Vụ lấp sông Đồng Nai, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên-Môi trường (TN-MT) Nguyễn Thái Lai phát biểu: “Bộ TN-MT không nhận được văn bản báo cáo nào về dự án lấp sông xây khu đô thị Pegasus Residence ở Đồng Nai.
Chúng tôi mới biết thông tin qua kênh báo chí và thấy nhiều nhà khoa học đã khẳng định dự án này ảnh hưởng rất lớn đến tài nguyên nước ở lưu vực sông Đồng Nai.
Do vậy, Bộ đã chỉ đạo Sở TN-MT Đồng Nai cung cấp thông tin về dự án này. Đồng thời, cử đoàn công tác đến khảo sát thực địa, thu thập các tài liệu, số liệu để thẩm tra lại việc tính toán tác động môi trường (ĐTM), tác động dòng chảy do Viện Khoa học thủy lợi miền Nam thực hiện”. [1]
Vụ Cơ trưởng, tiếp viên Vietnam Airlines bị bắt tại sân bay ở Hàn Quốc vì giấu 6 thỏi vàng dưới đế giày khi đi qua hệ thống máy dò kim loại của sân bay, Cục Hàng không Việt Nam ra thông báo: “Ngày hôm qua (14/4/2015), một số báo của Hàn Quốc đã đưa tin vụ việc hai nhân viên phi hành đoàn của một hãng hàng không Việt Nam (một cơ trưởng và một tiếp viên) đã bị Cục thuế quan của sân bay giao nộp cho cảnh sát Hàn Quốc vào ngày 13/04/2015”. [2]
Quốc gia đội sổ và… báo cáo Thủ tướng
(GDVN) - Đất nước chỉ có một Thủ tướng nhưng có 63 tỉnh thành phố trực thuộc trung ương, 22 cơ quan cấp bộ, liệu rồi đây còn bao nhiêu vụ việc sẽ lại đến tay Thủ tướng?
Đầu năm 2011, 16 con nhím cấp cho dân nuôi chạy “nhầm” vào chuồng cán bộ xã, mấy năm sau báo chí mới “chịu” đưa ra công luận.
Trả lời về chuyện này, ông Huỳnh Tấn Đức, Giám đốc Sở Nông nghiệp phát triển nông thôn Quảng Nam cho biết: “Đang tiến hành kiểm tra rà soát lại toàn bộ các chương trình đã triển khai để đánh giá kết quả.
Nếu phát hiện sai phạm như vừa qua, chúng tôi sẽ tham mưu cho tỉnh kiên quyết xử lý”. [3]
Trước đó là mì tôm cho người khuyết tật, là đá xây dựng Trường Sa, tiếp theo là nhím, sau nhím là gà, sau gà là dê, bây giờ là lấp sông, là chuyển lậu vàng,…, sau vàng là cái gì thì chưa biết vì chưa thấy báo chí thông tin cho cơ quan có trách nhiệm.
Điểm qua các sự kiện để thấy, báo chí đã có “lỗi” rất lớn là không thông tin kịp thời để các cơ quan quản lý biết, đây là một “lỗi” nặng. Chẳng hạn, “vụ gà” để mấy năm mới chịu phát giác, mấy bác nông dân lạ gì vòng đời của loài gà nuôi chỉ chưa đầy một năm, khi thông tin đến với chính quyền thì hơn nghìn con gà đó đã “lên mâm” từ đời tám hoánh nào rồi.
Đối chiếu với nhiệm vụ, chức năng, vai trò của truyền thông trong việc thông tin tuyên truyền thì việc “ém” thông tin, chậm đưa tin cho các đơn vị chủ quản cần phải được nghiêm túc rút kinh nghiệm!
Nhưng vì sao lại quy lỗi cho báo chí? Tại báo chí không nhanh nhạy nên cơ quan quản lý mới không biết sớm, mới không đưa ra được quyết sách hợp tình hợp lý, mới khiến hàng nghìn khối đất đá bị đổ xuống sông, hàng trăm cây cổ thụ bị đánh trụi cả gốc, lại còn khiến dê, gà, nhím đi lạc vào nhà cán bộ, “lỗi” như thế là quá rõ rồi còn gì!
Có điều người dân rất là thắc mắc, cả núi đất đá đổ xuống lòng sông bây giờ xử lý ra sao? Lấy tiền thuế của dân để vét lên hay tiền túi của người làm sai bù vào?
Dẫu sao đất đá cũng là vô tri vô giác, moi lên hay để đấy nhờ nước sông cuốn đi cũng chưa làm ai chết, cũng chưa cần vội.
