Tư lệnh Mỹ ngồi máy bay P-8A tuần tra Biển Đông, Philippines hoan nghênh

20/07/2015 07:16
Đông Bình (Tổng hợp)
(GDVN) - Tân Tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ đã ngồi trên máy bay tuần tra săn ngầm P-8A cả 7 tiếng đồng hồ tuần tra Biển Đông, ông cam kết bảo vệ an ninh Biển Đông.
Ngày 18 tháng 7 năm 2015, Tân Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ, Scott Swift ngồi máy bay tuần tra săn ngầm P-8A Poseidon tiến hành tuần tra Biển Đông
Ngày 18 tháng 7 năm 2015, Tân Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ, Scott Swift ngồi máy bay tuần tra săn ngầm P-8A Poseidon tiến hành tuần tra Biển Đông

Mạng BBC tiếng Trung và tờ "Phượng Hoàng" Hồng Kông ngày 19 tháng 7 đưa tin, trong thời gian thăm Philippines, ngày 18 tháng 7, Tân Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Quân đội Mỹ Scott Swift đã ngồi trên máy bay trinh sát săn ngầm P-8A Poseidon của Quân đội Mỹ tuần tra trên vùng trời Biển Đông.

Trải qua thời gian 7 tiếng đồng hồ, ông đã tìm hiểu tính năng của loại máy bay trinh sát này và công tác tuần tra của Quân đội Mỹ trên Biển Đông. Hành động này có thể gây bất mãn cho Trung Quốc.

Bài báo không tiết lộ tuyến đường hành trình chi tiết. Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ cho biết, Đô đốc Scott Swift cảm thấy hài lòng đối với các biểu hiện của máy bay trinh sát Poseidon. Thượng úy Charles Brown tháp tùng ông Scott Swift đã xác nhận điều này. 

Quân đội Mỹ có kế hoạch mua sắm nhiều máy bay trinh sát Poseidon hơn, thay thế máy bay trinh sát săn ngầm P-3 Orion kiểu cũ. Máy bay trinh sát Poseidon có thể thực hiện nhiều loại nhiệm vụ, trong đó có nhiệm vụ săn ngầm và tuần tra trinh sát.

Từ trên máy bay tuần tra săn ngầm P-8A Poseidon Hải quân Mỹ nhìn thấy công trình xây dựng bất hợp pháp của Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Từ trên máy bay tuần tra săn ngầm P-8A Poseidon Hải quân Mỹ nhìn thấy công trình xây dựng bất hợp pháp của Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Trước khi thực hiện chuyến bay này, Đô đốc Scott Swift vừa thăm Philippines, gặp gỡ các quan chức quân sự cấp cao Philippines. Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Gazmin bày tỏ hoan nghênh đối với hành động này của ông Scott Swift, cho rằng, điều này đã thể hiện cam kết giúp đồng minh của Mỹ trong ứng phó "tranh chấp chủ quyền" với Trung Quốc. Ông nói: "Về quân sự, chúng tôi hoàn toàn không thể đối phó với Trung Quốc".

Ngoài ra, được biết, ông Scott Swift cũng đã gặp gỡ Tổng tham mưu trưởng Quân đội Philippines, Hernando Iriberri. Hai bên đã thảo luận về tình hình Biển Đông, trong đó có việc Trung Quốc lấn biển xây đảo (bất hợp pháp) ở quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam).

Đô đốc Scott Swift đã bày tỏ "vô cùng quan ngại" đối với quy mô xây đảo và công sự (bất hợp pháp) do Trung Quốc tiến hành, cho rằng, cần thiết phải theo dõi chặt chẽ sự phát triển của tình hình. 

Ngày 18 tháng 7 năm 2015, Tân Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ, Scott Swift ngồi máy bay tuần tra săn ngầm P-8A Poseidon tiến hành tuần tra Biển Đông
Ngày 18 tháng 7 năm 2015, Tân Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ, Scott Swift ngồi máy bay tuần tra săn ngầm P-8A Poseidon tiến hành tuần tra Biển Đông

Đánh giá về sự kiện này, trang mạng "Đại kỷ nguyên" tiếng Trung cho rằng, hành động của Đô đốc Scott Swift có khả năng kích động Trung Quốc.

