Trung Quốc thống nhất Cảnh sát biển gây ảnh hưởng an ninh biển khu vực

16/08/2013 13:39
Đông Bình
(GDVN) - Bài viết đi sâu phân tích về tác động của Lực lượng Cảnh sát biển Trung Quốc mới thành lập đối với an ninh trên biển trong khu vực.
Cảnh sát biển Trung Quốc đối đầu với Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản ở vùng biển đảo Senkaku
Cảnh sát biển Trung Quốc đối đầu với Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản ở vùng biển đảo Senkaku

Ngày 7 tháng 8, trang mạng tạp chí "Học giả Ngoại giao" Nhật Bản có bài viết nhan đề "Triển vọng và nguy hiểm của Lực lượng cảnh sát biển mới thành lập của Trung Quốc" của nhà nghiên cứu cấp cao Glaser và trợ lý nghiên cứu Brittany Billingsley, Trung tâm nghiên cứu các vấn đề quốc tế và chiến lược Mỹ.

Bài viết cho rằng, ngày 9 tháng 6, Quốc vụ viện Trung Quốc đã công bố phương châm chỉ đạo và chế độ, điều lệ mới. Những quy định mới này đã cung cấp chi tiết hơn về vấn đề tinh giản các "lực lượng chấp pháp" trên biển khổng lồ của Trung Quốc.

Những thực thể gọi là "chấp pháp trên biển" này gồm có: Cục hải dương quốc gia trực thuộc Bộ tài nguyên lãnh thổ, lực lượng công an-biên phòng-cảnh sát biển Trung Quốc trực thuộc Bộ Công an, Cục hàng hải Trung Quốc trực thuộc Bộ Giao thông, Trung tâm chỉ huy ngư chính Trung Quốc và Tổng cục Hải quan trực thuộc Bộ Nông nghiệp.

Cơ quan chỉ huy cảnh sát biển Trung Quốc sau khi thống nhất có thể tăng cường năng lực "chấp pháp hiệp đồng" ở nhiều vùng biển, và sẽ tăng cường hiệu lực thực hiện chính sách ở những vùng biển này. Nhưng, mức độ "tích hợp" này còn chưa hoàn thiện, đào tạo nhân viên, xây dựng biên đội, quyền quản lý và các vấn đề chi tiết khác còn đợi giải quyết.

Báo Nhật cho rằng, rất nhiều chuyên gia hiện đều đang theo dõi một vấn đề đó là, tất cả tàu thuyền của Cảnh sát biển Trung Quốc phải chăng đều sẽ được trang bị vũ khí. Tuy trên tàu tuần tra ở vùng biển đảo Senkaku hiện nay không nhìn thấy có vũ khí, nhưng cũng không thể loại trừ khả năng trong tương lai chúng được trang bị vũ khí.

Tàu cảnh sát biển Trung Quốc
Tàu cảnh sát biển Trung Quốc

Theo bài viết, số lượng tàu, máy bay và nhân viên của Cảnh sát biển Trung Quốc cũng tồn tại tính không xác định. Một bản báo cáo công bố năm 2010 của Học viện quân sự Hải quân Mỹ dự đoán, quy mô nhân viên của 5 cơ quan "chấp pháp trên biển" trên của Trung Quốc  khi đó khoảng 40.000 người.

Chỉ riêng lực lượng công an-biên phòng-cảnh sát biển Trung Quốc đã có khoảng 10.000 nhân viên, 480 tàu (nhưng những tàu này tuyệt đại đa số đều là tàu tuần tra bờ biển, thuyền máy cỡ nhỏ và tàu cỡ nhỏ).

Bài viết cho rằng, nếu Cục hải dương quốc gia TQ lựa chọn đưa những nhân viên và trang bị của các cơ quan khác vào phạm vi quản lý, thì Lực lượng cảnh sát biển Trung Quốc mới thành lập sẽ là một lực lượng tương đối mạnh, đặc biệt là so với lực lượng Cảnh sát biển của các nước khác trong khu vực, như Nhật Bản chỉ có 446 tàu, 73 máy bay và 12.808 nhân viên.

