế, thu hẹp của mình.

Trong khi đó, Hoa Kỳ cũng có lý khi cho rằng Trung Quốc có thể chuyển thông tin mà Washington chia sẻ cho Bắc Triều Tiên vì Bắc Triều Tiên có quan hệ thân cận với Trung Quốc.

Mỹ cũng đã từng chỉ trích lập trường của Trung Quốc về các chương trình hạt nhân, phát triển tên lửa của Bình Nhưỡng và Hoa Kỳ có mối quan ngại thực sự khi các thông tin về tên lửa đạn đạo của mình có thể rơi vào tay Bắc Triền Tiên.

Về vấn đề này, để bước qua nó, cả Mỹ và Trung Quốc phải có khế ước ràng buộc, quy định rất chặt chẽ với nhau để đảm bảo thông tin mà họ chia sẻ không bị chuyển cho một bên thứ ba bất kỳ. Đây cũng có thể được xem là cản trở, chướng ngại vật lớn, khó giải nhất trước khi Trung – Mỹ có thể đạt được một hiệp ước chung.

Giới phân tich của Mỹ đề xuất rằng để hiện thực hóa thỏa thuận này, Mỹ và Trung Quốc sẽ phải tập hợp các chuyên gia quân sự, kỹ thuật và chính sách cùng nhau làm việc, bàn thảo trong khuôn khổ thảo luận giai đoạn 2 (Track-II).

Lợi thế là các chuyên gia Trung Quốc và Mỹ đều đã có kinh nghiệm làm việc với nhau trong cơ chế tương tự ở một số diễn đàn không chính thức.

Nếu tất cả đều thông hành, trong giai đoạn 2 này, các bên sẽ cùng nhau làm sáng tỏ những lợi ích cũng như cản trở, hạn chế mà cả hai cùng phải chấp nhận trước khi có thể phát động một hiệp ước chung.

Tóm lại, bài phân tích đăng trên báo Học giả ngoại giao của Nhật Bản cung cấp cho độc giả, giới chuyên gia và cơ quan nghiên cứu, đặc biệt là các chuyên gia chính trị, ngoại giao, quân sự và các nhà hoạch định chiến lược các thông tin tham khảo có giá trị, góp phần nhỏ vào quá trình công tác của mình.

Trong môi trường quan hệ đa quốc gia, các mối quan hệ, thỏa thuận chiến lược giữa các nước lớn với nhau luôn tạo ra những ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực tới một khu vực chính trị, một chế độ, một quốc gia nhất định, thậm chí nó còn liên quan đến an ninh chiến lược của những quốc gia nhỏ.

Tất cả các thỏa thuận của các nước lớn đều phán ánh rõ nét bản chất lợi ích – được gì và không được gì của mỗi cường quốc. Trong đó, đôi khi quyền lợi, vận mệnh, sự an toàn của các nước nhỏ đều được họ đặt ở phía dưới, thậm chí trên bàn đàm phán họ sẵn sàng đem quyền, lợi ích, vận mệnh của nước nhỏ để trao đổi với nhau.

Các bài học này đã từng xảy ra trong lịch sử, bởi vậy mỗi quốc gia, mỗi dân tộc cần hết sức thận trọng, tỉnh táo, có đối sách hợp lý trong từng trường hợp, môi trường cụ thể để đảm được quá trình xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước đặc biệt là trong bối cảnh tình hình quốc tế, khu vực đang có những diễn biến hết sức phức tạp, khó lường hiện nay.

Bình Nguyên