Điều đáng nói là công dân Việt Nam bị bắt, bị giam tại nước ngoài, dù phạm tội thì vẫn là người Việt mình, sao bị bắt giam cả tháng mà “Theo báo cáo của Vietnam Airlines, nhà chức trách Hàn Quốc vẫn chưa có thông tin chính thức cho phía Việt Nam”.
6kg vàng chuyển trái phép ra khỏi sân bay Nội Bài: Ai chịu trách nhiệm?
(GDVN) - Theo ông Trần Hoài Phương – Giám đốc Cảng vụ Hàng không miền Bắc, việc kiểm tra người đi qua cổng từ là trách nhiệm của lực lượng an ninh hàng không.
Các quốc gia có quan hệ ngoại giao với nhau, việc giam giữ công dân nước này mà không hề thông báo cho nước kia là một sự vi phạm luật pháp quốc tế.
“Nhà chức trách Hàn Quốc vẫn chưa có thông tin chính thức” cho ai, cho Vietnam Airlines hay cho Sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc?
Nếu quả thật phía Hàn Quốc không thông báo cho cả Sứ quán Việt Nam và Vietnam Airlines thì đây là hành động khó có thể được chấp nhận.
Thứ nhất, nếu các bị can bị cách ly khiến nhà chức trách Việt Nam không biết thì đây là hành động vi phạm nhân quyền vì nghi can có quyền mời luật sư bảo vệ quyền lợi ngay khi bị bắt.
Thứ hai, việc giam giữ công dân nước ngoài hơn một tháng mà không thông báo cho nước chủ quản đã vi phạm những chuẩn mực ngoại giao tối thiểu.
Các cơ quan chức năng của Việt Nam cần phải có các kháng nghị kiên quyết nếu quả thật phía Hàn Quốc không thông báo việc bắt người.
Thứ ba, nếu phía Hàn Quốc đã có thông báo mà Cục Hàng không Việt Nam không biết thì cần xem lại cách thức làm việc của các cơ quan liên quan về phía Việt Nam, không thể đổ lỗi cho nước bạn “chưa có thông tin chính thức cho phía Việt Nam”. Điều này có thể dẫn tới những hệ lụy trong ngoại giao giữa hai nước.
Ngày 13/4/2015, trang điện tử của Biên phòng Ukraine cho biết, một công dân Việt Nam đã bị tạm giữ tại sân bay Borispol (Ukraine), do phát hiện người này mang theo một chiếc đồng hồ có tỉ lệ phóng xạ cao hơn mức cho phép trong hành lý.
Trong cuộc họp báo chiều 16/4/2015, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình đã xác nhận thông tin này và cho biết “Đại sứ quán Việt Nam tại Ukraine đang phối hợp với các cơ quan chức năng của Ukraine xác minh rõ vụ việc và giải quyết vấn đề". [4]
Dựa vào chuyện đã nêu ở Ukraine, có thể thấy chuyện cơ quan ngoại giao Việt Nam tại Hàn Quốc không biết công dân Việt Nam bị bắt giữ là điều khó xảy ra, và nếu quả thật như vậy thì Vietnam Airlines hay Cục Hàng không đang cố tình thông tin sai sự thật?
Trong các trường hợp đã nêu, điểm chung là một số cơ quan chịu trách nhiệm xử lý, và đương nhiên là cả lãnh đạo các cơ quan này đều “mới biết” thông tin do báo chí đăng tải.
Thử hỏi, nếu không có thông tin từ báo chí thì sự việc sẽ diễn biến như thế nào? Uy tín quốc gia và quyền lợi hợp pháp của công dân sẽ do ai, cơ quan nào chịu trách nhiệm?
GS.Nguyễn Minh Thuyết: "Ở ta, người không được việc vẫn ngồi hết khóa"
(GDVN) - Trong tình hình kinh tế khó khăn, nợ công cao, nợ xấu lớn, nhiều doanh nghiệp nhà nước thua lỗ, thì kết quả bỏ phiếu cho thấy đại biểu Quốc hội thật dễ tính.
Việc nhiều người có trách nhiệm “ngạc nhiên” trước thông tin báo chí đăng tải phải chăng là một căn bệnh trầm kha mà dư luận gọi là “công chức cắp ô”, hay còn có cái gì đó kiểu như “lợi ích nhóm” khiến người ta phải cố tình vờ như không biết?
Cùng đọc mục cuối cùng trong thông báo của Cục Hàng không Việt nam: “ 3. Công tác tổ chức, triển khai xử lý của các cơ quan chức năng: Theo báo cáo của Vietnam Airlines, nhà chức trách Hàn Quốc vẫn chưa có thông tin chính thức cho phía Việt Nam.