Sau khi thăm Manila và lên máy bay P-8A Poseidon tuần tra Biển Đông, Tư lệnh Scott Swift đến Hàn Quốc vào cuối tuần, sau đó sẽ thăm Nhật Bản, rồi về Hawaii - trụ sở Hạm đội Thái Bình Dương. 

Tư lệnh Scott Swift vừa cam kết với Liên bang Mỹ, Quân đội Mỹ đã làm tốt chuẩn bị ứng phó khi Biển Đông có thể xảy ra tình trạng khẩn cấp.

Ngày 17 tháng 7, Đô đốc Scott Swift cam kết với các nước đồng minh, trang bị Quân đội Mỹ hoàn hảo, sẵn sàng ứng phó với bất cứ tình trạng khẩn cấp nào ở Biển Đông vào bất cứ lúc nào. Tranh chấp lãnh thổ liên miên ở Biển Đông (do Trung Quốc gây ra) đã làm trầm trọng thêm tình hình bất ổn của khu vực này.

Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Quân đội Mỹ vừa nhậm chức vào tháng 5 năm nay, Đô đốc Scott Swift cho biết, Hải quân Mỹ có thể sẽ triển khai nhiều lực lượng hơn ở khu vực này. Hiện nay, ở đây có 4 tàu tuần duyên.

Ông còn tiết lộ, ông "rất quan tâm" tới việc mở rộng diễn tập quân sự thường niên độc lập giữa Hải quân Mỹ với vài đồng minh thành diễn tập quân sự liên hợp đa quốc gia, có thể sẽ bao gồm Nhật Bản.

Máy bay tuần tra săn ngầm P-8A Poseidon Hải quân Mỹ
Máy bay tuần tra săn ngầm P-8A Poseidon Hải quân Mỹ

Nhật Bản tham gia tuần tra

Sĩ quan chỉ huy cao nhất Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản Katsutoshi Kawano vừa cho biết, trong thời điểm Trung Quốc áp đặt thái độ ngày càng “cứng rắn” (hung hăng hăm dọa) ở Biển Đông, trong tương lai, Nhật Bản có thể tiến hành hoạt động tuần tra, giám sát ở khu vực này.

Tại Washington Mỹ, tướng Katsutoshi Kawano cho biết, Nhật-Mỹ từng bàn bạc về việc Nhật Bản đến Biển Đông tuần tra, trong đó có hoạt động săn ngầm.

Dư luận quốc tế lo ngại, tranh chấp lãnh thổ (do Trung Quốc gây ra) kéo dài trong nhiều năm qua ở Biển Đông có thể sẽ tiếp tục gây ra xung đột vũ trang quy mô lớn ở châu Á.

Năm ngoái, Trung Quốc bắt đầu lấn biển xây đảo (bất hợp pháp) quy mô lớn ở ít nhất 7 đá ngầm thuộc quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam), tiếp tục làm leo thang tình hình căng thẳng.

Đô đốc Scott Swift nhấn mạnh, Mỹ sẽ không thiên vị bất kỳ bên nào, nhưng sẽ áp dụng hành động để bảo đảm tự do hàng hải của “vùng biển tranh chấp” hoặc khu vực khác.

Trung Quốc tiến hành quân sự hóa Biển Đông, đe dọa nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, đe dọa nghiêm trọng hòa bình, an ninh và ổn định khu vực.
Trung Quốc tiến hành quân sự hóa Biển Đông, đe dọa nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, đe dọa nghiêm trọng hòa bình, an ninh và ổn định khu vực.

Ông lấy ví dụ, năm 2013, sau khi Philippines bị bão tấn công, Quân đội Mỹ đã phát động hành động cứu viện quy mô lớn, phản ánh cam kết của Mỹ đối với đồng minh khi gặp khó khăn, hoạn nạn.

Mặc dù còn chưa rõ Trung Quốc sẽ sử dụng (bất hợp pháp) các đảo nhân tạo như thế nào, song Tư lệnh Scott Swift tuyên bố, quyền sở hữu vùng biển liên quan rõ ràng vẫn có "tranh chấp", đồng thời cho biết, điều này sẽ không cản trở hành động quân sự ở "khu vực tranh chấp".

Đông Bình (Tổng hợp)