Nhưng, quy định của Quốc vụ viên mới công bố cho thấy, biên chế nhân viên của Cảnh sát biển Trung Quốc chỉ có 16.296 người. Việc giảm số lượng nhân viên sẽ hạn chế rõ rệt số lượng máy bay và tàu thực hiện các nhiệm vụ.

Điều này lại gợi mở một vấn đề: Trước đây, những cơ quan này phải chăng sẽ tiếp tục hoạt động. Quy định được công bố tháng 6 năm 2013 cho thấy, Cục cảnh sát biển Trung Quốc mới thành lập sẽ phụ trách triển khai hoạt động "chấp pháp" và "bảo vệ chủ quyền biển", các ủy ban sẽ phát huy chức năng hành chính nhiều hơn.

Còn những nhân viên của các cơ quan "chấp pháp" trên biển cũ như của Cục hàng hải Trung quốc và Trung tâm chỉ huy ngư chính Trung Quốc, rốt cuộc sẽ làm nhiệm vụ mới ở những cơ quan này hay đưa vào Cục cảnh sát biển Trung quốc hiện vẫn còn chưa rõ.

Bài viết cho rằng, việc sáp nhập này có nhiều vấn đề. Các nhà quan sát nước ngoài hy vọng, động thái này có thể làm giảm tình hình căng thẳng của khu vực này, bởi vì cơ quan chấp pháp trên biển của Trung Quốc sau khi thống nhất sẽ có hệ thống chỉ huy thống nhất, tức là nhận sự chỉ đạo nghiệp vụ của Bộ Công an. Một khi xuất hiện tình hình có thể làm leo thang, điều này có thể tăng khả năng dự kiến đối với các hoạt động bảo vệ bờ biển.

Tướng Không quân Mỹ là Carlisle nhấn mạnh chỉ ra, năng lực chỉ huy kiểm soát của các hành động an ninh trên biển của Trung Quốc hầu như đã không ngừng cải thiện.

Nhưng, việc sáp nhập lần này cũng có thể làm trầm trọng hơn căng thẳng. Cơ quan chấp pháp biển được phối hợp thống nhất cao có thể thúc đẩy tốt hơn những đòi hỏi chủ quyền lãnh  thổ của Trung Quốc, một khi xảy ra xung đột với các lực lượng bảo vệ bờ biển của các nước có liên quan, khả năng xuất hiện thương vong cho nhân viên sẽ tăng lên.

Còn những điều chỉnh trên của Cảnh sát biển Trung Quốc sẽ gây ra ảnh hưởng gì tới tình hình an ninh trên biển của khu vực này hiện còn phải quan sát.

Còn việc nó gây ra hiệu ứng gì đối với tình hình an ninh trên biển và lực lượng bảo vệ bờ biển của Trung Quốc và các nước khác trong khu vực này sẽ tương tác như thế nào trong tương lai, một phần tùy thuộc vào lực lượng cảnh sát biển Trung Quốc ứng phó thế nào với tình hình và nước khác có nhìn nhận gì đối với hành động đó.

* Đề nghị không sao chép lại dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của báo GDVN. Trích dẫn, đăng tải lại toàn bộ hoặc một phần thông tin từ bài viết này phải chịu trách nhiệm và ghi rõ "theo báo Giáo Dục Việt Nam" hoặc "theo Giaoduc.net.vn". Box thảo luận ở phía dưới là diễn đàn để độc giả gửi comment, đánh giá, nhìn nhận và chia sẻ ý kiến. Báo Giáo Dục Việt Nam luôn đón nhận các ý kiến khách quan, có tính chất xây dựng, tôn trọng pháp luật, thuần phong mỹ tục... của tất cả bạn đọc gửi về. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu để quá trình biên tập và đăng tải được thuận tiện. Chân thành cảm ơn độc giả! - Facebook


Đông Bình