Trung-Nhật sẽ không nổ ra xung đột quân sự toàn diện trong 20 năm tới?

07/05/2013 15:00
Đông Bình
(GDVN) - Báo cáo Mỹ nhận định như vậy và đưa ra kiến nghị để Mỹ, Nhật tái cân bằng sức mạnh trước sự trỗi dậy quân sự từ Trung Quốc.
Trung-Nhật đối đầu ở vùng biển đảo Senkaku
Trung-Nhật đối đầu ở vùng biển đảo Senkaku

Quỹ hòa bình quốc tế Carnegie Mỹ đã công bố báo cáo “Sức mạnh quân sự Trung Quốc năm 2013 và Liên minh Mỹ-Nhật: phân tích thuần về chiến lược”, đã xuất phát từ góc độ phân tích sức mạnh quân sự và chính sách chiến lược của Trung Quốc, Nhật Bản và Mỹ, đã nghiên cứu về những tác động ảnh hưởng lâu dài từ sự trỗi dậy quân sự của Trung Quốc đối với khu vực châu Á-Thái Bình Dương, và sách lược ứng phó của liên minh Mỹ-Nhật.

Theo báo cáo, trong 15-20 năm tới, do Trung Quốc, Mỹ và các nước châu Á khác phụ thuộc lẫn nhau rất cao về kinh tế, giữa Trung-Nhật, Trung-Mỹ sẽ không nổ ra xung đột quân sự toàn diện, cũng sẽ không dựa vào vũ lực ép được Mỹ rút khỏi khu vực châu Á-Thái Bình Dương giữa Trung-Mỹ sẽ không phát triển thành kẻ thù kiểu Chiến tranh Lạnh, vì vậy tình hình hiện nay của khu vực này vẫn sẽ được duy trì.

Nhưng, quyền lực của Mỹ sẽ từng bước bị Trung Quốc làm xói mòn bằng cách không ngừng tăng cường sức mạnh quân sự và tham vọng mở rộng "lợi ích" của Trung Quốc. Trung Quốc có thể tạo ra thách thức đối với ưu thế quân sự của Mỹ ở các vùng biển xung quanh, trong đó có Nhật Bản và Đài Loan.

Biên đội tàu chiến Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản
Biên đội tàu chiến Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản
Biên đội tàu chiến Hạm đội Đông Hải, Hải quân Trung Quốc
Biên đội tàu chiến Hạm đội Đông Hải, Hải quân Trung Quốc

Báo cáo cho rằng, hiện nay sự phát triển kinh tế và quân sự của ba nước Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ cho thấy, về lâu dài, chiến lược và chính sách hiện hành có lẽ không thể bảo đảm môi trường an ninh ổn định có lợi cho Mỹ, Nhật.

Báo cáo kiến nghị đối với Mỹ, Nhật Bản: (1) Tăng cường hiện diện tuyến đầu, thông qua các ý tưởng và thủ đoạn quân sự như “tác chiến hợp nhất trên không-trên biển” (không, hải quân), “kiểm soát biển gần”, duy trì khả năng răn đe và ưu thế ở khu vực; (2) Thực hiện chiến lược tấn công và phòng thủ có điều kiện, tránh tiến hành tấn công trước, tấn công chiều sâu và bao vây phong tỏa đối với Trung Quốc, đồng thời nhấn mạnh khả năng răn đe và lòng tin chiến lược.

(3) Kiềm chế mang tính phòng thủ, dựa nhiều hơn vào lực lượng tuyến sau và lực lượng bí mật, xây dựng quan hệ hợp tác và cân bằng hơn với Trung Quốc ở khu vực Tây Thái Bình Dương.

Tàu sân bay Liêu Ninh, Hải quân Trung Quốc
Tàu sân bay Liêu Ninh, Hải quân Trung Quốc
Tàu sân bay USS George Washington của Hạm đội 7, Hải quân Mỹ
Tàu sân bay USS George Washington của Hạm đội 7, Hải quân Mỹ
Đông Bình