Hiện nay, Cục Hàng không Việt Nam đang tiếp tục phối hợp với Vietnam Airlines theo dõi chặt chẽ tình hình diễn biến liên quan đến sự việc nêu trên và sẽ tiếp tục thông báo tới các cơ quan thông tin, báo chí trong các thông cáo báo chí tiếp theo”.
Không hề có một lời nào về việc vì sao 6 kg vàng lọt qua được kiểm tra tại sân bay trong nước, Cục Hàng không chỉ phối hợp với doanh nghiệp “theo dõi chặt chẽ tình hình” chứ không có động thái gì khác?
Biếm họa phê phán thói ỡm ờ, mũ ni che tai vờ như không thấy của một bộ phận quan chức, việc giả vờ này giúp họ né tránh trách nhiệm. Tranh biếm họa của Họa sĩ Hoàng Dzự |
Có lẽ theo Cục này vận chuyển trái phép 6 kg vàng ra khỏi biên giới quốc gia chưa đáng đến mức phải mở chuyên án điều tra, chưa đến mức phải đề nghị bên Công an vào cuộc điều tra, khởi tố bị can?
Hay là họ đang vận dụng binh pháp “việc lớn biến thành nhỏ, việc nhỏ thành ra không” để bao che cho doanh nghiệp “người nhà”?
Thông tin báo chí đề cập luôn có tác dụng trong cuộc chiến chống tham nhũng, nói cách khác thiếu tiếng nói của truyền thông, cuộc chiến chống giặc nội xâm này không thể thành công.
Mặt khác, dù muộn cũng cần phải đặt câu hỏi “tại sao nhiều cơ quan chỉ biết thông tin qua báo chí mà không có nguồn cung cấp thông tin chính thống nào khác”?
(GDVN) - “Thói công quyền” không phải là thói xấu của người Việt, nó thuộc về “một bộ phận không nhỏ” có thể vạch mặt, chỉ tên, nhưng quan trọng là ai làm?
Những người ngồi chờ báo chí để rồi “ngạc nhiên,…, mới biết…” có phải là đang ngồi nhầm ghế? Nếu họ không ngồi nhầm ghế thì có nên đánh giá xem những căn phòng lạnh đặt vô số ghế ấy có thực sự cần thiết với đời sống người dân?
Gần đây nhiều vị lãnh đạo, cả đương chức lẫn nghỉ hưu hay nhắc đến câu “hãy nói ít thôi, làm nhiều lên”.
Báo Tổ Quốc ngày 11/12/3013 đã phải viết: “Chưa bao giờ những lời hứa hẹn, tuyên bố, nhận trách nhiệm nhiều như giai đoạn này.
Những lời tuyên bố tràn ngập trên mặt báo, trong các cuộc họp từ cấp Bộ trưởng các ngành, tới từng địa phương…Trong khi đó, những câu chuyện về nạn tham nhũng thì sau nhiều năm tấn công, dù các cơ quan đã chỉ ra "có một bộ phận không nhỏ" nhưng vẫn không tìm được nhiều bộ - phận - không - nhỏ”. [5]
Có lẽ cũng nên có ý kiến khác một chút so với Báo Tổ quốc, ấy là nếu mà những “hứa hẹn, tuyên bố” của người ta mà góp phần chỉ ra sự thật, chỉ mặt vạch tên được tham nhũng thì xin cứ mạnh dạn nói. Nói càng hiều càng tốt chứ đừng “nói ít quá” như Cục hàng không nước nhà.
Cũng xin nói thêm là người dân không phải là “không tìm được nhiều bộ phận không nhỏ”, chẳng qua tìm thấy rồi lại chẳng biết làm gì nên “hơi chán”, không tin xin cứ đọc lại bài này sẽ rõ.
Tài liệu tham khảo:
[1]http://www.thanhnien.com.vn/kinh-te/bao-cao-thu-tuong-vu-lap-song-dong-nai-545699.html
[2] http://www.caa.mt.gov.vn/Default.aspx?tabid=0&catid=419.435&articleid=10892
[3]http://www.nguoiduatin.vn/vu-nhim-di-lac-vao-nha-can-bo-quan-xa-mat-chuc-chu-tich-a181592.html
[4] http://vov.vn/chinh-tri/viet-nam-dang-xac-minh-vu-cong-dan-viet-nam-bi-tam-giu-o-ukraine-395385.vov
[5]http://toquoc.vn/sites/vi-vn/details/26/goc-nhin/120783/noi-it-thoi-xin-hay-lam-di.aspx